Về mặt tổ chức thực hiện

Một phần của tài liệu THỰC TRẠNG ÁP DỤNG VỀ TIỀN LƯƠNG TRONG CÁC DOANH NGHIỆP TẠI TỈNH THỪA THIÊN HUẾ VÀ MỘT SỐ GIẢI PHÁP GÓP PHẦN HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT VỀ TIỀN LƯƠNG (Trang 26 - 33)

* Thứ nhất, nâng cao trách nhiệm của các cơ quan hữu quan trong việc xây dựng, hoàn thiện và thực thi pháp luật tiền lương.

Tiền lương có mối quan hệ chặt chẽ với tất cả đời sống kinh tế - xã hội. Nó vừa mang tính chất của một hoạt động kinh tế, vừa là một chính sách xã hội, nó liên quan đến tất cả các khoa học như dân số học, kinh tế học, luật học....Bởi vậy, xây dựng và thực thi pháp luật tiền lương không thể đơn phương mỗi cơ quan mà phải dựa trên cơ sở gắn kết mối quan hệ tất cả các cơ quan liên quan từ trực tiếp đến gián tiếp.

Ở trung ương, Bộ lao động thương binh và xã hội chủ động tham gia với Chính phủ về lộ trình cải cách chính sách tiền lương; chủ động tham gia với các bộ ngành ở trung ương và Chính phủ nghiên cứu, điều tra, khảo sát và xử lý số liệu về các chỉ tiêu phát triển kinh tế, mức sống của người dân, chỉ số tiêu dùng,

chỉ số lạm phát và thực tiển áp dụng pháp luật tiền lương trong các cơ quan, doanh nghiệp. Từ đó, quy định của pháp luật về tiền lương cho hợp lý, ban hành các chính sách bảo đảm phù hợp với sự thay đổi của điều kiện kinh tế, xã hội trong từng thời kỳ, giai đoạn cụ thể. Mổi cơ quan cần phát huy hết chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của mình trong hoạt động. Tổng liên đoàn lao động Việt Nam cần thực hiện tốt chức năng giám sát của mình ở tầm vĩ mô đối với việc thực thi pháp luật lao động nói chung và pháp luật tiền lương nói riêng, đồng thời trên cơ sở kết quả hoạt động của các cơ quan trực thuộc cấp dưới, tiến hành ban hành, nghiên cứu các quy định chính sách bảo vệ người lao động. Tổng liên đoàn lao động Việt Nam chỉ đạo cấp dưới thực hiện công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật tiền lương cho người lao động và quá trình thực thi trên thực tế. Ngoài ra, các cơ quan đó cần thường xuyên tham khảo các chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng và nhà nước đề ra, từ đó thực hiện tốt các chính sách đó.

Ở địa phương, Sở lao động thương binh và xã hội, Liên đoàn lao động tỉnh, Công đòan cơ sở và các cơ quan ban ngành có liên quan cần phối hợp chặt chẽ với nhau trên cơ sở chỉ đạo của cấp trên trực tiếp, kết hợp với tình hình thực tế ở địa phương thực hiện tốt pháp luật lao động nói chung và pháp luật tiền lương nói riêng, Liên đoàn lao động tỉnh ban hành hệ thống các chính sách cơ bản về tiền lương, ban hành các cẩm nang kiến thức pháp luật về tiền lương cho người lao động... Về phía doanh nghiệp, xây dựng phát triển nguồn nhân lực nhằm đảm bảo đáp ứng yêu cầu của sản xuất, nâng cao khar năng cạnh tranh và ổn định đội ngũ lao động gắn bó với doanh nghiệp, tổ chức tuyên truyền pháp luật lao động trong đó có tiền lương cho người lao động; công khai, minh bạch chính sách, chế dộ tiền lương trong doanh nghiệp.

* Thứ hai, nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ làm công tác tiền lương.

Từ khi nhà nước ta chuyển sang nền kinh tế thị trường kéo theo cơ chế tiền lương cho người lao động cũng thay đổi theo. Với sự thay đổi của cơ chế tiền lương ngày càng phức tạp, cần phải có một đội ngũ cán bộ làm công tác về tiền lương nhiều về số lượng và giàu về chất lượng. Thực tế hiện nay, cán bộ được đào tạo chuyên sâu về chuyên môn nghiệp vụ về pháp luật tiền lương chưa nhiều, ở nước ta chưa có một trường, ngành nghề nào đào tạo đội ngủ làm công

tác tiền lương trong khi đó chuyên môn nghiệp vụ về công tác tiền lương hết sức phức tạp, đòi hỏi mọi các bộ, nhân viên làm công tác tiền lương phải nắm chắc quy trình, kỷ thuật pháp luật về tiền lương. Trước sự lớn mạnh về nền kinh tế, tiền lương được coi đầu vào của chi phí sản xuất của doanh nghiệp, và sự cạnh tranh gay gắt giữa các doanh nghiệp, yêu cầu bức thiết nhất cần quan tâm, đầu tư thỏa đáng là đào tạo, nâng cao trình độ của đội ngủ cán bộ, nhân viên làm công tác tiền lương để đáp ứng được nhu cầu đang cần thiết.

Ngoài ra, cần chú ý đến việc đào tạo cả cán bộ, nhân viên làm công tác tiền lương tại các doanh nghiệp có sử dụng lao động để đảm bảo cho những chính sách của tiền lương đúng pháp luật, đảm bảo được quyền lợi cho người lao động. Nhưng điều quan trọng hơn cả là thực hiện tốt công tác cán bộ làm công tác tiền lương từ khâu tuyển dụng, sử dụng, đào tạo và đải ngộ.... để động viên đội ngủ cán bộ, nhân viên làm công tác tiền lương. Đối với mổi bản thân cán bộ, nhân viên cần tích cực chủ động và thường xuyên trau dồi kiến thức về chuyên môn nghiệp ( tiên lương) cũng như kiến thức xã hội..., từ đó hiểu rỏ hơn về công việc của bản thân, thực hiện đúng và đầy đủ nghĩa vụ của mình, tích cực hoạt động, phát hiện vi phạm và báo cáo cho cơ quan có thẩm quyền kịp thời giải quyêt.

* Thứ ba, tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra về thực hiện chế độ tiền lương, giải quyết nhanh chống đơn thư khiếu nại, tố cáo của người lao động, khen thưởng cho các tổ chức cá nhân có thanh tích và xử lý nghiêm minh trong những trường hợp vi phạm.

Để một chính sách được thực thi đúng và tuân thủ đúng những điều mà pháp luật quy định, một việc làm không thể thiếu đó là công tác thanh tra, kiểm tra. Để xác định hiện trạng áp dụng pháp luật tiền lương, chúng ta cần phải rà soát những đối tượng thực hiện về tiền lương, phải nhanh chống và xử lý kịp thời những hành vi vi phạm. Vậy, các cơ quan có thẩm quyền phải hướng dẫn, tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra việc thực hiện pháp luật lao động, trong đó kiểm tra tình hình thực hiện chi trả tiền lương và thu nhập lao động. Kiểm tra việc thực hiện chính sách lao động trong các doanh nghiệp theo dõi việc thực hiện đơn giá tiền lương, kế hoạch lợi nhuận của các doanh nghiệp được giao, quỷ lương giám đốc để đánh giá việc thực hiện các quy định về chính sách tiền

lương trong các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế. Thường xuên theo dõi và kịp thời phối hợp và giải quyết đình công tranh chấp lao động khi xảy ra, hướng dẫn các doanh nghiệp việc xây dựng thang lương, bảng lương và quy chế trả lương dể bảo vệ quyền lợi và lợi ich hợp pháp cho người lao động.

Cần quy định rõ thẫm quyền của các cơ quan về thanh tra lao động tiền lương, tách bạch vai trò, chức năng và quyền hạn của các cơ quan nhằm thực hiện có hiệu quả hơn nữa công tác này. Thành lập Ban thanh tra về việc thực thi pháp luật tiền lương, tập huấn nghiệp vụ cho các thành viên và tiến hành thanh tra, kiểm tra trên diện rộng. Hướng dẫn cho người lao động hiểu rõ quy định của pháp luật về tiền lương. Bên cạnh đó, để nâng cao hiệu quả thực thi pháp luật tiền lương cần xây dựng chế độ khen thưởng và kỷ luật hợp lý.

* Thứ tư, nâng cao vai trò của Công đoàn trong việc thực thi chính sách tiền lương.

Để cho việc thực thi chính sách tiền lương đúng pháp luật, đúng với chủ trương của Đảng và nhà nước, việc cần thiết là công đoàn các cấp nói chung và công đoàn trong các doanh nghiệp nói riêng cần chủ động, tích cực tham gia, kết hợp với các cơ quan hữu quan tiến hành rà soát, kiểm tra, tham gia vào các hoạt động như hướng dẫn xây dựng thang lương, bảng lương, cơ chế tiền lương ...Vì vậy, phải xây dựng công đoàn vững mạnh góp phần vào việc bảo vệ quyền lợi chính đáng của người lao động.

Công đoàn phải thường xuyên tuyên truyền pháp luật, giáo dục kiến thức pháp luật tiền lương cho người lao động, bên cạnh đó công đoàn các cấp và công đoàn trong các doanh nghiệp chăm lo bảo vệ quyền lợi và lợi ích hợp pháp cho người lao động trong ký kết hợp đồng lao động và thỏa ước lao động tập thể, tổ chức hội thi tìm hiểu pháp luật về tiền lương, thường xuyên tổ chức tuyên truyền, giới thiệu, tập huấn văn bản pháp luật về tiền lương cho người lao động. Đẩy mạnh đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, kĩ năng hoạt động cho cán bộ đoàn, xây dựng đội ngủ cán bộ công đoàn có năng lực, trình độ có phẩm chất chính trị và bản lĩnh vững vàng, nhiệt tình với hoạt động công đoàn, nhằm nâng cao chát lượng hiệu quả hoạt động, góp phần vào việc đấu tranh và giải quyết các vi phạm pháp luật về tiền lương.

* Thứ năm, đẩy mạnh công tác tuyên truyền, giáo dục kiến thức pháp luật tiền lương cho người lao động.

Hiện nay, lao động ở cả nước nói chung, lao động ở tỉnh Thừa Thiên Huế nói riêng phần lớn chưa được trang bị các kiến thức về pháp luật lao động, đặc biệt là pháp luật về tiền lương. Lao động đa phần xuất phát từ lao động phổ thông và lao động nông nghiệp. Từ thực trạng trên cho thấy rằng, kiến thức pháp luật về tiền lương vẫn còn mới mẽ đối với người lao động. Để khắc phục tình trạng trên công tác tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật là một biện pháp hữu hiện nhất; các cơ quan quản lý lao động và hoạt động của các doanh nghiệp lao động phải thường xuyên tuyên truyền pháp luật lao động trong các doanh nghiệp, nhất là các doanh nghiệp vừa và nhỏ, tập trung vào các đối tượng là các doanh nghiệp có sử dụng lao động dưới 50 lao động và các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài.

Tuy vậy, không phải tuyên truyền một cách chung chung mà cần phải xác định rõ nội dung, hình thức và biện pháp tuyên truyền pháp luật. Vì thế, các cơ quan đến việc thực hiện tiền lương cho người lao động cần xây dựng kế hoạch, chương trình để tuyên truyền và giải thích chính sách pháp luật về tiền lương.

* Thứ sáu, kết hợp chặt chẽ sự thống nhất của các cơ quan làm công tác tiền lương và sự tham gia của các bên trong quan hệ lao động.

Pháp luật tiền lương là công cụ pháp lý để nhà nước thực hiện bảo vệ đời sống cho người lao động. Do đó sự quản lý của nhà nước đòi hỏi phải chặt chẽ, thống nhất từ các khâu xây dựng pháp luật, triển khai thực hiện chế độ, kiểm tra, giám sát và xử lí vi phạm trong lĩnh vực tiền lương, phối hợp với các ban nghành liên quan thực hiện triệt để có hiệu quả các quy định của pháp luật về tiền lương.

Trong quá trình đó, người lao động và người sử dụng lao động với quyền lợi của mình cũng như tham gia vào quá trình quản lý, kiểm tra thông qua sự đống góp ý kiến để hoàn thiện chính sách.

Về phía doanh nghiệp : Thực hiện việc sắp xếp, bố trí công việc đúng với sở trường của người lao động. Xây dựng hệ thống thang lương, bảng lương, quy chế trả lương, trả thưởng, trích nộp bảo hiểm xã hội và thực hiện các chế độ

khác theo quy định của pháp luật lao động nói chung và pháp luật về tiền lương nói riêng. Nghiêm chỉnh việc thực hiện đăng ký thang lương, bảng lương, quy chế trả lương và thưởng với cơ quan quản lý lao động . Mặt khác, các doanh nghiệp luôn cũng cố, nâng cao bộ phận quản lý nhân lực đảm bảo tham mưu cho giám đốc về tổ chức và thực hiện chính sách tiền lương trong doanh nghiệp.

Tuy nhiên, đóng vai trò quan trọng nhất đối với sự phát triển và hiệu quả của chính sách tiền lương là các cơ quan làm công tác chuyên môn nghiên cứu về tiền lương.

KẾT LUẬN

Có thể nói từ khi đất nước ta chuyển sang nền kinh tế thị trường chính sách tiền lương là một trong những chính sách quan trọng được Đảng và nhà nước ta luôn quan tâm. Đây là chính sách đảm bảo rất quan trọngvà có ý nghĩa thiết thực góp phần ổn định đời sống cho người lao động, khắc phục khó khăn, tạo điều kiện cho họ yên tâm công tác.

Trải qua gần 23 năm Việt Nam xây dựng nền kinh tế thị trường, pháp luật về tiền lương nói chung và chế độ pháp luật về tiền lương trong các doanh nghiệp nói riêng luôn được điều chỉnh thay đổi phù hợp với các điều kiện kinh tế - xã hội của từng thời kì nhằm đáp ứng nhu cầu của cuộc sống của người lao động. Bên cạnh đó, là một cơ sở pháp lí vững chắc, đảm bảo cho các bên khi giao kết hợp đồng lao động và thỏa ước lao động tập thể và tạo sự yên tâm cho các doanh nghiệp tính đoán được các chỉ tiêu của nhà nước.

Ở tỉnh Thừa Thiên Huế nói chung và các doanh nghiệp nói riêng, tiền lương được coi là giá cả sức lao động, thực hiện và được trả theo cơ chế thị trường được thực hiện. Có thể khẳng định, chính sách tiền lương trong các doanh nghiệp ở Thừa Thiên Huế đã mang lại những ưu điểm và quyền lợi rất lớn cho người lao động, các doanh nghiệp luôn áp dụng những văn bản theo sự điều chỉnh của nhà nước về tiền lương vào thực tế để đảm bảo nguyên tắc là bảo vệ quyền lợi cho người lao động.

Tiền lương của người lao động ngày một tăng lên, tạo thu nhập ổn định cho cuộc sống của người lao động, cơ chế trả lương cũng thông thoáng hơn trước, các doanh nghiệp luôn trả đủ lương và đúng theo quy định của pháp luật. Bên cạnh những thành tựu rất đáng mừng như: các doanh nghiệp đăng ký thang lương, bảng lương và cơ chế trả lương... đối với cơ quan lao động cấp tỉnh ngày càng nhiều, công tác thanh tra, kiểm tra các doanh nghiệp luôn áp dụng đúng pháp luật tiền lương...thì các doanh nghiệp ở tỉnh Thừa Thiên Huế trong quá trình áp dụng và thực hiện chính sách tiền lương vẫn còn bộc lộ những thiếu sót cũng như hạn chế nhất định.

Trên thực tế đòi hỏi Đảng, nhà nước và các cơ quan, doanh nghiệp ở tỉnh Thừa Thiên Huế có nhiều biện pháp chủ trương thiết thực, khả thi hơn nữa nhằm khắc phục những tồn tại, hạn chế và phát huy những mặt tích cực đã đạt được. Hiện nay, cùng với sự tăng trưởng của nền kinh tế, sự suy thoái của nền kinh tế thế giới, sẽ ảnh hưởng rất lớn đến tiền lương là điều không thể tránh khỏi. Chính vì vậy pháp luật tiền lương đựơc hoàn thiện là một hành lang pháp lí vững chắc, thông suốt đảm bảo quyền lợi và nghĩa vụ cho các bên tham gia quan hệ lao động, đặc biệt là đối với người lao động.

Đời sống vật chất tinh thần, tiền lương của người lao động được đảm bảo, tăng cường được tạo điều kiện phát triển sẽ là những nền tảng quan trọng để người lao động phát huy mọi năng lực, cống hiến hết sức mình cho xã hội, tin tưởng vào chế độ, và sự lãnh đạo đúng đắn của Đảng và Nhà nước. Điều này càng đặc biệt và có ý nghĩa hơn trong bối cảnh thế giớ đang biến động đa chiều và phức tạp.

nên một cơ chế tiền lương chung giữa các loại hình doanh nghiệp để tạo một sân chơi chung thúc đẩy các doanh nghiệp phát triển. Hơn thế nữa, chính sách tiền lương sẽ trở thành một trong những hệ thống chính sách xã hội cơ bản, trụ cột của Nhà nước ta hiện nay và trong tương lai.

Một phần của tài liệu THỰC TRẠNG ÁP DỤNG VỀ TIỀN LƯƠNG TRONG CÁC DOANH NGHIỆP TẠI TỈNH THỪA THIÊN HUẾ VÀ MỘT SỐ GIẢI PHÁP GÓP PHẦN HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT VỀ TIỀN LƯƠNG (Trang 26 - 33)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(39 trang)
w