Phong cách lãnh đạo phụ thuộc vào 2 yếu tố chính:
- Bản thân nhà lãnh đạo :tuổi tác, tính cách, kinh nghiệm trình độ, năng lực, trạng thái tâm lí, nghề nghiệp, vị trí công tác, đặc điểm ngành nghề,mục tiêu của bản thân họ,môi trường sống của họ(đặc điểm gia đình,văn hóa vùng miền )..
+ yếu tố chủ quan của ng lãnh đạo. - Yếu tố tác động từ bên ngoài :
Hoàn cảnh lãnh đạo:môi trường trong và ngoài doanh nghiệp đó Ví dụ:
* ở Việt Nam: một phong cách lãnh đạo phù hợp với các đặc điểm đặc thù của Việt Nam sẽ là phong cách lãnh đạo mà ở đó người lãnh đạo phải có tính quyết đoán thể hiện qua các phẩm chất dám nghe dám làm, dám chịu trách nhiệm, tự tin, ra được những quyết đính kịp thời trong những tình huống khó khăn. Bên cạnh đó, người lãnh đạo tạo ra được nhiều điều kiện thuận lợi để cấp dưới phát huy hết năng lực, trí lực, óc sáng tạo, lòng nhiệt tình vào công việc, có hệ thống chế độ đãi ngộ, khen thưởng, kỷ luật kịp thời, thích đáng nhằm động viên người lao động phát huy mọi tiềm năng, ổn định tinh thần và đảm bảo được cuộc sống.
* ở Nhật Bản có phong cách lãnh đạo rất độc đáo: Người lãnh đạo luôn ý thức rằng, họ phải thiết lập các quan hệ không chính thức với những người dưới quyền bằng thái độ ứng xử chân tình, gần gũi, chan hoà, sự thiện cảm và đồng cảm ở người dưới quyền. Đối với các nhà quản lý Nhật Bản, quan hệ gần gũi, thân mật với người dưới quyền không phải là mục đích tự thân mà là một nhiệm vụ để qua đó tạo được bầu không khí cởi mở, chân tình, tin cậy lẫn nhau trong tập thể. Hơn thế nữa, nó là động lực khuyến khích mọi
người đóng góp trí tuệ, tài năng, sức lực vào công việc chung. Phong cách quản lý Nhật Bản còn độc đáo ở cách thức khen thưởng và kỷ luật. Khen thưởng không chỉ dành cho những ai có sáng kiến, đạt năng suất lao động cao, mà cả những người làm việc chăm chỉ, cần mẫn, dù năng lực của họ như thế nào. Khen thưởng phải có tác dụng khích lệ những người dưới quyền dám làm những gì họ cho là đúng và hợp lý, không ngồi chờ thụ động chỉ thị cấp trên. Nếu có điều gì không tốt xảy ra thì ban quản trị cũng không mất công truy tìm, điều tra người phạm lỗi
+Các tình huống quản trị, văn hóa quản lí của đối tượng...
=> một phong cách lãnh đạo tốt là một sản phẩm mang tính trí tuệ cao của người lãnh đạo, thể hiện sự nhuần nhuyễn trong cách sử dụng các phong cách lãnh đạo khác nhau vào các tình huống khác nhau, đồng thời phù hợp với các đặc điểm văn hóa
1.1.1.Triết lý kinh doanh
Định nghĩa theo vai trò thì triết lý kinh doanh là những tư tưởng chỉ đạo, đinh hướng, dẫn dắt hoạt động kinh doanh.
Đinh nghĩa theo các yếu tố cấu thành thì triết lý kinh doanh là lí tưởng. là phương châm hành động, là hệ giá trị và mục tiêu chung của doanh nghiệp chỉ dẫn cho hoạt động kinh doanh.
Định nghĩa theo cách thức hiện hành thi triết lý kinh doanh là những tư tưởng triết học phản ánh thực tiễn kinh doanh qua con đường trải nghiệm, suy ngẫm và khái quát hóa của các chủ thể kinh doanh và chỉ dẫn cho hoạt động kinh doanh. Con đường chung của sự hình thành là sự tổng kết kinh nghiệm thực tiễn để đi đến các tư tưởng triết học về kinh doanh bằng triết lý kinh doanh.
Triết lý kinh doanh là một trong những biểu hiện của văn hóa kinh doanh trong hoạt động kinh doanh, bởi một dnhan tham gia vào hoạt động kinh doanh ngoài mục tiêu lợi nhuận thì họ còn hướng tới những lí tưởng, hoài bão khác của cuộc đời họ như đam mê kinh doanh, mong muốn khẳng định giá trị thương hiệu cho sản phẩm của mình trên thị trg. Mỗi
doanh nghiệp cần xây dựng cho mình triết lý kinh doanh như là kim chỉ nam cho hoạt động kinh doanh đạt được mục đích đã theo đuổi.
Triết lý kinh doanh rất phong phú và nhiều loại khác nhau, dựa vào qui mô của chủ thể kinh doanh - quy mô tổ chức người có thể chia triết lý kinh doanh thành 3 loại cơ bản:
Triết lí áp dụng cho những cá nhân kinh doanh.
Áp dụng cho các tổ chức kinh doanh, chủ yếu là triết lí về quản lí doanh nghiệp.
Có thể áp dụng cho các cá nhân lại vừa có thể áp dụng cho các tổ chức doanh nghiệp.
1.1.2. Đạo đức kinh doanh:
Đạo đức kinh doanh là tập hợp các nguyên tắc, chuẩn mực có tác dụng điều chỉnh, đánh giá, hướng dẫn và kiểm soát hành vi của chủ thể kinh doanh.
Đạo đức kinh doanh là một dạng đạo đức nghề nghiệp được vận dụng vào hoạt động kinh doanh. Bao gồm các nguyên tắc và chuẩn mực:
Tính trung thực: không dùng những thủ đoạn gian dối, xảo trá để kiếm lời, giữ lời hứa, giữ chữ tín trong kinh doanh. Nhất quán trong nói và làm. Trung thực trong chấp hành luật pháp của nhà nước, không lmamf ăn phhi pháp như trốn thuế, lậu thuế, không sản xuất và buôn bán những mặt hàng quốc cấm, thực hiện những dịch vụ có haị cho thuần phong mỹ tục. trung thực trong giao tiếp với bạn hàng (giao dịch, đàm phán, kí kết) và người tiêu dùng: Không làm hàng giả, khuyến mại giả, quảng cáo sai sự thật, sử dụng trái phép những nhãn hiệu nổi tiếng, vi phạm bản quyền, phá giá theo lối ăn cướp. trung thực ngay với bản thân, không hối lộ, tham ô, thụt két, “chiếm công vi tư”.
Lợi dụng nhu cầu đi lễ hội, đi lễ chùa nên dịch vụ gửi xe tại các địa điểm văn hóa, lịch sử đã tăng giá vô tội và.
Những ngày đầu năm, dịch vụ trông xe ôtô tại Văn Miếu - Quốc Tử Giám,lên tới 100.000đ/xe, xe máy là 20.000đ/xe.
Trong khi đó, dân trông xe đã tân dụng toàn bộ vỉa hè, vườn hoa và bất cứ chỗ trống nào có thể để trông. Những xe để quá lâu trên 2 tiếng còn bị tính thêm phí gấp 1,5 - 2 lần.
Lợi dụng nhu cầu của người dân,chém giá cắt cổ để thu được lợi nhuận làm hình ảnh tiểu thương xấu trong mắt mọi người.
Dịch vụ trông xe đã vậy,chúng ta còn bắt gặp các hàng ăn tại khu vực chợ Thanh Xuân, chợ Bưởi 1 bát bún ốc 50.000-70.000 đồng...Khách hàng đông nên việc phục vụ không được tốt.Theo phản ánh của một số thực khách, nhiều hàng quán trong những ngày đầu năm dù tăng giá bán nhưng bát đũa muỗng rửa không sạch, không kịp châm các loại gia vị, đũa muỗng cho các bàn ăn, vệ sinh quán rất bẩn.