Trong Linux có rất nhiều cách để tạo file, sau đây là các cách hay đƣợc dùng. * Tạo file với lệnh touch
Lệnh touch có nhiều chức năng, trong đó một chức năng là giúp tạo file mới trên hệ thống: touch rất hữu ích cho việc tổ chức một tập hợp các file mới.
Cú pháp lệnh: touch <file>
Thực chất lệnh này có tác dụng dùng để cập nhật thời gian truy nhập và sửa chữa lần cuối của một file. Vì lý do này, các file đƣợc tạo bằng lệnh touch đều đƣợc sắp xếp theo thời gian sửa đổi. Nếu sử dụng lệnh touch đối với một file chƣa tồn tại, chƣơng trình sẽ tạo ra file đó. Sử dụng bất kỳ trình soạn thảo nào để soạn thảo file mới.
* Tạo file bằng cách đổi hƣớng đầu ra của lệnh (>)
Cách này rất hữu ích nếu muốn lƣu kết quả của một lệnh đã thực hiện.
Để gửi kết quả của một lệnh vào một file, dùng dấu ">" theo nghĩa chuyển hƣớng lối ra chuẩn.
Ví dụ: # ls -l /bin > /home/thu/lenhls
Linux tự động tạo nếu file lenhls chƣa có, trong trƣờng hợp ngƣợc lại, nội dung file cũ sẽ bị thế chỗ bởi kết quả của lệnh.
Nếu muốn bổ sung kết quả vào cuối file thay vì thay thế nội dung file, ử dụng dấu ">>". * Tạo file với lệnh cat
Lệnh cat tuy đơn giản nhƣng rất hữu dụng trong Linux. Chúng ta có thể sử dụng lệnh này để lấy thông tin từ đầu vào (bàn phím...) rồi kết xuất ra file hoặc các nguồn khác (màn hình...), hay để xem nội dung của một file... Phần này trình bày tác dụng của lệnh cat đối với việc tạo file.
Cú pháp lệnh: cat > <file>
Theo ngầm định, lệnh này cho phép lấy thông tin đầu vào từ bàn phím rồi xuất ra màn hình. Soạn thảo nội dung của một file bằng lệnh cat tức là đã đổi hƣớng đầu ra của lệnh từ màn hình vào một file. Ngƣời dùng gõ nội dung của file ngay tại dấu nhắc màn hình và gõ
CTRL+d để kết thúc việc soạn thảo. Nhƣợc điểm của cách tạo file này là nó không cho phép sửa lỗi, ví dụ nếu muốn sửa một lỗi chính tả trên một dòng, chỉ có cách là xóa đến vị trí của lỗi và gõ lại nội dung vừa bị xóa.
- 30 -
Sau khi soạn thảo xong, gõ Enter và CTRL+d để trở về dấu nhắc lệnh, nếu không gõ
Enter thì phải gõ CTRL+d hai lần.
Có thể sử dụng luôn lệnh cat để xem nội dung của file vừa soạn thảo: