ĐỊNH HƯỚNG ÁP DỤNG KẾT QUẢ NGHIÊN CỨ U

Một phần của tài liệu Nghiên cứu công nghệ tận thu một số nguyên tố có ích trong bụi lò điện hồ quang thép phế liệu (Trang 42 - 45)

Kết quả nghiên cứu của đề tài có thể áp dụng dưới những hình thức sau: - Chuyển giao công nghệ

- Hợp tác liên doanh liên kết

Quy trình công nghệ tận thu một số nguyên tố có ích trong bụi lò điện hồ quang luyện thép phế liệu được nghiên cứu tại Viện Khoa học và Công nghệ Mỏ - Luyện kim có thể áp dụng trực tiếp tại một trong các cơ sở thực nghiệm góp phần đa dạng hóa hệ thống sản phẩm của Viện. Ngoài ra, cũng có thể chuyển giao công nghệ hoặc liên doanh liên kết với những nhà máy, công ty sản xuất thép nếu những đơn vị này có nhu cầu xử lý bụi lò điện hồ quang trong quá trình sản xuất thép.

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ KẾT LUẬN

Từ những kết quả đã đạt được trong quá trình nghiên cứu quy mô phòng thí nghiệm và quy mô mở rộng phòng thí nghiệm để tận thu một số

nguyên tố có ích trong bụi lò điện hồ quang như: kẽm, chì, sắt và đồng bằng phương pháp hòa tách kết hợp nung, tuyển từ bã sau hòa tách….Đề tài đã hoàn thành mục tiêu đề ra. Các kết quảđã đạt được cụ thể như sau:

1. Hiệu suất của quá trình hòa tách kẽm có thểđạt ~ 96%, hòa tách đồng đạt 97% ở các chếđộ sau: Nhiệt độ: 700C, thời gian: 120 phút, nồng độ dung dịch: 10% H2SO4, tỷ lệ L/R: 6.

2. Đã tiến hành nghiên cứu khả năng tách sắt, thu hồi đồng có trong dung dịch sau hòa tách. Khả năng thu hồi đồng từ dung dịch là ~ 98% và khử sắt từ

dung dịch là 99,93%.

3. Đã tiến hành nghiên cứu quá trình kết tủa kẽm cacbonat. Điều kiện để

tiến hành kết tủa kẽm như sau: pH 8,5; nhiệt độ 700C; rửa kết tủa 10 lần. 4. Đã tiến hành nghiên cứu quá trình nung kết tủa kẽm để thu hồi kẽm ôxit. Hàm lượng kẽm ôxit thu được đạt mục tiêu đề ra ZnO 95 - 97%.

5. Đã tiến hành nghiên cứu thu hồi chì, sắt từ bã sau hòa tách bằng phương pháp tuyển từ. Chì và sắt nhận được đáp ứng yêu cầu cho luyện chì và luyện gang.

6. Đã định hướng xử lý một số chất thải rắn, lỏng, khí nhằm hạn chế ảnh hưởng của chúng đến môi trường.

7. Trên cơ sở các kết quả nghiên cứu ở qui mô nhỏ và qui mô lớn hơn trong phòng thí nghiệm, đã đưa ra lưu trình công nghệ đề nghị nhằm tận thu kẽm, chì, sắt trong bụi lò điện hồ quang.

8. Đã đưa ra bảng tính toán sơ bộ chi phí nguyên vật liệu, giá thành sản phẩm để có định hướng cho việc sản xuất ở qui mô lớn hơn.

KIẾN NGHỊ

Mục tiêu của đề tài đã đạt được đó là tận thu một số kim loại có ích trong bụi lò điện hồ quang luyện thép phế liệu. Tuy nhiên, nhằm hoàn thiện các thông số kỹ thuật tối ưu để có cơ sở lập luận chứng kinh tế, kỹ thuật cho sản xuất lớn, đề nghị được nghiên cứu ở qui mô sản xuất bán công nghiệp.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Luyện kẽm, NXB Đại học và Trung học chuyên nghiệp, Hà Nội, 1981. 2. Luyện kim loại màu và quý hiếm, NXB Giáo dục, 1996.

3. Tuyển từ, tuyển điện và các phương pháp tuyển khác, NXB Giao thông

vận tải, Hà Nội, 2000.

4. Báo cáo tổng kết đề tài, Nghiên cứu xây dựng quy trình công nghệ sản xuất ôxit kẽm ZnO từ bã tro kẽm mạ nóng, Viện Khoa học và Công nghệ Mỏ - luyện kim, 2008.

5. Tái sinh kim loại màu và hợp kim, NXB Khoa học và Kỹ thuật, 1981. 6. Tài liệu hướng dẫn sản xuất sạch hơn, ngành luyện thép, Bộ Công

Thương và Bộ GD&ĐT 06/2008.

7. H. Mordogan, T. Cicek, A. Isik, Caustic Soda Leach of Electric Arc

Furnace Dust, 1997.

8. C. Nunez and J. Vinals, Kinetics of leaching of zinc ferrite in aqueous

hydrochloric acid solutions.

9. D.S. Baik and D.J. Fray, Recovery of zinc from electric – arc furnace

dust by leaching with aqueous hydrochloric acis, plating of zinc and regeneration of electrolyte.

10. Hydrometallurgical method for recovery of zinc from electric arc furnace dust, United States Patent 6338748. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

11. Havlik T, Friedrich B, Stopie, Atmospheric leaching of EAF dust with

sulphuric acid, 10, 2004, 96 – 106.

12. Havlik T, Vidor e Souza B.., Hydrometallurgical processing of carbon

electric arc furnace dust, 12, 2006, 42 – 53.

13. Havlik T, Friedrich B, Stopie, Pressure leaching of EAF dust with

Một phần của tài liệu Nghiên cứu công nghệ tận thu một số nguyên tố có ích trong bụi lò điện hồ quang thép phế liệu (Trang 42 - 45)