0
Tải bản đầy đủ (.pdf) (34 trang)

Tác động của ánh sáng mặt trời lên đất

Một phần của tài liệu XỬ LÝ ĐẤT Ô NHIỄM VI SINH VẬT (Trang 29 -33 )

Nhiệt độ đất:

Các lô được phủ tấm polythene có nhiệt độ tối đa cao hơn rõ rệt ở tất cả các độ sâu mà tại đó các phép đo nhiệt độ đã được thực hiện. Tại 5 cm, phơi đất làm tăng nhiệt độ lên khoảng 10 ° C. Các ô ở lớp bề mặt (sâu chừng 5 cm đến 10 cm) có nhiệt độ cao nhất. Điều

này có lẽ là do nhiệt của hơi nước bay hơi chuyển lên các tấm polythene ngưng tụ tại đó tiếp tục được làm nóng lên và bốc hơi nóng đó vào đất. Các tấm polythene này giúp ánh sáng mặt trời xuyên qua đi sâu vào đất, mặt trời đốt nóng lớp nhựa làm tăng nhiệt độ của lên đáng kể, nhiệt độ này lại làm nóng đất. Nhiệt độ của đất có thể tăng lên đến 600C. Thông thường lớn hơn 450C

Tính chất hóa học của đất: phơi đất không làm ảnh hưởng đáng kể đến pH, EC, hàm lượng P trong đất. Hàm lượng đạm ở độ sâu bất kì trong đất không bị ảnh hưởng.

2.3.4 Lợi ích

Bất hoạt được các vi sinh vật trong đất mà không gây ảnh hưởng nhiều đến đất, không gây các tác hại phụ lên con người và các môi trường khác. Chí phí thực hiện ít. Sự gia tăng nhiệt độ đất trong việc phơi đất đã được coi là động lực lớn cho các thay đổi sinh học và hóa lý trong đất có ảnh hưởng đến tăng trưởng cây trồng. Phơi đất kiểm soát các vi sinh vật bằng phương pháp sinh học hơn là dùng hơi nước bất hoạt. Phơi đất còn đạt được tác dụng phụ là làm giảm khả năng nảy mần của các hạt giống cỏ dại có sẵn trong đất.Điều này có thể được gây ra bởi tác dụng nhiệt đốt nóng trực tiếp hoặc hơi nước nóng trong đất.

Tác dụng diệt khuẩn của phương pháp này duy trì được khá lâu. Một số nghiên cứu cho thấy, các sinh vật hại chỉ xuất hiện lại sau 14 tháng. Không những thế, năng lượng mặt trời còn làm thay đổi nhiều tính chất hóa học của đất. Dưới tác dụng của nhiệt độ cao, đất sẽ giải phóng ra một lượng lớn các vi chất như canxi, magie… có tác dụng kích thích sự tăng trưởng của cây trồng. Một nhóm nghiên cứu ở Đại học Tổng hợp California thậm chí còn thành công trong việc dùng năng lượng mặt trời để bù đủ lượng kali cần thiết cho đất trồng bông, mà không cần bón thêm phân hóa học.

Theo số liệu của Viện Nghiên cứu Nông nghiệp đảo Síp, phương pháp khử trùng đất bằng năng lượng mặt trời có thể làm tăng sản lượng cây trồng lên từ 25% đến 432%, rất khả quan đối với các loại rau màu như đậu, cà chua, khoai tây… Đặc biệt, nông sản và hoa quả sau thu hoạch ít phải xử lý hơn mà vẫn đảm bảo không gây hại cho sức khỏe người tiêu dùng do hàm lượng hóa chất thấp. Vấn đề còn lại là tìm cách giải quyết các tấm bạt chất dẻo sau khi xử lý đất. Giải pháp ở đây là dùng các polymer sinh học, vừa có tác dụng hấp thụ tốt nhất năng lượng mặt trời, vừa có khả năng tự tiêu trong thời gian ngắn mà không gây hại cho môi trường.

2.3.5 Hạn chế :

Có thể xảy ra tác dụng phụ là một loại vi sinh vật gây hại nào đó tuy lúc đầu không chiếm ưu thế nhưng nó có đặc điểm sinh học chịu sức chống chịu tốt sẽ lấn áp các sinh vật đang bị yếu dần và phát triển lên với số lượng lớn gây bệnh cho cây trồng. Tóm lại phương pháp này sẽ không giết được hết các loại vi sinh vật gây ô nhiễm có trong đất.

Ta chỉ sử dụng được phương pháp này ở các vùng nhiệt đới có nắng nóng kéo dài, vì vậy nó không thể trở thành phương pháp phổ biến được. Ngoài ra, tấm polythene cũng là một vấn đề, các tấm này sau khi dùng xong sẽ gây ô nhiễm môi trường, vì vậy cần phải nghiên cứu loại tấm vừa hấp thụ tốt ánh nắng mặt trời vừa có khả năng phân hủy tốt sau thời gian sử dụng.

Kết luận

Trong ba phương pháp xử lí đất được trình bày trên thì hiện nay phương pháp phun khử trùng bằng hóa chất vẫn là phổ biến nhất và đạt hiệu quả cao. Đối với các nước đang phát triển người ta mới chỉ áp dụng phương pháp dùng hóa chất để khử trùng. Những tác động tiêu cực của phương pháp này đến con người, động vật, cây trồng và sinh thái đất là không thể tránh khỏi. Chính vì vậy cần tuân thủ nghiêm ngặt các quy định khắt khe về loại hóa chất, liều lượng, bảo vệ an toàn để hậu quả là thấp nhất. Khử trùng bằng hơi nước là biện pháp lợi nhiều mặt nhất về khử trùng hiện nay. Tuy nhiên phương pháp này đòi hỏi phải có máy móc, kĩ thuật cao nên hiện nay nó mới chỉ được áp dụn ở các quốc gia phát triển. Trong tương lai khi mà các loại hóa chất khử trùng (phần đa là rất độc hại) dần được hạn chế thì phương pháp này cần được quan tâm phát triển. Khử trùng đất bằng năng lượng mặt trời cũng là một hướng tiếp cận khá mới mẻ và có khả quan đối với các nước có khí hậu nắng nóng kéo dài.

Một phần của tài liệu XỬ LÝ ĐẤT Ô NHIỄM VI SINH VẬT (Trang 29 -33 )

×