0
Tải bản đầy đủ (.doc) (62 trang)

Xếp hạng cấu phần.

Một phần của tài liệu ĐÁNH GIÁ HOẠT ĐỘNG CÁC TỔ CHỨC TÍN DỤNG TẠI VIỆT NAM DỰA TRÊN CÁC CHỈ TIÊU TÀI CHÍNH CỦA MÔ HÌNH CAMELS.DOC (Trang 36 -46 )

Chương II Hoạt động thanh travà giám sát ngân hàng.

2.2.2 Xếp hạng cấu phần.

C – Mức đảm bảo vốn

Một ngân hàng cần duy trì một mức vốn đảm bảo chống đỡ với các loại rủi ro đặc trưng của ngân hàng và khả năng quản lý để xác định, đo lường,kiểm soát và điều chỉnh những rủi ro này. Những tác động của rủi ro tín dụng, rủi ro thị trường và các rủi ro khác đối với hoạt động của ngân hàng có thể xem như thước đo đánh giá mức độ đủ vốn của ngân hàng. Các loại hình và mức độ rủi ro tác động đến hoạt động của một ngân hàng sẽ quyết định đến mức vốn cần duy trì them trên mức vốn tối thiểu theo quy định để từ đó có thể đề phòng những hậu quả xấu mà những rủi ro này có thể có đối với mức vốn của ngân hàng.

Mức đảm bảo vốn nên được xếp hạng dựa trên những yếu tố đánh giá sau : - Mức vốn, chất lượng vốn và khả năng tài chính tổng thể của ngân hàng. - Khả năng quản lý để có thể xác định những nhu cầu cho nguồn vốn bổ sung. - Bản chất xu hướng và số lượng các tài sản có vấn đề, và mức độ đảm bảo dự phòng rủi ro cho các khoản mất nợ và các quỹ dự phòng khác.

- Bảng tổng hợp cân đối tài sản bao gồm nội dung và số lượng các tài sản vô hình, rủi ro thị trường, rủi ro tập trung và những rủi ro có lien quan đến các hoạt động không mang tính truyền thống của ngân hàng.

- Các rủi ro tiềm ẩn đối với hoạt động ngoại bảng của ngân hàng. - Mức thu nhập và sự hợp lý của cổ tức.

- Triển vọng và kế hoạch phát triển, cũng như việc đảm bảo kế hoạch tăng trưởng trong quá khứ.

- Khả năng tiếp cận với thị trường vốn và các nguồn vốn khác bao gồm cả sự hỗ trợ vốn của các cổ đông hiện tại và cổ đông triẻn vọng trong tương lai.

Xếp hạng : Những ngân hàng có chỉ số vốn được xếp hạng ở mức 1 hoặc 2 sẽ có đủ mức vốn mặc dù các chỉ số vốn của ngân hàng xếp hạng 1 thông thường

lớn hơn chỉ số của ngân hàng xếp hạng 2. Ngân hàng xếp hạng 3 là những ngân hàng mà mức vốn đảm bảo cho các tài sản có rủi ro , các tài sản có chất lượng ở mức tương quan thấp, tốc độ tăng trưởng của ngân hàng, kế hoạch và triển vọng phát triển ; và tăng cường năng lực quản lý cũng đòi hỏi vốn đảm bảo cho dù cấu phần quản lý được xem như là một nhân tố tác động tốt. Trong phần lớn các trường hợp, những ngân hàng như vậy sẽ có các chỉ số vốn nằm dưới mức trung bình của nhóm đồng hạng. Ngân hàng xếp hạng 4 hoặc 5 rõ ràng là những ngân hàng không đảm bảo được mức vốn cần thiết, với mức xếp hạng 5 tức là ngân hàng đang đứng trước nguy cơ bị mất năng lực hoạt động và mất khả năng thanh toán. Mức xếp hạng 5 cũng là mức đòi hỏi ngân hàng phải có ngay một sự hỗ trợ từ các cổ đông hoặc từ các nguốn hỗ trợ tài chính bên ngoài khác.

A – Chất lượng tài sản có

Chất lượng tài sản có được đánh giá dựa trên mức độ, sự phân bổ và tình trạng của các nhóm tài sản không tính cộng dồn và tài sản được giảm lãi suất; mức độ đảm bảo dph nợ,năng lực quản lý và điều hành việc xử lý và thu hồi những khoản nợ có vấn đề. Mức đảm bảo dự phòng nợ và khả năng có thể xử lý và thu hồi các khoản nợ có vấn đề chính là yếu tố tác động tốt, ở một chừng mực nào đó, đến khả năng khắc phục những khó khăn có thể xảy ravới các nhóm nợ. Việc đánh giá chất lượng tài sản có nên xem xét đến các mức độ tập trung tín dụng hoặc đầu tư, bản chất và số lượng của các nhóm nợ đặc biệt, và tính hợp lý của các chính sách cho vay và các quy trình thủ tục tín dụng.

Chất lượng tài sản có được đánh giá dựa trên những tiêu thức sau :

- Khả năng đảm bảo các tiêu chuẩn bảo lãnh nợ, khả năng điều hành và quản lý tín dụng, và các năng lực quản lý rủi ro cần thiết khác.

- Số lượng, sự phân bổ tình trạng và xu hướng của các tài sản có vận động đã phân loại, không tính cộng dồn, cơ cấu lại,quá hạn và không hoạt động trên cả nội bảng lẫn ngoại bảng.

- Những rủi ro tín dụng có thể tăng hoặc giảm thông qua các hoạt động ngoại bảng như các cam kết nợ không được thực hiện, các cam kết tín dụng, các thư tín dụng thương mại hoặc bảo lãnh.

- Khả năng đa dạng hóa vá chất lượng của các khoản nợ và các danh mục đầu tư. - Mức độ tập trung hóa tài sản.

- Tính hợp lý của các chính sách cho vay, đầu tư cũng như các thủ tục có liên quan.

- Khả năng quản lý trong việc xử lý các tài sản bao gồm cả việc phát hiện kịp thời và thu hồi được những khoản nợ có vấn đề.

- Năng lực kiểm soát nội bộ và hệ thống thông tin quản lý - Số lượng và bản chất của những hồ sơ tín dụng đặc biệt.

Xếp hạng : Xếp chất lượng tài sản có ở mức 1 và 2 không đòi hỏi nhu cầu cần thanh tra giám sát. Cả hai mức độ xếp hạng này đều cho thấy một danh mục nợ và đầu tư của ngân hàng ở mức tốt, mặc dù xếp hạng ở mức 1 được hiểu là mức độ và thực trạng của các nhóm nợ là tốt hơn mức 2. Xếp hạng ở mức 3 đòi hỏi một mức giám sát nhất định, đặc biệt trong hoàn cảnh có những xu hướng tiêu cực có thể dẫn đến những vấn đề trầm trọng hơn trong tương lai. Xếp hạng ở mức 4 hoặc 5 là mức độ của những tài sản đang có những vấn đề nghiêm trọng,đặc biệt với mức 5 là một dấu hiệu đe dọa đến khả năng mất năng lực hoạt động của các ngân hàng do những tác động dây truyền của các tài sản có vấn đề nghiêm trọng này đối với việc duy trì và đảm bảo mức vốn của ngân hàng

M – Quản lý

Cấu phần quản lý cần được đánh giá dựa trên tất cả các yếu tố ddc cho là cần thiết đối với hoạt động của ngân hàng trong một môi trường an toàn và các hoạt động ngân hàng được chấp nhận. Do vậy, cấu phần quản lý được đánh giá dựa trên trình độ học vấn, năng lực điều hành và lãnh đạo, các chính sách và quy trình quản lý rủi ro, khả năng tuân thủ Pháp luật và các quy định, khả năng lên kế hoạch và đối phó với những biến động của môi trường,và những kết quả từ sự thành công trong quản lý. Việc đánh giá cấu phần quản lý cũng cần xem xét

đến những chất lượng của những hoạt động kinh doanh và tất cả các chính sách cho vay, đầu tư và kinh doanh, cũng như sự tham gia của ban giám đốc và các cổ đông.

Căn cứ vào đặc trưng và phạm vi hoạt động của ngân hàng, hoạt động quản lý có thể xem xét đến một số hoặc tất cả những rủi ro sau: rủi ro tín dụng, rủi ro thị trường ,rủi ro hoạt động , hoặc các giao dịch, danh tiếng, chiến lược, khả năng tuân thủ , tính pháp lý, và thanh khoản của ngân hàng. Hoạt động quản lý tốt được theo dõi chặt chẽ bởi ban giám đốc và hội đồng quản trị, các cá nhân cạnh tranh, tính hợp lý của các chính sách, tác nghiệp và kiểm soát sẽ cần xem xét them với quy mô và vai trò của ngân hàng,khả năng duy trì một chương trình kiểm toán cũng như môi trường kiểm soát nội bộ hợp lý, và hệ thống quản lý thông tin và quản lý rủi ro hiệu quả.

Năng lực và các hoạt động của ban quản lý và hội đồng quản trị sẽ được đánh giá dựa trên những yếu tố sau :

- Mức độ và chất lượng của hoạt động kiểm tra và hỗ trợ đối với tất cả các hoạt động của ngân hàng của ban quản lý và hội đồng quản trị ngân hàng.

- Năng lực của ban quản lý và hội đồng quản trị, trong từng chức năng nhiệm vụ của mình, để lên kế hoạch và đối phó với những rủi ro có thể có do những thay đổi trong điều kiện kinh doanh hoặc những cải cách để đưa ra những sản phẩm dịch vụ và hoạt động mới.

- Khả năng đưa ra và thích ứng với những chính sách nội bộ và kiểm soát hoạt động kinh doanh cũng như rủi ro của những hoạt động chư yếu.

- Tính chính xác kịp thời và hiệu quả của hệ thống thông tin quản lý và hệ thống kiểm soát rủi ro tương ứng với quy mô sự phức tạp và rủi ro của ngân hàng. - Tính hợp lý của kiểm toán và kiểm soát nội bộ nhằm tạo động lực cho các hoạt động của ngân hàng được hiệu quả và đảm bảo tính tin cậy cho các báo cáo tài chính và báo cáo thanh tra, các tài sản đảm bảo, đồng thời cũng đảm bảo sự tuân thủ với các quyết định, chỉ thị và hướng dẫn của thanh tra và các chính sách nội

- Mức độ thực hiện và tuân thủ với các quyết định và chỉ thị và khả năng đáp ứng với các khuyến nghị của kiểm toán viên và các thanh tra viên có thẩm quyền.

- Kết quả và sự thành công của các nhà lãnh đạo cao cấp.

- Mức độ mà ban quản lý và hội đồng quản trị phải chịu sự chi phối, tác động và kiểm soát của chủ sở hữu chính.

- Tính hợp lý của các chính sách khen thưởng , tránh tình trạng tập trung quyền lực và mâu thuẫn lợi ích.

- Xem xét khả năng thích ứng với các yêu cầu có tính pháp lý của ngân hàng trong hệ thống, và hoạt động tổng thể của ngân hàng cũng như các rủi ro của nó. Xếp hạng : Xếp hạng ở mức 1 tức là hoạt động quản lý của ngân hàng đảm bảo ở mức hiệu quả toàn diện với tất cả các yếu tố và khả năng ứng phó và xử lý với tất cả những vấn đề hiện tại và những vấn đề dự tính có thẻ xảy ra với hoạt động của ngân hàng. Mức xếp hạng 2 cho thấy một vài điểm yếu những nhìn chung là thỏa mãn những yêu cầu của hoạt động quản lý.Mức 3 cho thấy hoạt động quản lý chưa đủ thỏa mãn để đối phó với những tình huống trong hoạt động ngân hàng. Hoặc là hoạt động quản lý này được đánh giá ở mức vừa phải, có thẻ trên trung bình một chút, hoặc dưới mức trung bình theo quy mô hoặc loại hình ngân hàng.Do vậy, năng lực quản lý với những tình huống không thuận lợi có thể còn thiếu. Mức xếp hạng 4 cho biết khả năng quản lý nhìn chung là dưới mức được chấp nhận và mức được yêu cầu. Mức 5 được sử dụng trong trường hợp ngân hàng không còn khả năng cạnh tranh. Trong những trường hợp này, những vấn đề có nguyên nhân từ việc quản lý yếu kém kéo theo những hậu quả xấu với hoạt động của ngân hàng cần phải có sự cải cách nâng cao năng lực quản lý thậm chí thay đổi ban quản lý nhằm khôi phục lại môi trường hoạt động hiệu quả cho ngân hàng.

E – Thu nhập

Cấu phần thu nhập được đánh giá dựa trên khả năng xử lý với các khoản nợ mất và khả năng đảm bảo mức vốn cần thiết, xu hướng tăng trưởng của thu nhập, so

sánh trong nhóm đồng hạng, chất lượng và các cấu phần của thu nhập ròng, mức độ thu nhập của nguồn vốn nhạy cảm với lãi suất. Việc đánh giá cũng cần xem xét mối quan hệ với tỷ lệ chi trả cổ tức, với tốc độ tăng trưởng lợi nhuận để lại và mức độ đảm bảo vốn của ngân hàng. Mức đảm bảo dự phòng mất nợ và đề phòng với những bất thường, với các giao dịch chứng khoán và với các tác động của thuế cũng cần được xem xét khi đánh giá cấu phần này.

Việc xếp hạng thu nhập được căn cứ trên những tiêu thức sau :

- Mức thu nhập, bao gồm cả xu hướng tăng trưởng và mức độ ổn định - Khả năng đảm bảo cho tốc độ tăng trưởng vốn từ nguồn lợi nhuận để lại. - Chất lượng và các nguồn của thu nhập, cũng như mức chi phí gắn liền với

các hoạt động kinh doanh.

- Khả năng đảm bảo ngân quỹ và những tac nghiệp dự tính và hệ thống thông tin quản lý

- Khả năng đảm bảo dự phòng mất nợ và các dự phòng tài sản khác. - Những rủi ro tiềm ẩn đối với biến động lãi suất, tỷ giá.

Xếp hạng – Thu nhập được xếp hạng 1 được xem như có dự phòng đầy đủ cho các khoản mất nợ và đảm bảo sự tăng trưởng đều đặn của vốn với một chất lượng tài sản và tốc độ tăng trưởng ngân hàng đã cho. Nhìn chung, ngân hàng được xếp hạng này thường ở trên mức trung bình của nhóm đồng hạng. Một ngân hàng có mức thu nhập xoay quanh một mức tuyệt đối hoặc thậm chí có xu h đi xuống có thể được xếp hạng 2 tức là mức thu nhập của ngân hàng này được xem là thỏa mãn các đánh giá thu nhập đã neu trên. Thông thường ngân hàng này có chỉ số thu nhập trùng hoặc trên một chút so với nhóm đồng hạng. Mức xếp hạng 3 gắn liền với mức thu nhập được cho là không đủ để đảm bảo trích dự phòng mất nợ và đảm bảo tăng trưởng vốn đều theo kịp với tố độ tăng trưởng ngân hàng. Thu nhập của những ngân hàng này có thể chỉ thể hiện dưới các mức thu nhập có tính tuyệt đối hoặc những xu hướng thu nhập không thống nhất, mức thu nhập không đảm bảo, tỷ lệ chi trả cổ tức cao hoặc chất lượng tài sản có

dưới mức trung bình của nhóm đồng hạng. Mức xếp hạng 4 thường vẫn đảm bảo lợi nhuận dương, cho thấy những dao động bất thường trong thu nhập ròng, có khuynh hướng của chiều hướng giảm, những khoản mất nợ không liên tục hoặc những suy giảm lớn trong nhưng năm trước đó. Thu nhập của những ngân hàng này được đánh giá nằm xa bên dưới sso với nhóm đồng hạng. Các ngân hàng được xếp hạng 5 là những ngân hàng dang chịu những khoản mất nợ hoặc có những mức thu nhập nằm dưới mức thu nhập đã đưa ra cho mức 4. Những khoản nợ mất này có thể gây ra những nguy cơ cho khả năng hoạt động của ngân hàng đồng thời với sự mất vốn.

L – Mức độ thanh khoản

Mức độ thanh khoản được đánh giá theo khả năng thanh toán nhanh chóng các khoản tiền gửi; tần suất và mức độ sử dụng nguồn vốn đi vay của ngân hàng; năng lực chuyên môn liên quan đến cơ cấu tài sản nợ; mức độ sẵn có của tài sản có thể chuyển đổi thành tiền mặt và mức độ tiếp cận với thị trường tiền tệ hoặc những nguồn vốn khác. Mức độ thanh khoản của một ngân hàng phải được đánh giá theo từng giai đoạn và từng thời điểm cụ thể. Cũng cần phải xem xét đến hiệu quả nói chung của chiến lược quản lý tài sản có – tài sản nợ của ngân hàng cũng như mức độ tuân thủ và mức độ đầy đủ của các chính sách về thanh khoản của họ. Về bản chất, số lượng và sử dụng trước các cam kết về tín dụng và bảo lãnh cũng là các yếu tố cần đuợc đưa vào xem xét.

Mức độ thanh khoản được đánh giá dựa trên các nhân tố sau :

- Mức độ đầy đủ của nguồn vốn thanh khoản hiện tại và tương lai có thể đáp ứng nhu cầu về thanh khoản mà không ảnh hưởng đến tình hình hoạt động và tài

Một phần của tài liệu ĐÁNH GIÁ HOẠT ĐỘNG CÁC TỔ CHỨC TÍN DỤNG TẠI VIỆT NAM DỰA TRÊN CÁC CHỈ TIÊU TÀI CHÍNH CỦA MÔ HÌNH CAMELS.DOC (Trang 36 -46 )

×