Tính tất yếu của viêc xây dựng chuỗi siêu thị ở Việt Nam 1.Bối cảnh thị trường bán lẻ của Việt Nam khi gia nhập WTO

Một phần của tài liệu PHÁT TRIỂN HỆ THỐNG CÁC CHUỖI SIÊU THỊ BÁN LẺ TẠI THỊ TRƯỜNG HÀ NỘI SAU KHI VIỆT NAM GIA NHẬP WTO.DOC (Trang 29 - 34)

2.1.Bối cảnh thị trường bán lẻ của Việt Nam khi gia nhập WTO

Việt nam là một trong 10 thị trường bán lẻ đang trỗi dậy trên toàn cầu theo chỉ số phát triển bán lẻ toàn thế giới(GRDI) theo nghiên cứu của công ty AT Kearney_một trong những công ty nghiên cứu thị trường và tư vấn quản lý lớn nhất thế giới. Cũng theo công ty này thị trường bán lẻ Việt Nam đang phát triển nhanh thứ 8 trên thế giới, với tỷ lệ sức mua trẻ lên tới hơn 1/3 dân số Việt Nam và đang có xu hướng tăng nhanh.

Tám hai triệu dân, sức mua dồi dào(21 tỷ USD năm 2005), doanh thu bán lẻ tăng

25%/năm, Việt Nam đã trở thành thị trường đầy tiềm năng với các tập đoàn bán lẻ đa quốc gia như: Walmarrt, 7-Eleven, Metro, Carrefour, Tesco…Thực tế các tập đoàn trên đã khảo sát thị trương Việt Nam từ nhiều năm qua, chỉ chờ có diệp là nhảy vào, cơ hội đến với họ khi Việt Nam gia nhập WTO, điều này làm cho cục diện ngành bán lẻ đang thay đổi rât nhiều, cạnh tranh ngày càng quyết liệt hơn, ngành bán lẻ Việt Nam có điều kiện được cọ sát với cạnh tranh trên cục diện lớn với các tập đoàn đa quốc gia.

Ngành bán lẻ Việt Nam đã có những thay đổi lớn, các loại hình bán lẻ truyền thống, trước sưc ép của cạnh trang đang chuyển mình hoặc bị mất dần thị trường, các loại hình bán lẻ mới hiện đại lên ngôi như tiệm tạp hoá,cửa hàng tiên ích và siêu thị. Chợ và các loại hình bán rong_một thói quen tiêu dùng của người Việt, đang phải đối mặt với nguy cơ bị đào thải nếu không có những thay đổi về tiêu chuẩn chất lượng đối với hàng hoá và đảm bảo về vệ sinh an toàn thực phẩm cho người tiêu dùng. . Chẳng hạn nghiên cứu kênh phân phối hiện đại (siêu thị, các chuỗi cửa hàng tiện dụng...) ở hai thành phố lớn là Hà Nội và TPHCM cho thấy kênh phân phối này đã tăng từ 18% trong năm 2004 lên 23% năm 2005 so với kênh phân phối truyền thống (chợ, cửa hàng thực phẩm, người bán dạo...) đang giảm từ 82% xuống còn 77%. Xu hướng này cũng thể hiện rõ khi số lượng các cửa hàng ở TPHCM và Hà Nội ở kênh phân phối truyền thống đang giảm từ 45.346 cửa hàng xuống còn 44.638 cửa hàng. Các chuyên gia dự báo rằng xu hướng này sẽ còn tiếp tục tăng mạnh trong nhiều năm tới khi càng có nhiều tập đoàn bán lẻ đến Việt Nam. Hơn 10 năm phát triển dịch vụ phân phối đã hình thành kênh phân phối hiện đại, với hơn 200 siêu thị, 30 trung tâm thương mại lớn và hàng ngàn cửa hàng tiện ích, chiếm 10% doanh số bán hàng. Mặc dù vậy, sức mạnh vẫn thuộc về kênh phân phối truyền thống, trong đó 9.063 chợ chiếm 40% doanh số và hàng trăm ngàn cửa hàng bán lẻ của tiểu thương chiếm 44% doanh số. Các đơn vị sản xuất trực tiếp mở cửa hàng, đại lý chiếm khoảng 6% doanh số.

Mô hình phân phối và bán lẻ Việt Nam đang được thực hiện như sau: Nhà sản xuất đến nhà phân phối, sau đó hàng được đưa tới các siêu thị, cửa hàng bán lẻ, trung tâm bán buôn và đến với người tiêu dùng. Các mô hình thương mại hiện đại trên thế giớ đã có mặt tại Việt Nam: hệ thông phân phối bán sỉ, kho vận, hậu cần và marketing (phú Thái, Diethem); đại siêu thị, siêu thị bán lẻ, siêu thị giảm giá (Metro); hệ thống siêu thị, trung tâm thương mại, siêu thị chuyên ngành (BigC, Saidon Co.op, Caring, Ikea, Fivimart…); cửa hàng bán lẻ, cửa hàng chuyên doanh, của hàng tiện ích (24 Seven, G7Mart…); các loại hình khác như bán hàng trực tiếp, bán hàng đa cấp, bán hàng qua mạng…trong khi đó những chuyển biến trong ngành bán lẻ Việt Nam hiện nay chủ yếu mang tính tự phát, hiện đang còn thiếu sự quy chuẩn và hệ thống.

Bốn điểm yếu của hệ thống bán lẻ Việt Nam dịch vụ phân phối của Việt Nam đang lộ rõ những điểm yếu. Cụ thể, theo phân tích của chủ tịch Hiệp hội Siêu thị Hà Nội, là bốn vấn đề: vốn, tính chuyên nghiệp, dịch vụ hậu cần và sự liên kết.

Vốn tự thu mua để kinh doanh của các doanh nghiệp và cá nhân ở các siêu thị, trung tâm thương mại, cửa hàng tự chọn tiện ích mới chỉ chiếm 20-30%, còn lại là hàng ký gửi. Các chủ siêu thị gặp nhiều khó khăn khi muốn tự chủ thu mua nguồn hàng trực tiếp kinh doanh. Tính chuyên nghiệp kém thể hiện rõ từ khâu thu mua, kiểm định đến bán ra. Chỉ có khoảng 4-5% người làm việc được đào tạo chuyên ngành, 60-70% đơn vị kinh doanh chưa sử dụng công nghệ thông tin vào quản lý.

Hệ thống hậu cần như kho bảo quản dự trữ, các kho lạnh, hệ thống xe vận tải chuyên dụng, thiết bị bán hàng... đều thiếu đồng bộ, chưa đạt chuẩn khu vực và quốc tế. Đặc biệt việc tổ chức nguồn hàng hiện nay vẫn theo kiểu "có gì bán nấy", chưa chủ động xây dựng vùng cung cấp hàng hoá ổn định để tiêu thụ.

Những hình thức hợp tác, liên kết để thu mua, tiêu thụ hàng hoá,... còn rời rạc, dẫn đến sự phá vỡ hợp đồng, phá giá xảy ra...

Dù thị trường bán lẻ có diễn biến ra sao, trước mắt hệ thống bán lẻ của doanh nghiệp Việt Nam đã bộc lộ nhiều điểm yếu rất cơ bản mà nếu khắc phục được mới có thể tính đến chuyện cạnh tranh trên thị trường.

Lộ trình hội nhập của dịch vụ phân phối và bán lẻ sau khi Việt Nam gia nhập WTO được thông qua trong Hiệp định thương mại Việt-Mỹ (Bilateral trade Agreemut), theo đó Việt nam sẽ mở rộng dịch vụ phân phốibằng cách tụe do hoá bán buôn, bán lẻvà cấp quyền kinh doanh; sau thời điểm gia nhập, các công ty bán sỉ, bán lẻ, nhượng quyền thương hiệu của Mỹ được thành lập liên doanh; 1/1/2009, thành lập công ty 100% vốn nước ngoài; được phân phối cả hàng nhập khẩu và hang sản xuất trong nước; mở cửa bán lẻ trưci tiếp cho các đại lí môi giới cá nhân.

Do vậy, nếu ngành bán lẻ trong nước không kịp thời xây dựng, tổ chức lại hệ thống phân phối hiện đại, với một chiến lược đúng đắn, chúng ta sẽ khó cạnh tranh với các nhà đầu tư nước ngoài, tập đoàn lớn khi họ thực sự đặt chân vào thị trường này.

2.2. Thời cơ và thách thức đối với kinh doanh siêu thị

Kinh doanh siêu thị cũng như các ngành nghề kinh doanh khác đang có rất nhiều cơ hội để phát triển khi Việt Nam đã là thành viên của WTO, nhưng bên cạnh đó cũng không ít khó khăn thủ thách mới.

Cơ hội: Có rất nhiều cơ hội đối với ngành kinh doanh siêu thị hiện nay ở Việt Nam, có thể liệt kê những cơ hội chủ yếu như sau:

+ Quy mô thị trường lớn, tăng trưởng kinh tế nhanh và ổn định, thu nhập đầu người tiếp tục được cải thiện. Đây là cơ hội to lớn cho hệ thống siêu thị ở Việt Nam.

+ Cơ hội từ việc chuyển mạnh sang lối sống công nghiệp hóa, hiện đại hóa, phương thức mua sắm của người dân thay đổi, đặc biệt là ở các đô thị.

+ Cơ hội đến từ những ưu thế của kinh doanh siêu thị_một ngành kinh doanh văn minh hiện đại phù hợp với lối sống công nghiệp hóa, hiện đại hóa.

+ Cơ hội đến từ việc hội nhập kinh tế quốc tế, các doanh nghiệp Việt Nam sẽ có cơ hội được cọ xát và học hỏi kinh nghiệm kinh doanh của các nước khác.

Thách thức:

Thách thức lớn nhất của quá trình hội nhập là cạnh tranh không cân sức giữa các doanh nghiệp bán lẻ Việt Nam với các doanh nghiệp bán lẻ xuyên quốc gia. Sự phát triển của các tập đoàn trên thế giới đang tràn vào Việt Nam, thị trường tiềm năng như Việt Nam sẽ thu hút các tập đoàn bán lẻ lớn ở nước ngoài như Wal-Mart, Metro cash & Carry,…

Thị trường sẽ bị chia nhỏ, miếng bánh không còn là của riêng các doanh nghiệp trong nước cùng nhau san xẻ nữa, nó phải được chia phần cho các doanh nghiệp nước ngoài.Hơn nữa các nhà kinh doanh xuyên quốc gia với nhiều kinh nghiệm xâm chiếm thị trường sẽ dành cho mình những miếng bánh ngon và lớn, các đoạn thị trường tiềm năng nhất chắc chắn họ sẽ nghĩ đến, trong khi đó các doanh nghiệp nhỏ của chúng ta chỉ biết nghĩ đến những đoạn thị trường còn lại.

Cạnh tranh sẽ ngày càng khốc liệt hơn, vì các tập đoàn lớn đa quốc gia có vốn, co chuyên môn cao, đồng thời lại có rất nhiều kinh nghiệm, và có khó họ cũng không bỏ cuộc. Với sự xuất hiện của ngày càng nhiều các tập đoàn lớn ở Việt Nam, và các doanh nghiệp trong nươc cũng mở mói nhiều loại hình siêu thị hơn, do vậy cạnh tranh sẽ rất gay gắt, trong khi đó các doanh nghiệp kinh doanh siêu thị ở Việt Nam còn quá nhiều yếu kếm, thiếu vốn, thiếu tính chuyên môn, thiếu hậu cần, thiếu sự liên kết…

Các doanh nghiệp Việt Nam nếu không tự điều chỉnh và có sự đầu tư hỗ trợ của nhà nước sẽ không thể tận dụng được cơ hội mà có thể bị mất thị phần rất nhiều vào tay các tập đoàn bán lẻ lớn trên thế giới. Nếu các doanh nghiệp không học hỏi kinh nghiệm từ nước ngoài để nâng cấp dịch vụ và công nghệ thì tất yếu sẽ bị đầo thải khỏi thị trường.

2.3. Những nhân tố phá vỡ kiểu kinh doanh siêu thị truyền thống, xây dựng hệ thống kinh doanh siêu thị theo dạng chuỗi ở Việt Nam kinh doanh siêu thị theo dạng chuỗi ở Việt Nam

2.3.1.Nhân tố khách quan

Các nhân tố khách quan phá vỡ kiểu kinh doanh siêu thị độc lập ở Việt Nam, hình thành kiểu kinh doanh siêu thị theo dạng chuỗi ở Việt Nam phải kể đến đó là việc mở cửa hội nhập với nền kinh tế quốc tế và sự xuất hiện của các tập đoàn bán lẻ đa quốc gia ở Việt Nam, đặc biệt là sự hoạt đông hiệu quả của các chuỗi siêu thị nổi tiếng thế giới.

Việc mở cửa và hoà nhập với nền kinh tế toàn cầu buộc chúng ta phải thay đổi quan điểm kinh doanh truyền thống, học hỏi những phương thức kinh doanh hiên đại. đó cũng là cơ hội để các doanh nghiệp Việt Nam được cọ xát với thương trường và được tham gia một thị trường tầm quốc tế như đã phân tích ở phân cơ hội và thách thức đối với ngành kinh doanh siêu thị ở Việt Nam sau khi gia chúng ta gia nhập WTO.

Sự xuất hiện của các tập đoàn bán lẻ đa quốc gia ở Việt Nam đồng nghĩa với việc chúng ta chấp nhận cạnh tranh để cùng phát triển. Cạnh tranh sẽ làm giúp cho các doanh nghiệp Việt Nam hoàn thiện hơn, các nhà kinh doanh sẽ phải đánh giá lại phương thức hoạt động, hiệu quả kinh doanh và xây dựng những chiến lược kinh doanh mới nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của mình, để được thị trường chấp nhận. Cạnh tranh cũng là yếu tố, là động lực hình thành sự liên kết giữa các doanh nghiệp trong nước với nhau, vói các nhà cung cấp, các nhà sản xuất để chông lại sự xâm nhập sâu của các tập đoàn bán lẻ lớn nước ngoài.

Sự hoạt động hiệu quả của các chuỗi siêu thị trên thế giới và bài học từ các nước khác như Hàn Quốc, Trung Quốc hay Ấn Độ.. đã rút ra được kinh nghiệm quý báu cho các doanh nghiệp trong nước đó là sự liên kết và xây dựng hệ thống siêu thị thành dang chuỗi hoạt đông theo một quy chuẩn thống nhất, một phương châm kinh doanh nhất quán sẽ đem lại năng lực cạnh tranh mới cho các doanh nghiệp trong nước, và có thể chống lại sự chiếm giữ thị phần của các nhà bán lẻ nước ngoài. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

2.3.2. Nhân tố chủ quan trong nước

Một phần của tài liệu PHÁT TRIỂN HỆ THỐNG CÁC CHUỖI SIÊU THỊ BÁN LẺ TẠI THỊ TRƯỜNG HÀ NỘI SAU KHI VIỆT NAM GIA NHẬP WTO.DOC (Trang 29 - 34)