Mạng đa đường:

Một phần của tài liệu BAO cáo đồ án giao thuc atm (Trang 41 - 43)

4. AAL kiểu 5: phục vụ cho các dịch vụ có tốc độ thay đổi, không theo thời gian thực Cũng giống như AAL 3/4 , AAL 5 được sử dụng chủ yếu cho các yêu cầu về

4.3.3.2 Mạng đa đường:

Trong mạng đa đường, có thể có rất nhiều đường liên kết được nối từ đầu vào tới một đầu ra cho trước. Vì vậy mạng đa đường có ưu điểm là chúng làm giảm hoặc thậm chí loại bỏ hẳn tắc nghẽn xãy ra bên trong mạng chuyển mạch.

Trong phần lớn các mạng đa đường, việc chọn đường liên kết bên trong được thực hiện trong giai đoạn thiết lập cuộc nối. Tất cả các tế bào thuộc về cùng một cuộc nối đều dùng chung một đường liên kết bên trong. Nếu các phần tử chuyển mạch sử dụng đệm theo kiểu FIFO thì sẽ không cần dùng các cơ chế để bảo toàn thứ tự các tế bào.

Các mạng đa đường lại được phân loại thành mạng gấp vòng (Folder Network) và mạng không gấp (Unfolder Network) .

Hình: Mạng chuyển mạch gấp vòng ba tầng b/2 b/2 b/2 b/2 b/2 b/2 b/2 b/2 b/2 b/2 b/2 b/2 b/2 b/2 b/2 b b/2 b b b 1 1 1 1 1 1 1 b/2 b b/2 b/2 b/2 b/2 b/2

Trong mạng gấp vòng, tất cả đầu vào và đầu ra đều nằm về một bên của hệ thống chuyển mạch, các đường liên kết bên trong đều hoạt động theo hai chiều vào và ra. Do đó mạng gấp vòng có ưu điểm là rút ngắn được đường liên kết bên trong. Thí dụ nếu đầu vào và đầu ra đều thuộc về cùng một phần tử chuyển mạch thì tế bào sẽ được đưa ra trực tiếp từ phần tử chuyển mạch này mà không cần thiết phải chuyển qua các tầng sau. Số phần tử chuyển mạch mà một tế bào phải đi qua sẽ phụ thuộc vào vị trí của đầu vào và đầu ra trong mạng.

Hình trên minh họa một mạng gấp vòng ba tầng được xây dựng từ các phần tử chuyển mạch kích thước b*b, như vậy số cổng vào/ra của mạng này là (b/2)*(b/2)*b.

Trong mạng không gấp, các đầu vào và đầu ra nằm ở hai phía đối diện nhau, các đường liên kết bên trong là một chiều vì vậy số phần tử chuyển mạch mà tế bào phải đi qua là không đổi. Cấu trúc mạng không gấp đa đường được xây dựng trên cơ sở của mạng một đường. Dưới đây sẽ trình bàymột số mạng không gấp cơ bản.

Một trong số các loại mạng không gấp là mạng kết hợp giữa mạng Banyan với một mạng phân phối. Để giảm tắt nghẽn, mạng phân phối có nhiệm vụ phân phối tế bào một cách đều đặn tới đầu vào mạng Banyan. Cơ chế bảo toàn thứ tự các tế bào cần phải được thực hiện trong loại mạng này.

Một loại mạng khác được tạo thành từ sự kết hợp giữa mạng sắp xếp, mạng giữ tế bào và mạng chuyển mạch Banyan. Mạng sắp xếp có nhiệm vụ sắp xếp các tế bào đi vào trong mạng thành một dòng đơn phụ thuộc vào thứ tự và địa chỉ đích của chúng. Mạng giữ tế bào sẽ căn cứ vào đầu ra của từng tế bào mà cho phép chỉ một tế bào đưọc đi tới mạng banyan, các tế bào còn lại được mạng giữ tế bào phản hồi trở về mạng sắp xếp. Những tế bào quay trở lại mạng sắp xếp sẽ có mức ưu tiên cao hơn nhằm đảm bảo thứ tự không đổi. Các tế bào đi vào mạng Banyan được đưa tới đầu ra mà hoàn toàn không sợ xãy ra tắc nghẽn.

Ngoài hai loại mạng trên còn có mạng đa đường được xây dựng từ vài mạng chuyển mạch Banyan kết hợp lại, các mạng Banyan này được sắp xếp trên các mặt phẳng nằm song song với nhau. Tất cả các tế bào của một cuộc nối sẽ được truyền trên cùng một mặt phẳng. Một tế bào đi vào hệ thống chuyển mạch được chuyển tới mặt phẳng thích hợp nhờ những bộ phận phối

Mạng phân phối Mạng Banyan

Đầu vào Đầu ra

Mạng sắp xếp

Mạng giữ tế bào

Mạng Banyan

Hình: Cấu trúc chung của chuyển mạch kết hợp giữa mạng phân phối và mạng Banyan

Hình: Cấu trúc chung của chuyển mạch kết hợp giữa mạng sắp xếp mạng giữ tế bào và mạng Banyan

được lắp ở mổi đầu vào. Tại đầu ra của hệ thống chuyển mạch, các bộ ghép kênh sẽ thu thập các tế bào từ tất cả các mặt phẳng. Hình trên minh họa cấu trúc mạng Banyan song song.

Một phần của tài liệu BAO cáo đồ án giao thuc atm (Trang 41 - 43)