Những vấn đề cần đặt ra để tiếp tục thực hiện trong thời gian tới.

Một phần của tài liệu Những giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng tại chi nhánh Ngân Hàng Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn tỉnh Hải Dương.doc (Trang 36 - 39)

- Tiền gửi không kỳ hạn 498.335 443.585 577.780 14 134.195 30,3 Tiền gửi có kỳ hạn

2.3.3. Những vấn đề cần đặt ra để tiếp tục thực hiện trong thời gian tới.

tới.

Để mở rộng và nâng cao chất lượng tín dụng vấn đề con người là quan trọng mang tính quyết định. Cần tạo điều kiện cho đội ngũ cán bộ quản lý được học thêm, để nâng cao trình độ học vấn và năng lực quản lý điều hành- Tiêu chuẩn hoá đội ngũ cán bộ lãnh đạo. Cần bổ sung những cán bộ có trình độ năng lực, có đạo đức tốt cho đội ngũ CBTD. Mặt khác, tăng cường đào tạo và đào tạo lại những cán bộ tín dụng hiện có, nhằm nâng cao nhận thức, năng lực đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ được giao trong điều kiện của nền kinh tế thị trường hiện nay.

Tiếp tục chỉ đạo các chi nhánh kiên quyết, triệt để tăng cường triển khai việc họp dân để tuyên truyền Quyết định 67/TTg, Nghị quyết 2308 và công khai hoá cơ chế cho vay của ngành đến toàn dân. Tiếp tục triển khai thành lập các tổ vay vốn để việc vay, trả của người dân được thuận tiện,vừa tăng trưởng được dư nợ vừa giảm bớt cường độ lao động của cán bộ tín dụng. Đây là nhiệm vụ cơ bản, là biện pháp quan trọng quyết định sự tăng trưởng và nâng cao chất lượng tín dụng của NHNo Hải dương trong năm qua.

Triển khai nghiêm túc văn bản chỉ đạo số 1411/NHNo-06 của Tổng giám đốc về chỉ đạo điều hành công tác tín dụng đối với hộ sản xuất, HTX và trang trại: tổ chức điều tra kinh tế trang trại, lập hồ sơ kinh tế địa phương 100% các xã (theo các tiêu chí của NHNo tỉnh), phân loại khách hàng, phân công từng đồng chí lãnh đạo phụ trách, theo dõi các chi nhánh NHNo huyện, thường xuyên coi trọng công tác tuyên truyền, tiếp thị...

Chỉ đạo tổ chức sơ kết việc cho vay đời sống, việc thực hiện Quyết định 67, NQ liên tịch 2308 ở các cấp cơ sở.

Lập chương trình hành động cụ thể cho từng quý, từng năm nhằm thực hiện thắng lợi mục tiêu kế hoạch kinh doanh của từng năm đề ra.

Xây dựng theo đề án chiến lược kinh doanh năm 2005-2010- Làm cơ sở, mục tiêu phấn đấu cho năm 2007 và những năm tiếp theo.

Ký kết chương trình phối hợp với Liên minh các HTX, tổ chức khảo sát các doanh nghiệp ngoài quốc doanh nhằm xây dựng kế hoạch đầu tư vốn trong năm 2007 và các năm tiếp theo.

Tổ chức tập huấn nghiệp vụ cho vay, cơ chế bảo đảm tiền vay, cho đội ngũ cán bộ tín dụng. Đây là công tác quan trọng để giữ vững và nâng cao chất lượng tín dụng trong thời gian tới.

Hàng năm tiếp tục xét thưởng cho CBTD có thành tích vào dịp tổng kết cuối năm, trên cơ sở hoàn thiện các tiêu chí để đánh giá đúng thực chất thành tích của họ. Sao cho CBTD được thưởng là những tấm gương sáng cho đội ngũ cán bộ tín dụng toàn tỉnh học tập và noi theo- Tạo ra không khí thi đua, phấn đấu để hoàn thành xuất sắc chỉ tiêu kinh doanh đề ra.

Mở thêm 3 ngân hàng loại 4 nhằm tạo thuận lợi cho khách hàng tiếp cận với ngân hàng, tạo điều kiện cho ngân hàng tăng trưởng tín dụng.

Thực hiện nghiêm túc việc trích lập và sử dụng quỹ dự phòng rủi ro, việc kiểm tra, xét duyệt các khoản nợ rủi ro nghiêm túc, đảm bảo chế độ quy định, nhằm làm lành mạnh tài chính, giảm nợ quá hạn. Thực hiện tốt các biện pháp phòng ngừa và hạn chế rủi ro trong hoạt động tín dụng như : thẩm định kỹ khách hàng trước khi vay, thực hiện đúng các quy trình nghiệp vụ cho vay và quản lý tiền vay, Tổ chức phân tích chất lượng tín dụng (mỗi năm ít nhất 2 lần vào 6 tháng và cuối năm) nhằm tìm biện pháp mở rộng và nâng cao chất lượng tín dụng, đảm bảo kinh doanh an toàn, hiệu quả.

Bên cạnh việc mở rộng và nâng cao chất lượng cho vay hộ sản xuất thì công tác tuyên truyền, công tác tiếp thị đối với các doanh nghiệp trên địa

bàn phải được coi trọng để thu hút khách hàng đặc biệt là các khách lớnđến với ngân hàng nông nghiệp, nâng dần tỷ trọng dư nợ cho vay doanh nghiệp trong cơ cấu dư nợ - Phấn đấu đưa tỷ trọng dư nợ cho vay doanh nghiệp lên 20-30%/tổng dư nợ.

Duy trì việc giao ban tín dụng hàng tháng giúp cho NHNo tỉnh nắm bắt thông tin đầy đủ, kịp thời trong hoạt động ngân hàng nói chung, tín dụng nói riêng, nhằm giúp cho việc chỉ đạo công tác tín dụng đạt hiệu quả cao. Mặt khác, tạo điều kiện cho các chi nhánh trao đổi, học tập kinh nghiệm lẫn nhau, nhằm phát huy những mặt tích cực, những cách làm hay, khắc phục và rút kinh nghiệm những khuyết điểm hoặc tồn tại ở mỗi chi nhánh.

Tóm lại, hoạt động kinh doanh của ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn tỉnh Hải Dương trong những năm qua đặc biệt là trong 2 năm 2006,2007 đạt được những thành tích đáng phấn khởi. Thông qua hoạt động tín dụng đã góp phần không nhỏ trong việc thúc đẩy kinh tế tỉnh nhà phát triển, đặc biệt bộ mặt nông thôn đã có nhiều đổi mới- có được như vậy không thể không nói đến vai trò có tính chất quyết định của NHNo Hải Dương.

Mặc dù công tác tín dụng tại chi nhánh NHNo Hải Dương những năm qua đã đạt được một số thành tích nhất định như : dư nợ tăng, NQH giảm, uy tín và vị thế đã được nâng cao trên thương trường. Tuy vậy NHNo Hải Dương vẫn cần phải có những định hướng chiến lược cũng như những giải pháp cụ thể trong những năm tới để đưa NHNo Hải Dương thành một ngân hàng vững mạnh có đủ sức cạnh tranh để tồn tại và phát triển.

CHƯƠNG III

Một phần của tài liệu Những giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng tại chi nhánh Ngân Hàng Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn tỉnh Hải Dương.doc (Trang 36 - 39)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(62 trang)
w