VPBank đã trải qua 3 giai đoạn phát triển:

Một phần của tài liệu Mở rộng cho vay đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ tại ngân hàng cổ phần Vpbank.doc (Trang 31 - 35)

Ngân hàng Thương mại cổ phần các Doanh nghiệp Ngồi quốc doanh Việt Nam(VPBank) được thành lập theo giấy phép hoạt động số 0042/NH- GP của thống đốc ngân hàng Nhà nước Việt Nam cấp ngày 12 tháng 8 năm

1993 với thời gian hoạt động 99 năm. Ngân hàng bắt đầu hoạt động từ ngày 04 tháng 9 năm 1993 theo giấy phép thành lập số 1535/QĐ – UB Ngày 04 tháng 9 năm 1993.Vốn điều lệ ban đầu khi mới thành lập là 20 tỷ VND. Tháng 8/1994 vốn điều lệ tăng lên 70 tỷ VND, tháng 3/1996 tăng lên 174,9 tỷ VND, là NHCP cĩ vốn điều lệ lớn nhất Việt Nam.

Là ngân hàng cổ phần đầu tiên được thí điểm gọi vốn từ cổ đơng nước ngồi (Dragon capital và Vietnam Fund. mỗi đơn vị 10% vốn cổ phần).

Đến cuối năm 1996. VPBank cĩ Hội sở và 3 chi nhánh, trên 200 CBNV tổng tài sản đạt 864 tỷ đồng, lợi nhuận năm 1995 và 1996 đều đạt 36% vốn cổ phần.

CBNV được thưởng 7 tháng lương /1 năm, khuyến khích mua cổ phiếu VPBank.

Giai đoạn 2 (1997 – cuối năm 2001) Khủng hoảng Nguyên nhân khủng hoảng

Nguyên nhân chủ quan: Sai lầm trong chính sách tín dụng .

- Tín chấp quá lớn với cổ đơng (cho vay/ bảo lãnh mở L/C trả chậm). - Chính sách tín dụng lỏng lẻo với các khách hàng khác.

Nguyên nhân khách quan:

- Chính sách kinh tế vĩ mơ của Nhà nước. - Khủng hoảng kinh tế khu vực Châu Á.

- Khách hàng lợi dụng tình trạng “đục nước béo cị”.

Quá trình khủng hoản:

- Tháng 03/1997: Thanh tra Nhà nước làm việc. - Từ tháng 01 /97 – 04/97: VPBank thay 4 TGĐ

- Tháng 05 /1997: NHNN thành lập Tổ giám sát đặc biệt tại VPBank. - Tháng 07/1997 : Bộ Cơng An khởi tố vụ án tại VPBank

- Đến cuối năm 1997, nợ quá hạn trên 1.000 tỷ đồng – gấp 5 lần vốn tự cĩ, trong đĩ: NQH trong nước trên 400 tỷ đồng (chiếm 78%), nợ bảo lãnh L/C trả chậm 45,3 triệu USD.

- Tháng 11/2000, VPBank thành lập Ban đề án triển khai cải tổ. Xúc tiến việc cải tổ bộ máy, ban hành chức năng nhiệm vụ các phịng ban, xây dựng quy trình nghiệp vụ.

- Tháng 05/2002: Ơng Lê Đắc Sơn từ Ba Lan về nước được HĐQT cử giữ chức TGĐ.

- Tháng 9/2002: NHNN chính thức đặt VPBank vào tình trạng Kiểm sốt đặc biệt, thời hạn 2 năm (25/9/2002 – 25/9/2004).

- Tháng 12/2002: VPBank trình NHNN “Kế hoạch thực hiện phương án chấn chỉnh củng cố VPBank đã được Chính phủ và NHNN phê duyệt”, với mục tiêu đưa VPBank thốt khỏi Kiểm sốt đặc biệt trong thời hạn 15 tháng (trước hạn 9 tháng).

Giai đoạn 3 (từ năm 2002 đến nay): Phục hồi và tăng trưởng

* 2002 – 2004: Cải tổ và lành mạnh hĩa tài chính

- Kết quả thực hiện “Phương án chấn chỉnh củng cố VPBank” trong thời gian Kiểm sốt đặc biệt:

+ Thu hồi nợ quá hạn trong nước: 210 tỷ đồng + Sử dụng lợi nhuận để xử lý rủi ro: 98 tỷ đồng

+ Xử lý L/C trả chậm với nước ngồi: 30,4 triệu USD

- 07/06/2004, NHNN quyết định kết thúc Kiểm sốt đặc biệt trước hạn - VPBank bước vào giai đoạn phát triển mới.

* 2004 – nay: Hồn thiện hệ thống và phát triển

- Tăng vốn điều lệ, do nhu cầu phát triển, theo thời gian VPBank đã nhiều lần tăng vốn điều lệ. Đến tháng 8 năm 2006, vốn điều lệ của VPBank đạt 500 tỷ đồng. Trong tháng 9 VPBank được chấp thuận của NHNN cho phép bán 10% vốn cổ phần cho cổ đơng chiến lược nước ngồi là ngân hàng

OCBC - Một ngân hàng lớn nhất Singapore, theo đĩ vốn điều lệ sẽ được nâng lên trên 750 tỷ đồng. Tiếp theo vốn điều lệ của VPBank sẽ tăng lên trên 2.000 tỷ đồng.

- Phát triển mạng lưới, trong suốt quá trình hình thành và phát triển, VPBank luơn chú ý đến việc mở rộng quy mơ, tăng cường mạng lưới hoạt động tại các thành phố lớn. Cuối năm 1993, Thống đốc NHNN chấp thuận cho VPBank mở chi nhánh tại thành phố Hồ Chí Minh. Tháng 11/1994, VPBank được phép mở thêm Chi nhánh Hải Phịng và tháng 7/1995, được mở thêm chi nhánh Đà Nẵng. Trong năm 2004, NHNN đã cĩ văn bản chấp thuận cho VPBank được mở thêm 3 chi nhánh mới đĩ là chi nhánh Hà Nội trên cơ sở tách bộ phận trực tiếp kinh doanh trên địa bàn Hà Nội ra khỏi hội sở; Chi nhánh Huế: Chi nhánh Sài Gịn. Trong năm 2005, VPBank tiếp tục được NHNN chấp thuận cho mở thêm một số chi nhánh nữa đĩ là Chi nhánh Cần Thơ; Chi nhánh Quảng Ninh; Chi nhánh Vĩnh Phúc; Chi nhánh Thanh Xuân; Chi nhánh Thăng Long; Chi nhánh Tân Phú; Chi nhánh Cầu Giấy; Chi nhánh Bắc Giang. Cũng trong năm 2005, NHNN đã chấp thuận cho VPBank được nâng cấp một số phịng giao dịch thành Chi nhánh đĩ là Phịng Giao dịch Cát Linh, Phịng giao dịch Trần Hưng Đạo….Trong năm 2006, VPBank tiếp tục được NHNN cho mở thêm Phịng giao dịch Hồ Gươm và Phịng giao dịch Vĩ Dạ ….Bên cạnh việc mở rộng mạng lưới Giao dịch trên đây, trong năm 2006, VPBank cũng đã mở thêm hai cơng ty trực thuộc đĩ là Cơng ty quản lý nợ và khai thác tài sản; Cơng ty chứng khốn.

Tính đến tháng 8 năm 2006, Hệ thống VPBank cĩ tổng cộng 37 điểm giao dịch gồm cĩ: Hội sở chính tại Hà Nội, 21 Chi nhánh và 16 phịng giao dịch tại các Tỉnh, Thành phố lớn của đất nước là Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh, Hải Phịng, Thừa Thiên Huế, Đà Nẵng, Cần Thơ, Quảng Ninh, Vĩnh Phúc, Bắc Giang và 2 Cơng ty trực thuộc. Năm 2006, VPBank sẽ mở thêm các chi nhánh mới tại Vinh ( Nghệ An ); Thanh Hĩa, Nam Định, Nha Trang,

Bình Dương, Đồng Nai, Kiên Giang và các phịng giao dịch, nâng tổng số điểm giao dịch trên tồn hệ thống của VPBank lên 50 chi nhánh và phịng giao dịch. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Bên cạnh đĩ VPBank cịn xây dựng lại đội ngũ lãnh đạo; Cơ cấu lại tổ chức theo hướng phục vụ khách hàng; Hồn thiện hệ thống quản trị rủi ro trong ngân hàng; Tuyển dụng và đào tạo lại cán bộ; Đưa vào ứng dụng phần mềm tin học hiện đại; Phát triển các mảng sản phẩm và dịch vụ.

Đại hội cổ đơng năm 2005 được tổ chức vào cuối tháng 3/2006, một lần nữa, VPBank khẳng định kiên trì thực hiện chiến lược ngân hàng bán lẻ. Phấn đấu trong một vài năm tới trở thành ngân hàng bán lẻ hàng đầu khu vực phía Bắc và nằm trong nhĩm 5 ngân hàng dẫn đầu các ngân hàng TMCP trong cả nước.

VPBank Thăng Long là chi nhánh cấp I mới được thành lập, quản lý hoạt động của 7 chi nhánh trực thuộc đĩ là VPBank Giảng Võ; VPBank Trần Duy Hưng; VPBank Thanh Xuân; VPBank Cầu Giấy; VPBank Phạm Văn Đồng; VPBank Mỹ Đình; VPBank Trung Hồ – Nhân Chính; Được khai trương hoạt động vào ngày 21/10/2005. Sau 9 tháng hoạt động đến 31/7/2006. VPBank Thăng Long đã đạt được một số kết quả kinh doanh như sau: Số dư huy động vốn đạt 605393 triệu đồng, bằng 247% so với đầu năm 2006 và bằng 131% kế hoạch cả năm 2006, trong đĩ số dư tiền gửi thanh tốn của các tổ chức kinh tế và cá nhân là 132875 triệu đồng, chiếm tỷ trọng 22% trong tổng nguồn vốn huy động.

Một phần của tài liệu Mở rộng cho vay đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ tại ngân hàng cổ phần Vpbank.doc (Trang 31 - 35)