Thực trạng rủi ro tắn dụng tại Chi nhánh Ngân hàng Ngoại thương Thành Công

Một phần của tài liệu Giải pháp hạn chế rủi ro tín dụng tại Chi nhánh Ngân hàng Ngoại thương Thành Công.doc (Trang 50 - 55)

Thành Công

2.2.2.1. Chắnh sách quản lý rủi ro tắn dụng của Ngân hàng Ngoại Thương Việt Nam

2.2.2.1.1. Quan điểm của Ngân hàng Ngoại Thương về rủi ro tắn dụng

- Không tập trung cấp tắn dụng quá cao cho một khách hàng, một ngành nghề/lĩnh vực, các nhóm khách hàng, ngành nghề/lĩnh vực có liên quan với nhau, một loại tiền tệ và một địa bàn.

- Khi quyết định cấp tắn dụng cho một dự án lớn, phải thực hiện theo chế độ tập thể (nhiều thành viên cùng tham gia quyết định cho vay thông qua nhiều mức xét duyệt và biểu quyết hoạt động của hội đồng tắn dụng), bảo đảm tắnh khách quan.

- Áp dụng hạn mức cấp tắn dụng và/ hoặc thời hạn cấp tắn dụng tùy thuộc vào năng lực của chi nhánh.

2.2.2.1.2. Hình thức quản lý rủi ro tắn dụng

Việc quản lý rủi ro tắn dụng được thực hiện dưới các hình thức:

- Các quy chế, Quyết định, Quy định do Chủ tịch Hội đồng Quản trị hoặc Tổng Giám đốc ban hành.

- Định hướng hoạt động tắn dụng trong từng thời kỳ. - Công văn, Thông báo do thành viên Ban điều hành ký. 2.2.2.1.3. Các nội dung quản lý rủi ro tắn dụng cơ bản

- Giới hạn tắn dụng đối với một khách hàng là tổng mức dư nợ tắn dụng tối đa mà Ngân hàng Ngoại Thương chấp nhận giao dịch đối với khách hàng đó trong một thời kỳ (một năm). Tổng mức dư nợ tắn dụng gồm: dư nợ cho vay, số dư bảo lãnh và phần L/C miễn ký quỹ, dư nợ cho vay chiết khấu, dư nợ cho vay thấu chi.

+ Mục đắch: áp dụng giới hạn tắn dụng nhằm hướng hoạt động quản trị rủi ro tắn dụng của Ngân hàng Ngoại Thương theo chuẩn mực quốc tế.

+ Ý nghĩa: Thứ nhất, quản lý rủi ro tổng thể đối với một khách hàng; Thứ hai, tăng cường tắnh tập thể, khách quan trong hoạt động tắn dụng; Thứ ba, mở rộng quyền chủ động của chi nhánh trong hoạt động tắn dụng nhằm đáp ứng nhu cầu linh hoạt của khách hàng.

Việc xác định giới hạn tắn dụng phải được tiến hành xong chậm nhất là vào tháng 6 hàng năm. Việc duyệt giới hạn tắn dụng được chia thành 2 cấp. Giới hạn tắn dụng vượt thẩm quyền của Hội đồng tắn dụng cơ sở phải trình ra Hội đồng tắn dụng Trung ương xem xét phê duyệt.

- Phân vùng đầu tư: Mỗi chi nhánh sẽ tập trung cấp tắn dụng cho các khách hàng thuộc những vùng đầu tư nhất định. Chi nhánh có thể cấp tắn dụng cho khách hàng ngoài vùng đầu tư của mình nếu được Tổng giám đốc cho phép bằng văn bản. Việc phân bố đầu tư được tiến hành trên cơ sở:

+ Đặc điểm địa lý nơi chi nhánh đặt trụ sở; + Năng lực của bản thân các chi nhánh.

- Phân chia thẩm quyền quyết định trong hoạt động tắn dụng:

Giám đốc chi nhánh: được quyền chủ động quyết định cho vay, thẩm quyền cao nhất là 60 tỷ đồng, thấp nhất là 20 tỷ đồng đối với từng lần cho vay dự án đầu tư và mở L/C, bảo lãnh miễn ký quỹ. Đối với các khoản cho vay vượt ngoài phạm vi nói trên, chi nhánh phải trình Tổng giám đốc xem xét.

Tổng Giám đốc: Các khoản do Hội sở chắnh và chi nhánh gửi lên được chia làm 3 cấp: trên 100 tỷ đồng do Phó Giám đốc phụ trách, 100-120 tỷ đồng do Tổng Giám đốc quyết định, trên 120 tỷ đồng do Hội đồng tắn dụng trung ương xem xét và phê duyệt.

Mức dư nợ tắn dụng tối đa đối với từng chi nhánh: Tổng Giám đốc khống chế mức dư nợ tắn dụng tối đa quy VNĐ đối với từng chi nhánh căn cứ vào

tình hình kinh tế, xã hội tại địa bàn và năng lực quản lý rủi ro tại chi nhánh.

Các giới hạn khác: Tùy tình hình thực tế tại từng thời điểm và trên cơ sở đánh giá những biến động đột ngột có tác động xấu đến công tác quản lý rủi ro tắn dụng, Tổng Giám đốc có thể ban hành văn bản giới hạn, ngừng cho vay mới, hoặc áp dụng các kỹ thuật giảm dư nợ đối với một nhóm khách hàng, mặt hàng/ lĩnh vực đầu tư.

2.2.2.2. Thực trạng rủi ro tắn dụng tại Chi nhánh Ngân hàng Ngoại Thương Thành Công

Nợ đủ tiêu chuẩn: bao gồm các khoản nợ trong hạn mà ngân hàng nơi cho

vay đánh giá có đủ khả năng thu hồi đầy đủ cả gốc và lãi đúng hạn; các khoản bảo lãnh cam kết cho vay và chấp nhận thanh toán.

Nợ khoanh: là các khoản nợ mà chủ yếu là khi ngân hàng cho vay các doanh

nghiệp Nhà nước, sau khi xem xét thấy các doanh nghiệp cần có thêm thời gian để thu hồi tiền và chi trả đầy đủ cho khách hàng thì ngân hàng cho phép khoanh khoản nợ đó trong một khoảng thời gian nhất định mà sau khoảng thời gian đó doanh nghiệp buộc phải trả hết nợ cho ngân hàng và đồng thời ngân hàng không tắnh lãi cho doanh nghiệp trong khoảng thời gian đó.

Nợ chờ xử lý: là các khoản nợ mà khách hàng trong thời gian vay nợ vi phạm

pháp luật. Trong trường hợp này thông thường ngân hàng không thể kiểm soát được khoản nợ và phải đợi phán quyết của tòa án.

Bảng 6. Các khoản mục nợ có vấn đề của chi nhánh Ngân hàng Ngoại thương Thành Công giai đoạn 2003 - 2007

Đơn vị: tỷ đồng 2003 2004 2005 2006 2007 Tổng dư nợ 530 658 691 688 926 Tổng nợ có vấn đề 17.97 20.66 21.21 19.89 20.22 % 3.39 3.90 4.00 3.75 3.82 1. Nợ quá hạn 8.69 16.06 17.69 13.42 14.08 % 1.64 2.44 2.56 1.95 1.52 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

2. Nợ cho vay bắt buộc bảo lãnh 4.61 1.18 1.11 1.2 1.23

% 0.87 0.18 0.16 0.17 0.13 3. Nợ chờ xử lý 1.96 0.99 1.66 1.5 1.45 % 0.37 0.15 0.24 0.22 0.16 4. Nợ khoanh 2.65 2.96 2.35 2.95 2.78 % 0.50 0.45 0.34 0.43 0.30 5.Nợ tài sản xiết nợ 0.05 0.07 0.06 0.82 0.68 % 0.01 0.01 0.01 0.12 0.07

(Nguồn: Báo cáo của Phòng Quản lý tắn dụng chi nhánh Ngân hàng Ngoại thương Thành Công )

Nợ bắt buộc do bảo lãnh: phát sinh từ hoạt động mở L/C của NHNT cho các

doanh nghiệp trong nước nhập hàng của nước ngoài, số nợ này không có tài sản đảm bảo, nên khi doanh nghiệp làm ăn thua lỗ, không có khả năng trả nợ. NHNT với tư cách là ngân hàng bảo lãnh sẽ phải ứng tiền trả thay cho các chủ nợ nước ngoài để giữ uy tắn của ngân hàng trong hoạt động thanh toán quốc tế.

Nợ tài sản xiết nợ là các khoản nợ khách hàng vay có tài sản đảm bảo, khi

đến hạn trả nợ khách hàng không có khả năng thanh toán thì ngân hàng sẽ xiết nợ tài sản và cấn trừ nợ cho khách hàng.

Các khoản nợ quá hạn là các khoản nợ đã quá thời hạn thanh toán mà khách hàng đã ký với ngân hàng trong hợp đồng tắn dụng. Khi ngân hàng xem xét thấy khách hàng không đủ điều kiện để miễn giảm lãi hoặc gia hạn nợ hay cơ cấu lại khoản nợ thì sẽ chuyển nợ quá hạn và chịu mức lãi suất phạt là 150%.

Tổng nợ có vấn đề của Chi nhánh vào năm 2003 chiếm 3.39% tổng dư nợ, trong đó nợ quá hạn là 1.64%, nợ cho vay bắt buộc bảo lãnh là 0.87%, nợ chờ xử lý là 0.37%, nợ khoanh 0.5% và nợ tài sản xiết nợ 0.01%. Qua bảng số liệu trên ta thấy tổng nợ có vấn đề tăng lên về con số tương đối (3.39% năm 2003 xuống 3.82% năm 2007), đồng thời tăng lên về số tuyệt đối (17.97 tỷ đồng năm 2003 lên 20.22 tỷ đồng năm 2007) do tổng dư nợ của năm 2007 tăng cao hơn nhiều so với năm 2003. Nợ có vấn đề năm 2007 là 3.82%, con số này nằm trong tỷ lệ an toàn cho phép song Chi nhánh cần phải tắch cực hơn nữa để nâng cao chất lượng tắn dụng, tăng khả năng cạnh tranh trong môi trường kinh tế hội nhập.

Bảng 7. Nợ quá hạn phân theo thời gian của chi nhánh Ngân hàng Ngoại thương Thành Công giai đoạn 2003 Ờ 2007

Đơn vị: Tỷ đồng 2003 2004 2005 2006 2007 Nợ quá hạn 8.69 16.06 17.69 13.42 14.08 Ngắn hạn 6.04 11.89 10.20 9.05 8.95 % 69.45 74.04 57.68 67.46 63.58 Trung hạn 1.58 2.89 3.83 2.75 2.71 % 18.23 18 21.67 20.51 19.23 Dài hạn 1.07 1.28 3.65 1.61 2.42 % 12.32 7.96 20.65 12.03 17.19

(Nguồn: Báo cáo tổng kết của Chi nhánh Ngân hàng Ngoại Thương Thành Công)

Nợ quá hạn của Chi nhánh tăng về con số tuyệt đối (nợ quá hạn năm 2003 là 8.69 tỷ VNĐ, năm 2007 là 14.08 tỷ đồng, và cũng tăng về con số tương đối (năm

2003 nợ quá hạn là 2.63%). Những năm gần đây, dư nợ tắn dụng của Chi nhánh tăng cao (khoảng 20%/ năm) song nợ quá hạn lại có xu hướng giảm. Nợ quá hạn ngắn hạn của Chi nhánh chiếm tỉ trọng cao trong nợ quá hạn, trên 55%. Năm 2004 tỷ lệ này là khá cao, lên tới 74.04%, đến năm 2005 tỷ lệ này giảm xuống 57.68% giảm cả về số tương đối và tuyệt đối. Các khoản nợ quá hạn trong ngắn hạn của Chi nhánh chiếm tỉ trọng cao hơn trung và dài hạn. Điều này là do các khoản nợ trung dài hạn chưa đến hạn thu nợ trong tương lai mới bộc lộ rủi ro, và các khoản nợ ngắn hạn có thời gian vay vốn ngắn nên các doanh nghiệp thường thu hồi kịp vốn để trả nợ đúng hạn, các khoản nợ này thường chỉ quá hạn tạm thời và khả năng thu hồi vốn cao. Trước đây, các khoản nợ quá hạn này tập trun chủ yếu vào các doanh nghiệp kinh doanh cà phê, xuất khẩu gạo. Hiện nay, xu hướng này chuyển sang lĩnh vực xây dựng.

Bảng 8. Nợ quá hạn phân theo khả năng thu hồi tại chi nhánh Ngân hàng Ngoại thương Thành Công 2003 - 2007

Đơn vị: tỷ đồng 2003 2004 2005 2006 2007 Nợ quá hạn 8.69 16.06 17.69 13.42 14.08 6 tháng 3.99 6.29 6.94 5.31 5.94 % 45.92 39.17 39.21 39.56 42.17 6-12 tháng 2.24 3.84 2.76 2.07 1.83 % 25.77 23.9 15.62 15.43 12.97 12 tháng 2.46 5.93 7.99 6.04 6.32 % 28.31 36.93 45.17 45.01 44.86

(Nguồn: Báo cáo tổng kết của Chi nhánh Ngân hàng Ngoại Thương Thành Công)

Qua bảng số liệu trên ta thấy, năm 2003 tỷ lệ nợ quá hạn khó đòi chiếm 28.31%, năm 2007 là 44.86%. Tỷ lệ này tăng đáng kể trong 5 năm qua, song có giảm dần trong 3 năm trở lại đây. Năm 2007, nợ có khả năng thu hồi chiếm khoảng 50% trong đó nợ quá hạn dưới 6 tháng vào khoảng 42.17%. Đối với các khoản nợ có khả năng thu hồi, Chi nhánh nên kết hợp với khách hàng cùng giải quyết để giảm thiểu thiệt thạ và bằng mọi cách để thu hồi lại vốn. Còn các khoản nợ quá hạn khó đòi nên trắch lập dự phòng rủi ro để xử lý.

Bên cạnh đó, nếu xét theo tiêu chắ loại tiền cho vay, có thể thấy mức dư nợ ngoại tệ tăng từ 2003 đến năm 2007 trong khi dư nợ quá hạn bằng ngoại tệ lại có xu hướng giảm. Điều này chứng tỏ chất lượng khoản vay bằng ngoại tệ khá tốt.

Bảng 9. Nợ quá hạn phân theo loại tiền của chi nhánh Ngân hàng Ngoại thương Thành Công 2003 - 2007 Đơn vị: tỷ đồng 2003 2004 2005 2006 2007 Nợ quá hạn 8.69 16.06 17.69 13.42 14.08 NQH bằng VNĐ 6.36 12.52 14.13 10.70 11.25 % 73.17 77.99 79.85 79.76 79.92

NQH bằng ngoại tệ quy đổi 2.33 3.53 3.56 2.72 2.83

% 26.83 22.01 20.15 20.24 20.08

(Nguồn: Báo cáo tổng kết của Chi nhánh Ngân hàng Ngoại Thương Thành Công)

Qua bảng số liệu trên ta thấy, nợ quá hạn ngoại tệ có xu hướng giảm từ 2003 đến 2007, từ 26.83% năm 2003 xuống còn 20.08% năm 2007 trong tổng dư nợ. Ngược lại, nợ quá hạn VNĐ lại tăng từ năm 2003 đến 2007, tăng từ 73.17% năm 2003 lên 79.92% năm 2007. Ta có thể thấy rõ cơ cấu dư nợ ngoại tệ/nội tệ của Chi nhánh nhìn chung không thay đổi nhiều trong 5 năm: từ 26.83%/73.17% năm 2003 thành 20.08%/79.92% năm 2007. Các khoản cho vay bằng ngoại tệ thường là các dự án lớn, có tắnh khả thi cao và nằm trong tầm chiến lược của Nhà nước vì vậy chất lượng của các khoản vay thường khá đảm bảo.

Một phần của tài liệu Giải pháp hạn chế rủi ro tín dụng tại Chi nhánh Ngân hàng Ngoại thương Thành Công.doc (Trang 50 - 55)