Bộ điều khiển cổng phương tiện (MGC)

Một phần của tài liệu Tổng quan chuyển mạch mềm .doc (Trang 50 - 53)

MGC là đơn vị chức năng cơ bản của chuyển mạch mềm, và cũng thường được gọi là Call Agent hay bộ điều khiển cổng (Gateway Controller), hay chuyển mạch mềm. Hình trình bày kết nối của MGC với các thành phần khác của mạng NGN.

MGC điều khiển xử lý cuộc gọi, còn MG và SG sẽ thực hiện truyền thông. MGC điều khiển SG thiết lập và kết thúc cuộc gọi. Ngoài ra còn giao tiếp với hệ thống OSS và BSS.

MGC chính là chiếc cầu nối giữa các mạng có đặc tính khác nhau như PSTN, SS7, mạng IP. Nó chịu trách nhiệm quản lý lưu lượng thoại và dữ liệu qua các mạng khác nhau.

Các chức năng của MGC

Hình 3.3: Các chức năng của MGC

- Điều khiển cuộc gọi, duy trì trạng thái của mỗi cuộc gọi trên một MG. - Điều khiển và hỗ trợ hoạt động của MG, SG.

- Trao đổi các bản tin cơ bản giữa 2 MG-F.

- Xử lý bản tin báo hiệu SS7 (khi sử dụng SIGTRAN). - Xử lý các bản tin liên quan QoS như RTCP.

- Phát hoặc nhận bản tin báo hiệu.

- Thực hiện định tuyến cuộc gọi (bao gồm bảng định tuyến và biên dịch). - Tương tác với AS-F để cung cấp dịch vụ hay đặc tính cho người sử dụng.

- Ghi lại các thông tin chi tiết của cuộc gọi để tính cước (CDR- Call Detail Record). - Quản lý các tài nguyên mạng (port, băng tần…).

Các giao thức Media Gateway Controller có thể sử dụng

- Điều khiển Media Gateway: MGCP, Megaco/H.248. - Điều khiển Signalling Gateway: SIGTRAN (SS7). - Để truyền thông tin: RTP, RTCP.

Các thành phần của mạng NGN liên lạc với nhau qua các giao thức được thể hiện trong hình sau:

Hình 3.4: Các giao thức sử dụng giữa các thành phần

Đặc tính hệ thống

- Là một CPU đặc hiệu, yêu cầu hê thống đa xử lý.

- Cần bộ nhớ lớn để lưu trữ cơ sở dữ liệu. Điều này cũng rất cần thiết cho các quá trình đa xử lý.

- Chủ yếu làm việc với lưu lượng IP, do đó yêu cầu các kết nối tốc độ cao. - Hỗ trợ nhiều loại giao thức.

- Độ sẵn sàng cao.

Hình 3.5: Ví dụ sử dụng MGC

Trong ví dụ này, giao thức SIP được sử dụng để khởi tạo kết nối nên MGC có thêm chức năng SPS-F (SIP Proxy Server-Function). SPS-F hỗ trợ R-F trong quá trình định tuyến.

Nhận thấy ở mạng trên không chỉ hỗ trợ các mạng cung cấp dịch vụ truyền thống mà còn có các mạng cung cấp các dịch vụ mới (H.323, SIP, IP Phone…).

Một phần của tài liệu Tổng quan chuyển mạch mềm .doc (Trang 50 - 53)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(104 trang)
w