Tăng tốc sử dụng biến

Một phần của tài liệu Lập trình với Microsoft Visual Studio pptx (Trang 50 - 56)

Tạo ứng dụng Window mới trong Visual Studio.NET tên là XACTLY. Mở cửa sổ hộp công cụ, thêm một nút lệnh và hai hộp văn bản vào Form1. Xoá thuộc tính Text của TextBox1 và TextBox2. Đặt thuộc tính Text của Button1 là "Hiển thị XY". Đặt thuộc tính ReadOnly của TextBox1 và TextBox2 là True. Nháy đúp vào nút Button1 để soạn thảo mã lệnh cho sự kiện nhấn nút. Nhập vào các dòng mã lệnh sau:

Dim XName As String Dim YName As String

XName = "X là tên tôi" YName = "Y là tên tôi" TextBox1.Text = XName TextBox2.Text = YName

Dịch và chạy chương trình. Nhấn nút "Hiển thị XY". Mã lệnh của bạn khai báo hai biến kiểu chuỗi, XName và YName. Biến XName và YName được gán giá trị là chuỗi văn bản (được bao trong cặp dấu nháy kép). Thuộc tính Text của TextBox1 được gán bởi giá trị của biến XName. Thuộc tính Text của TextBox2 được gán bởi giá trị của biến YName. Thử thay đổi giá trị của XName và YName trong mã lệnh của bạn và chạy lại chương trình.

Bây giờ hãy sửa chương trình này. Thêm hộp văn bản thứ ba. Xoá giá trị của thuộc tính Text của TextBox3. Đặt thuộc tính ReadOnly của Textbox3 là False.

Gợi ý cho giáo viên

Bài này sẽ dễ hiểu hơn nếu bạn làm theo hướng dẫn, gõ mã đúng theo mẫu vào chương trình Visual Studio của bạn.

Nhấp đúp vào nút Button1 để soạn thảo mã lệnh cho sự kiện nhấn nút. Sửa đổi mã lệnh như dưới đây:

Dim XName As String Dim YName As String Dim ZName As String

ZName = TextBox3.Text XName = ZName

YName = XName

TextBox1.Text = XName TextBox2.Text = YName

Dịch và chạy chương trình. Nhập văn bản vào hộp văn bản TextBox3. Nhấn nút "Hiển thị XY". Điều gì xảy ra? Mã lệnh của bạn khai báo ba biến kiểu chuỗi. Biến ZName được gán giá trị là giá trị của thuộc tính Text của TextBox3. Biến XName được gán giá trị của ZName (biến trước đó vừa được gán giá trị là giá trị của thuộc tính Text của TextBox3). Biến Yname được gán giá trị của XName. Mã lệnh tiếp theo Gán giá trị của XName cho thuộc tính Text của TextBox1 và giá trị của YName cho thuộc tính Text của TextBox2. Đoạn mã này chỉ ra cách gán giá trị được lưu trong biến cho một biến khác.

Tạo một ứng dụng Window mới tên là TongSoLanNhanNut. Thêm ba nút lệnh vào Form1. Trong cửa sổ mã lệnh hãy tìm dòng:

Windows Form Designer generated code

Ngay sau dòng mã lệnh này, thêm mã lệnh sau:

Dim TongSoLanNhanNut As Integer

Nhấp đúp vào Button1 và thêm mã lệnh sau vào thủ tục xử lý sự kiện nhấn Nút Lệnh.

TongSoLanNhanNut = TongSoLanNhanNut + 1 MessageBox.Show(TongSoLanNhanNut)

Thêm đoạn mã tương tự vào các thủ tục xử lý sự kiện của Button2 và Button3.

Dịch và chạy chương trình. Nhấn vào tất cả các nút theo thứ tự bất kỳ. Cứ mỗi lần nhấn nút thì hộp thông báo lại hiển thị tổng số lần đã nhấn nút. Mã lệnh này làm việc bởi vì chúng ta khai báo một biến toàn cục TongSoLanNhanNut trong mã lệnh của Form. Biến toàn cục để lưu trữ tổng số lần đã nhấn phím. Mỗi khi người dùng nhấn nút thì giá trị của biến TongSoLanNhanNut được tăng lên 1. Giá trị của biến toàn cục chỉ bị mất đi khi Form chứa nó bị đóng.

11.Các kiu biến khác

Trong Visual Basic.NET bạn có thể khai báo thêm rất nhiều kiểu biến khác ngoài các kiểu cơ bản (chuỗi, số nguyên, Logic, số thập phân, v.v.). Những kiểu khác này được xây dựng sẵn trong NET Framework và có thể được sử dụng bởi tất cả các ngôn ngữ NET. Rất nhiều kiểu là thuộc tính của "System classes" (“lớp hệ thống”). Lớp hệ thống chứa các mã lệnh cung cấp các chức năng cơ bản cho ngôn ngữ .NET. Một trong những phần quan trọng nhất trong việc học lập trình ngôn ngữ .NET là hiểu lớp hệ thống và các chức năng của nó. Từng bước bạn sẽ tiếp cận vấn đề này.

Mở ứng dụng ShowXY và thêm nút lệnh thứ hai vào Form1. Đổi thuộc tính Text của Button2 thành "Màu sắc". Nhấp đúp nút Button2 để soạn thảo mã lệnh cho thủ tục xử lý sự kiện nhấn nút lệnh.

Thêm dòng mã lệnh sau:

Dim MauNen As System.Drawing.Color MauNen = System.Drawing.Color.Blue Form1.ActiveForm.BackColor = Maunen

Dịch và chạy chương trình. Nhấn nút Button2.

Trong mã lệnh khai báo biến MauNen, ta thấy biến này có kiểu System.Drawing.Color. Biến MauNen được gán giá trị là System.Drawing.Color.Blue, một giá trị của System.Drawing.Color. Cuối cùng, thuộc tính màu nền của Form1 được gán giá trị của biến MauNen. Để ý rằng thuộc tính màu nền phải được gán một giá trị có kiểu System.Drawing.Color.

Bạn có thể tự mình khám phá lớp hệ thống (System classes). Cách tốt nhất là gõ System. (dấu chấm) trong cửa sổ mã lệnh. IntelliSense sẽ hiển thị danh sách tất cả các thuộc tính và phương thức sẵn có của lớp hệ thống. Chọn một thuộc tính hoặc một phương thức khác và gõ dấu chấm khác để xem thuộc tính hoặc phương thức này có chứa các thuộc tính và phương thức của nó không.

BÀI 7. TOÁN T

1. Toán tử (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Một vài ví dụ về toán tử là cộng, trừ, nhân, chia. Bạn đã sử dụng toán tử kể từ khi ở cấp 1. Chỉ có điều là bạn không gọi chúng như thế. Trong lập trình có các toán tử khác để thực hiện các tính toán phức tạp và ghép các chuỗi ký tự vào nhau.

Toán tử thường tác động lên hai giá trị, mặc dầu có một vài toán tử chỉ tác động lên một giá trị. Giá trị được gọi là toán hạng. Đây là cú pháp cơ bản của việc sử dụng toán tử:

Toán_hng_1 Toán_t Toán_hng_2

Ví dụ: 3 + 4

Trong biểu thức 3 + 4 có hai toán hạng (3 và 4) nối với nhau bởi toán tử (+). Toán tử thực hiện (trong trường hợp này là cộng) trên hai toán hạng (3 và 4).

Bạn có thể xây dựng các biểu thức phức tạp bằng cách sử dụng toán tử. Hãy bắt đầu xem các toán tử toán học – cộng, trừ, nhân và chia. Sau đó bạn tìm hiểu cách ghép nối các chuỗi lại với nhau và chúng ta sẽ xem xét một toán tử đặc biệt đó là toán tử NOT.

2. Toán t s hc

Chương trình máy tính giải các bài toán rất tốt. Chúng không tạo thêm lỗi và không mệt mỏi khi phải làm đi làm lại một bài toán nhiều lần. Nhưng nó không thể tự giải bài toán được mà với tư cách là lập trình viên thì bạn phải chỉ ra cho chương trình cách giải bài toán.

Đó là lý do tại sao việc hiểu cách sử dụng toán tử toán học trong mã lệnh lại quan trọng. Đó là cách bạn nói với chương trình của bạn bài toán mà bạn muốn nó giải. Vì máy tính giải toán rất tốt nên tất cả các ngôn ngữ lập trình đều có các toán tử toán học chuẩn. Kí hiệu dùng để biểu diễn toán tử trong mã lệnh hầu như giống nhau đối với tất cả các ngôn ngữ lập trình.

Đây là danh sách các toán tử toán học thông dụng nhất và các kí hiệu được sử dụng trong cuộc sống hàng ngày đối chiếu với kí hiệu sử dụng trong mã lệnh. Để ý rằng chỉ có duy nhất một sự khác nhau đó là phép nhân. Trong mã lệnh chúng ta dùng * thay vì x để trình bày toán tử nhân.

Toán tKí hiu trong đời sng Kí hiu trong mã lnh

Cộng + +

Trừ - -

Nhân X *

Hãy xem các ví dụ toán tử toán học trong Visual Basic. NET. 3 + 4 18 - 2 33 * 3 66 / 6 3. Toán t chui

Đôi khi chương trình của bạn chỉ cần làm việc với các chuỗi văn bản. Trong Visual Basic.NET và các ngôn ngữ lập trình khác bạn có thể “Cộng” văn bản. Thực sự, nó không giống như phép cộng thông thường của các số. “Cộng” văn bản được gọi là "ghép chuỗi", nó chỉ là một cái tên để chỉ việc nối hai chuỗi văn bản lại với nhau. Trong Visual Basic.NET toán tử ghép chuỗi có kí hiệu là &. Bạn sử dụng nó giống như việc sử dụng toán tử cộng nhưng với toán hạng là các chuỗi văn bản. Ví dụ:

"Lan" & "Hương” "1" & "2"

4. Toán t Not

Toán tử Not là một toán tử đặc biệt, nó chỉ thực hiện trên một toán hạng. Ngoài ra, nó phải định giá một giá trị là đúng hoặc sai (True hoặc False). Nó thay đổi giá trị đúng thành sai và ngược lại. Xem các ví dụ sau.

Not (True)

Not (Not (True))

5. Trong các đon lnh gán

Hầu hết thời gian bạn sử dụng câu lệnh gán. Nhớ là, một câu lệnh gán trông như một biểu thức cùng với một dấu bằng. Các toán tử và toán hạng được đặt ở bên phải dấu bằng. Giá trị của biểu thức ở bên phải dấu bằng được tính trước, sau đó giá trị này được gán cho biểu thức ở phía bên trái dấu bằng. Giá trị của biểu thức ở bên phải của dấu bằng phải cùng một kiểu như biểu thức ở bên trái nếu không sẽ không biên dịch được - tức là biểu thức ở bên phải dấu

và bên trái dấu bằng phải cùng kiểu. Đây là các ví dụ sử dụng toán tử số học và toán tử ghép chuỗi trong câu lệnh gán.

Dim FormWidth as Integer

FormWidth = 200 + 300

Dim FormHeight as Integer

FormHeight = 1000 / 2

Dim Ten as String

Ten = "Nguyn" & "Tâm" (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Một phần của tài liệu Lập trình với Microsoft Visual Studio pptx (Trang 50 - 56)