Phương pháp sử dụng điện cực tiếp đất vô cơ, hóa học thì có khả năng thay thế cho các bộ phận tiếp đất thông thường và thích hợp cho mọi loại lắp đặt.điện cực tiếp đất hóa học làm bằng đồng rỗng, dài 2-3m thường có khoảng 5 lỗ rò nhỏ. Các lỗ rò cho phép hộp chất chứa bên trong điện cực thoát ra đất xung quanh một các chậm rãi. Hợp chất tăng độ dẫn của đất được trộn với đất tự nhiên lấp vào hố khoan có đường kính khoảng 200mm xung quanh điện cực để điện trở tiếp đất thấp hơn nữa.
Điện cực tiếp đất hóa học có một cáp nối dài khoảng 300mm, tiết diện cáp nối 5 để tiện nối điện cực với thiết bị theo yêu cầu của lưới tiếp đất.Điện cực
tiếp đất hóa học có nắp đậy phía trên để có thể bổ sung theo khoảng thời gian dài sử dụng.
Hình 3.8: Điện cực tiếp đất hóa học
Điện cực tiếp đất hóa học có thể có cấu hình nằm ngang hay dọc tùy ý, đây là ưu điểm của phương pháp này. Chính vì ưu điểm này mà có thể lắp đặt cho những vùng đất đá quá cứng không thể đào hố sâu thẳng đứng và có rất nhiều điểm thuận tiện trong sử dụng. Điện cực tiếp đất hóa học có ưu điểm và thuận lợi như:
- Trong nhiểu trường hợp chỉ cần lắp đặt một điện cực tiếp đất hóa học là đảm bảo điện trở tiếp đất theo yêu cầu lắp đặt.
- Hiệu quả cao, trị số điện trở tiếp đất ổn định, ít biến đổi theo sự thay đổi độ ẩm và nhiệt độ của đất. So với phương pháp khác như là sử dụng bột than cốc, than chì hay sử dụng muối ăn thì phương pháp này hơn hẳn do ít bị biến động hay gần như là không biến động bởi độ ẩm và nhiệt độ.
- Chi phí cho hệ thống tiếp đất bằng điện cực hóa học thấp nhờ thời gian lắp đặt giảm, do vậy phương pháp này đang được sử dụng ngày càng nhiều hơn. Cũng vì ưu điểm trên mà phương pháp này áp dụng cho các tiếp đất như: tiếp đất chống sét, tiếp đất viễn thông, tiếp đất cho máy tính, tiếp đất cho nhà trạm, tiếp đất cho các trạm biến áp, tiếp đất cho các thiết bị bảo vệ chống ảnh hưởng đột biến hoặc lan truyền do sét các bước lắp đặt điện cực hóa học: gồm 4 bước như hình vẽ
Hình 3.9: Lắp đặt điện cực tiếp đất hóa học
f. Dùng các tiếp đất bằng vật liệu phi kim loại
Các vật liệu phi kim loại như than, than chì, bê tông kỹ thuật điện và các vật liệu khác có đủ độ dẫn điện, hoàn toàn có thể dùng làm các điện cực tiếp đất cho các hệ thống tiếp đất của thiết bị. Các tiếp đất bằng vật liệu phi kim loại có khả năng chống ăn mòn điện cao. Các vật liệu này ôm chặt điện cực thép, chống ăn mòn điện trong mọi điều kiện nhiệt độ của đất và có đủ độ bền cơ học.
Hình 3.10: Các kết cấu cốt cơ bản
Đối với các hệ thống tiếp đất công tác nên dùng các điện cực bằng than hoặc than chì dài 1200 mm và có đường kính (75 -100) mm. Sự phá hủy các điện cực bằng than chì do ăn mòn điện nhỏ hơn 30 lần sơ với điện cực bằng thép. Các điện cực này trước khi đặt vào trong đất phải có một dạng cốt tương ứng. Cốt của điện cực được quyết định bởi tiếp xúc giữa dây nối và điện cưc.Có 3 dạng kết cấu cơ bản là dạng thanh, dạng khớp vặn và dạng ống kẹp.