Mô hình hóa

Một phần của tài liệu Công nghệ phần mềm.doc (Trang 40 - 41)

Chúng ta tạo ra các mô hình để thu được hiểu biết rõ hơn về thực thể thực tế cần xây dựng. Khi thực thể là một vật vật lý (như toà nhà, máy bay, máy móc) thì ta có thể xây dựng một mô hình giống hệt về hình dạng, nhưng nhỏ hơn về qui mô. Tuy nhiên, khi thực thể cần xây dựng là phần mềm, thì mô hình của chúng ta phải mang dạng khác. Nó phải có khả năng mô hình hóa thông tin mà phần mềm biến đổi, các chức năng (và chức năng con) làm cho phép biến đổi đó thực hiện được, và hành vi của hệ thống khi phép biến đổi xảy ra.

Trong khi phân tích các yêu cầu phần mềm, chúng ta tạo ra các mô hình về hệ thống cần xây dựng. Các mô hình tập trung vào điều hệ thống phải thực hiện, không chú ý đến cách thức nó thực hiện. Trong nhiều trường hợp, các mô hình chúng ta tạo ra có dùng kí pháp đồ hoạ mô tả cho thông tin, xử lý, hành vi hệ thống, và các đặc trưng khác thông qua các biểu tượng phân biệt và dễ nhận

có thể được cung cấp bằng cách dùng một ngôn ngữ tự nhiên hay một ngôn ngữ chuyên dụng cho mô tả yêu cầu. Các mô hình được tạo ra trong khi phân tích yêu cầu còn đóng một số vai trò quan trọng:

• Mô hình trợ giúp cho người phân tích trong việc hiểu về thông tin, chức năng và hành vi của hệ thống, do đó làm cho nhiệm vụ phân tích yêu cầu được dễ dàng và hệ thống hơn.

• Mô hình trở thành tiêu điểm cho việc xem xét và do đó, trở thành phần mấu chốt cho việc xác định tính đầy đủ, nhất quán và chính xác của đặc tả.

• Mô hình trở thành nền tảng cho thiết kế, cung cấp cho người thiết kế một cách biểu diễn chủ yếu về phần mềm có thể được “ánh xạ” vào hoàn cảnh cài đặt.

Dưới đây là một số mô hình (phương pháp) hay được dùng trong phân tích:

Một phần của tài liệu Công nghệ phần mềm.doc (Trang 40 - 41)