Xây dựng hệ thống thu mua hỒ tiêu không qua các trung gian.

Một phần của tài liệu bao-cao-de-tai-hoach-dinh-chien-luoc-xuat-khau-ho-tieu-sang-thi-truong-my.pdf (Trang 27 - 30)

- Tham gia vào các phòng thương mại, hiệp hội các doanh nghiệp thuộc ngành, lĩnh vực mà doanh nghiệp đang hoạt động để có thêm cơ hội được

e Xây dựng hệ thống thu mua hỒ tiêu không qua các trung gian.

Mỗi doanh nghiệp xây dựng các tổ thu mua lưu động để mua hồ tiêu trực tiếp tại

vườn của nông dân, phối hợp với ngân hàng, các ngành để xây dựng các kho vệ tỉnh tại các vùng trồng tiêu trọng điểm như Tây Nguyên, Đông Nam Bộ để có thể tiến hành thu mua tiêu tại chỗ ngày sau khi thu hoạch. Bên cạnh đó, các doanh nghiỆp có thể linh hoạt liên kết với các hợp tác xã uy tín tại địa phương để cử lực lượng nhân

viên đã được đào tạo để giám sát các hoạt động thu mua nhằm đảm bảo chất lượng hồ tiêu thu được, tạo điều kiện cho qui trình chế biến diễn ra nhanh chóng, thuận lợi hơn để phục vụ cho tiêu dùng và hoạt động xuất khẩu. Ngoài ra, doanh nghiệp xuất khẩu cần phải xây dựng đội ngũ cán bộ nhân viên thu mua lành nghề, có kinh nghiệm trong nhận biết, phân loại hồ tiêu nhằm nâng cao hiệu quả hoạt đồng thu mua. Doanh nghiệp cũng có thể tập hợp các tiểu thương nhỏ, kinh doanh lâu năm Ở

địa phương thành mạng lưới thu mua chung của mình nhưng quan trọng là cần phải

linh hoạt trong công tác niêm yết giá mua theo từng thời điểm để đảm bảo lợi ích cho người nông dân, tỪng bƯớc tạo niềm tin và thay đổi thói quen bán cho các thương lái nhỏ, lẻ.

« _ Hoàn thiện mạng lưới hệ thống phân phối hồ tiêu nội địa với các phần

tỬ nòng cối.

Các doanh nghiệp liên kết với nhau hình thành hệ thống phân phối hồ tiêu nội địa với mạng lưới tỉnh giản tối đa thành phần trung gian như thƯơng lái và hƯỚng cung ứng hồ tiêu xuyên suỐt từ người nông dân đến doanh nghiệp thu mua đến doanh nghiệp chế biến và doanh nghiệp xuất khẩu. Trong đó, các doanh nghiệp vừa và nhỏ

sẽ đóng vai trò làm vệ tỉnh cho nhỮng doanh nghiệp lớn và chuyên môn hóa về khâu

thu mua, chế biến và cung Ứng xuất khẩu. Các doanh nghiệp lớn chịu trách nhiệm đầu tư, hỗ trợ về vốn, cơ sở hạ tầng công nghệ cải tiến... cho doanh nghiệp cung Ứng, chế biến. Các doanh nghiệp xuất khẩu và doanh nghiệp thu mua, doanh nghiệp chế biến phải gắn bó chặt chế với nhau cũng như với người nông dân và có kế

hoạch phát triển, hoạt động, phân chia lợi nhuận cụ thể để hệ thống phân phối hồ

tiêu được vận hành một cách thông suốt và hiệu quả.

e . Rút ngắn các kênh phân phối hồ tiêu của Việt Nam sang thị trường Mỹ. Các doanh nghiệp xuất khẩu hồ tiêu cần chủ động mở văn phòng đại diện hoặc bán qua một đại lí, tăng cường liên kết với thương vụ Việt Nam tại thị trường Mỹ và tỪng bước xây dựng mạng lưới phân phối hồ tiêu xuất khẩu sang thị trường Mỹ

bằng cách liên kết các doanh nghiệp xuất khẩu trong nước và các doanh nghiệp đại

lí nước ngoài tại Việt Nam. Đặc biệt, chú trọng đẩy mạnh xuất khẩu trực tiếp, hạn chế đến mức thấp nhất tình trạng xuất khẩu qua nước trung gian nhằm giúp các doanh nghiệp hạ thấp chi phí, giảm giá bán và tăng số lượng hồ tiêu xuất khẩu.

Ngoài ra, các doanh nghiệp nên tích cực tham gia các triễn lãm nông nghiệp, hội chợ

thương mại hồ tiêu quốc tế để có thể nắm bắt kịp thời các thông tin có liên quan nhưthời vụ, giá cả, luật pháp nước sở tại, xu hướng phát triển, nhu cầu tiêu thụ...

để xúc tiến thương mại và mở rộng quan hệ hợp tác để hình thành mạng lưới phân

phối và kinh doanh.

Với cách tổ chức lại hệ thống phân phối hồ tiêu hiện nay bằng cách đơn giản hóa tối đa các thành phần trung gian, giảm dần vai trò của thương lái và tăng cường sỰ liên kết của những thành phần chủ chốt gồm nông dân, doanh nghiệp xuất khẩu, nhà khoa học và nhà nước, hoạt động xuất khẩu hồ tiêu có thể diễn ra thông suốt và khắc phục hạn chế của kênh phân phối hiện tại. Đặc biệt, năng lực của các doanh nghiệp xuất khẩu hồ tiêu sang thị tường Mỹ còn nhiều hạn chế, do đó chọn lựa

kênh phân phối một cách chính xác, chọn các trung gian và việc tổ chức thực hiện

các chức năng của trung gian sẽ là giải pháp cho sự thành công cỦa doanh nghiệp nói riêng và hoạt động xuất khẩu hồ tiêu cỦa Việt Nam nói chung. Hoàn thiện kênh phân phối có ý nghĩa rất lớn đối với hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp, làm giảm chỉ phí tối đa và nâng cao năng lỰc cạnh tranh hồ tiêu trên thị trường hồ tiêu thế giới, nhất là vỀ giá.

5.3.4 Đẩy mạnh hoạt động xúc tiến thương mại vào thị trường Hoa Kì:

Vấn đề tiêu thụ giỮ vai trò quan trọng trong hoạt động kinh doanh của mỗi doanh nghiệp. Doanh nghiệp không chỉ quan tâm đến việc đưa ra thị trường sản phẩm gì,

với giá bao nhiêu mà còn đưa sản phẩm ra thị tường như thế nào? Đây chính là chức năng phân phối của Marketing. ChỨc năng này được thực hiện thông qua mạng lưới

kênh tiêu thụ sản phẩm của doanh nghiệp.

Hiện nay, các doanh nghiệp xuất khẩu hồ tiêu của Việt Nam xuất khẩu thông qua nhiều kênh trung gian chứ chưa có nhiều cơ hội tiếp cận với hệ thống phân phối, việc chắp mối quan hệ trực tiếp với các nhà nhập khẩu từ Hoa Kỳ cũng chưa được xác lập nhiều, do đó tăng chỉ phí rất nhiều, đồng thời ảnh hưởng đến thương hiệu hồ tiêu Việt Nam. ĐỂ hàng hóa Việt Nam đến được trực tiếp với người tiêu dùng Hoa Kỳ, các nhà xuất khẩu của Việt Nam phải có phương pháp marketing - tiếp thị vào thị trường này bằng nhiều cách, trong đó có thể bằng 4 trụ cột (4P là chữ cái đầu tiên của nhỮng từ tiếng Anh: Product, Price, Promotion, Place tức là sản phẩm- giá cả- địa điểm- xúc tiến). Vì vậy, các nhà xuất khẩu của Việt Nam muốn thành đạt trên thị tường Hoa Kỳ phải xây dựng chiến lược tiếp cận các kênh phân phối một cách chủ động, tích cực.

Hoa Kì là một thị tường khổng lồ với nhu cầu tiêu thụ hồ tiêu rất cao, trong khi các doanh nghiệp xuất khẩu hồ tiêu Việt Nam lại chưa tìm hiểu và tiếp xúc một cách trực tiếp thị trường này. Do đó, việc hoàn thiện và nâng cao chất lượng hoạt động

xúc tiến thương mại ở thị trường này thông qua việc thành lập văn phòng đại diện

của công ty mang một ý nghĩa rất quan trỌng.

Đối với hoạt động hội chợ triền lãm, BỘ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn nên thành lập Hiệp hội Hội chợ triễn lãm và tạo điều kiện cho hiệp. hội này trở thành trở thành diễn đàn chung cho các tổ chức kinh doanh hội chợ triễn lãm thuộc

lĩnh vực ngành hồ tiêu. Hiệp hội sẽ đứng ra lập kế hoạch và tổ chức hội chợ triễn lãm theo tỪng năm và trực tiếp tiến hành kiểm tra kiểm tra giám sát các hoạt động này.

Một vấn đề căn bản và rất cần thiết, các doanh nghiệp Việt Nam nhất thiết nắm bắt và sử dụng thường xuyên, đó là thương mại điện tỬ. Các doanh nghiệp cần sử

dụng khai thác triệt để công cụ này. Việc sử dụng email để trao đổi thông tin với đối

tác Hoa Kỳ là rất quan trọng, doanh nghiệp Việt Nam cần lưu ý và chú ý trả lời khi

nhận được email của đối tác. Doanh nghiệp Việt Nam nên lập websit tại Hoa Kỳ để

người tiêu dùng, khách hàng Hoa Kỳ tiếp cận dễ dàng hơn (vì nếu dùng websit có .vn) thì người Mỹ không quen. Việc sử dụng thương mại điện tử sẽ rất có ích nhất là trong giai đoạn hiện nay giá cả, dịch vụ leo thang... như vậy doanh nghiệp sẽ tiết

kiệm đƯỢc chỉ phí khi giao dịch. Thêm nữa, hiện nay xuất khẩu sang Hoa Kỳ các doanh nghiệp Việt Nam không nên làm theo phương pháp cổ điển nữa.

Việc đẩy mạnh xúc tiến thương mại Hoa Kì còn cần khai thác hiệu quả từ sự

đóng góp của Kiều bào người Việt sinh sống và làm việc tại đây. Trong buổi thuyết trình do "Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCC]) phối hợp với Ủy ban về người Việt Nam ở nước ngoài tổ chức sáng 8/6 tại Hà Nội, 3 đại diện doanh

nghiệp Việt kiểu đang làm ăn và sinh sống tại Mỹ đã nêu ra những khó khăn lớn của doanh nghiệp Việt Nam khi tiếp cận thị tường Hoa Kỳ là do thiếu hiểu biết, thiếu thông tin về luật lệ, cách thức kinh doanh cũng như hạn chế về nguồn tài chính, về chất lượng sản phẩm... Do đó, các doanh nghiệp VN có thể phối hợp với cộng đồng

kiều bào ta đang sống và làm việc tập trung tại nhiều thành phố lớn của Hoa Kỳ để thâm nhập vào thị trường này, xây dựng hệ thống phân phối trực tiếp đến người tiêu dùng. Cụ thể là khuyến khích các doanh nghiệp người Việt kiều hợp tác về vấn đề phân phối sản phẩm từ hồ tiêu dến tay người tiêu dùng tại Mỹ.

Một số điểm yếu của các doanh nghiệp xuất khẩu tiêu Việt Nam hiện nay: se Rào cản vỀ ngôn ngữ.

se Rào cản pháp lý.

se Chưa có kinh nghiệm trong việc phân phối sản phẩm ở Mỹ sao cho hiêu quả.

Lí do chọn các doanh nghiệp của người. Việt kiều hợp tác:

«Là nhỮng người đã có thời gian sống lâu tại MỸ, do đó sẽ rất thuận lợi về

vấn đề giao tiếp.

Một phần của tài liệu bao-cao-de-tai-hoach-dinh-chien-luoc-xuat-khau-ho-tieu-sang-thi-truong-my.pdf (Trang 27 - 30)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(37 trang)