Các yếu tố ảnh hưởng chính đến quá trình reforming bao gồm:

Một phần của tài liệu Công nghệ reforming xúc tác (Trang 25 - 27)

Nhiệt độ thiết bị phản ứng

Áp suất thiết bị phản ứng

Tốc độ nạp liệu

V.2.1. Nhiệt độ

Trong công nghiệp đồng nhất việc đánh giá hoạt tính xúc tác với nhiệt độ được cung cấp ở đầu vào thiết bị phản ứng (đối với nguyên liệu cụ thể, RON cho trước).

Nhiệt độ có thể thay đổi nhằm điều chỉnh chất lượng sản phẩm, ví dụ: − Thay đổi chỉ số octan của reformat.

− Phụ thuộc chất lượng của nguyên liệu nạp.

− Bù trừ sự già hóa xúc tác (giảm hoạt tính xúc tác ) qua nhiều chu kỳ hoạt động.

− Bù trừ mất hoạt tính xúc tác tạm thời do các tạp chất gây ra.

Nhiệt độ tăng làm tăng khả năng chuyển hóa thành sản phẩm thơm dẫn tới tăng chỉ số octan nhưng lại làm giảm hiệu suất xăng. Ngược lại nhiệt độ giảm có lợi cho hiệu suất xăng, giảm khí, giảm hiệu suất tạo cốc.

Nhiệt độ thường được chọn trong công nghệ khoảng từ 490 540

V.2.2. Tốc độ nạp liệu

Được xác định bằng lưu lượng dòng nguyên liệu (thể tích hoặc trọ ng lượng) đi qua trong 1giờ trên 1 đơn vị xúc tác (trọng lượng hoặc thể tích lớp xúc tác).

Khi tăng lưu lượng nguyên liệu hay giảm lượng xúc tác đều làm tăng tốc độ nạp liệu, nói cách khác là làm giảm thời gian tiếp xúc của các chất tham gia phản ứng với lớp xúc tác. Hậu quả dẫn tới làm tăng hiệu suất reformat (do giảm

khí), nhưng đồng thời làm giảm chất lượng reformat và giảm chỉ số octan. Điều này cũng dễ hiểu vì các quá trình có tốc độ chậm như dehydro đóng vòng tạo thơm, hydrocracking, dealkyl hóa sẽ khó xảy ra hơn nếu thời gian tiếp xúc ít. Hiệu ứng này có thể được bù trừ nếu tăng nhiệt độ lò phản ứng. Trong thực tế, để hạn chế bớt hyrdrocracking và các sản phẩn cốc hóa người ta thường áp dụng nguyên tắc sau :

− Để giảm tốc độ thể tích: giảm nhiệt độ đầu vào các lò phản ứng sau đó giảm lưu lượng liệu nạp .

− Để tăng tốc độ thể tích: tăng lưu lượng liệu nạp sau đó tăng nhiệt độ lò phản ứng.

Có thể giảm tốc độ thể tích để tăng chỉ số octan. Tuy nhiên trong vận hành người ta không được phép giảm tốc độ trên nhỏ hơn một nửa so với thiết kế hoặc < 0,75 h-1. Vì như vậy sẽ không kinh tế, làm tăng tốc độ khử hoạt tính xúc tác.

Tốc độ được lựa chọn phụ thuộc vào các điều kiện công nghệ cụ thể: áp suất vận hành, tỉ lệ mol H2/nguyên liệu, thành phần nguyên liệu đưa vào và chất lượng reformat mong muốn. Ví dụ công nghệ CCR mới thường chọn V = 1,5 -2,5 h-1.

Một phần của tài liệu Công nghệ reforming xúc tác (Trang 25 - 27)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(37 trang)
w