Các nhân tố ảnh hưởng tới hiệu quả thương mạ

Một phần của tài liệu Bài giảng Quản Trị PR (Trang 49 - 51)

c. Các phân loại khác (theo quy mô, thời gian, hình thức biểu hiện và sự vận động của dự trữ)

5.2.3.2. Các nhân tố ảnh hưởng tới hiệu quả thương mạ

Hiệu quả thương mại chịu ảnh hưởng của nhiều nhân tố khác nhau. Nó tác động trên nhiều phương diện, tới kết quả, chi phí hoặc tác động đồng thời đến cả kết quả và các nguồn lực sử dụng, làm tăng hoặc giảm hiệu quả thương mại. Dưới đây là các nhóm nhân tố chủ yếu:

a. Môi trường vĩ mô

- Các nhân tố môi trường trong nước.

Môi trường trong nước bao gồm rất nhiều các yếu tố như: địa kinh tế; sự ổn định chính trị và kinh tế vĩ mô; mức độ đầy đủ, đồng bộ và thống nhất của hệ thống pháp luật; sự ổn định, nhất quán và minh bạch của các chính sách; mức độ cải thiện các thủ tục hành chính; hiệu lực của bộ máy tổ chức và hiệu suất làm việc của đội ngũ công chức; độ mở, tính năng động và sức cạnh tranh của nền kinh tế trong nước.

- Các nhân tố môi trường quốc tế.

Môi trường quốc tế chứa đựng cả những cơ hội và thách thức, ảnh hưởng tới hiệu quả thương mại của doanh nghiệp, của ngành và nền kinh tế, bao gồm:

Xu hướng toàn cầu hoá nền kinh tế thế giới làm thay đổi nhu cầu và cung ứng hàng hoá, dịch vụ thúc đẩy thương mại quốc tế và đầu tư nước ngoài; Cạnh tranh trong thương mại ngày càng quyết liệt, gay gắt hơn làm thay đổi vị trí dẫn đạo thị trường; hệ thống tài chính quốc tế phát triển tạo thuận lợi cho thương mại và đầu tư; xu hướng sáp nhập các công ty lớn, các tập đoàn đa quốc gia trong nhiều lĩnh vực để chi phối thị trường khu vực và toàn cầu; xu hướng các rào cản thương mại đan xen với quá trình tự do hoá thương mại diễn ra ở cả các nước phát triển và đang phát triển; những thay đổi trong đàm phán và các quy định của hệ thống WTO.

b. Nhân tố về thị trường

Đây là nhóm nhân tố có ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả thương mại của mỗi quốc gia, bao gồm:

- Dung lượng thị trường.

Xu hướng phát triển về quy mô, dung lượng và thay đổi cơ cấu thị trường của các nước nhập khẩu cũng như thị trường nội địa; sự mở cửa thị trường và giảm bớt rào cản kỹ thuật trong thương mại; sự phát triển các thị trường mới.

- Khách hàng.

Quy mô và cơ cấu nhu cầu; thu nhập và hướng sử dụng thu nhập, quyết định mua sắm và đầu tư của người tiêu dùng; sự ổn định và phát triển khách hàng; sự sẵn sàng mua

http://www.ebook.edu.vn 50 và trả giá; tập quán thói quen và sự tín nhiệm của khách hàng; sự liên kết giữa khách hàng và các nhà cung cấp.

- Các nhà cung cấp.

Số lượng các nhà cung cấp; quy mô, cơ cấu, chất lượng, giá cả của hàng hoá; sự phát triển các dịch vụ hỗ trợ thương mại; tính ổn định của nguồn hàng và sự đa dạng các nhà cung cấp; năng lực tài chính, công nghệ và quản trị của nhà cung cấp; uy tín trong thực hiện hợp đồng và giao hàng đúng hạn.

- Đối thủ cạnh tranh.

Số lượng các đối thủ, các hình thức và thủ pháp cạnh tranh; những ưu thế và bất lợi thế cạnh tranh của đối thủ; những hỗ trợ thương mại, cạnh tranh trong nước và quốc tế; các xu hướng cạnh tranh đa phương.

c. Sự phát triển của ngành và các doanh nghiệp

- Sự phân công chuyên môn hoá, liên kết và hợp tác của ngành thương mại

Sự phát triển của phân công chuyên môn hoá về các dịch vụ có tính chất sản xuất trong thương mại; mối quan hệ hợp tác giữa ngành thương mại với các ngành sản xuất vật chất và dịch vụ hỗ trợ; sự liên kết trong nội bộ ngành như bán buôn và bán lẻ, hệ thống thương mại nội địa và xuất nhập khẩu, thương mại của các chủ thể thuộc thành phần kinh tế nhà nước với các thành phần khác; sự liên kết hợp tác giữa hệ thống kinh doanh vừa và nhỏ với các doanh nghiệp lớn trong và ngoài nước trong chuỗi sản xuất, cung ứng và tiêu thụ sản phẩm; sự phát triển thương mại theo ngành, nhóm hàng và khu vực lãnh thổ. Đây là những nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả thương mại cả về kinh tế và xã hội.

Ngoài ra, sự phát triển các hình thức thương mại mới cũng là một trong những nhân tố thúc đẩy mơ rộng lưu thông hàng hoá, nâng cao hiệu quả thương mại của quốc gia. - Chiến lược và hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp

Lợi thế so sánh của đất nước được khai thác và sử dụng có hiệu quả hay không suy cho cùng được thể hiện ở doanh nghiệp. Do vậy, hiệu quả hoạt động và chiến lược kinh doanh là nhân tố có ý nghĩa đặc biệt quan trọng.

Hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp là bộ phận của hiệu quả ngành và nền kinh tế. Nâng cao hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp liên quan tới việc áp dụng các quy trình công nghệ mới; sử dụng nhiều nguồn cung ứng mới, đa dạng khác nhau; sử dụng các dịch vụ phân phối hợp lý, giao hàng đúng hạn; các biện pháp cải thiện về chất lượng và năng suất. Hiệu quả hoạt động có quan hệ chặt chẽ với chiến lược của doanh nghiệp. Chiến lược kinh doanh tạo nên các công cụ cạnh tranh hữu hiệu cho doanh nghiệp, không chỉ bằng chi phí mà phải bằng cả việc mang lại các lợi ích cho khách hàng trong các dịch vụ phân phối giá trị gia tăng. Xác định tầm nhìn chiến lược, mang tính dài hạn để định

http://www.ebook.edu.vn 51 hướng, lựa chọn mục tiêu và mở rộng kinh doanh trên cả thị trường trong và ngoài nước trên cơ sở thay đổi cách tư duy cũ, phát huy nội lực. Tạo vị thế cạnh tranh khác biệt, xây dựng các nhãn hiệu sản phẩm, thương hiệu doanh nghiệp mang tầm quốc tế.

- Trình độ, năng lực của đội ngũ doanh nhân

Đây là nhân tố đóng vai trò chủ chốt đối với việc nâng cao hiệu quả thương mai. Doanh nhân có bản lĩnh kinh doanh vững vàng, có trình độ, năng lực chuyên môn và quản trị sẽ biết tìm kiếm, khai thác các nguồn lực và kết hợp chúng trong hoạt động của doanh nghiệp một cách tốt nhất nhằm mang lại hiệu quả. Doanh nhân cũng là lớp người xây dựng chiến lược kinh doanh để tận dụng cơ hội và vượt qua các thách thức của cuộc cạnh tranh nhằm vươn lên khẳng định vị thế của mình trên thị trường, góp phần nâng cao hiệu quả thương mại của ngành và nền kinh tế.

Một phần của tài liệu Bài giảng Quản Trị PR (Trang 49 - 51)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(57 trang)