Thực trạng quản trị dòng tiền tại Công Ty Cổ Phần Tập Đoàn Kỹ Nghệ Gỗ Trường Thành

Một phần của tài liệu Quản trị dòng tiền trong doanh nghiệp (Trang 25 - 35)

Trường Thành

1.Giới thiệu chung khái quát Công Ty Cổ Phần Tập Đoàn Kỹ Nghệ Gỗ Trường

Thành

1.1.Lịch sử hình thành và phát triển

Năm 1993: Thành lập nhà máy đầu tiên tại Dak Lak, với chỉ 30 công nhân

Năm 2000: Mua lại nhà máy VINAPRIMART của doanh nghiệp 100% vốn nước

ngoài đầu tiên của tỉnh Bình Dương, chuyên sản xuất đũa gỗ, để chuyển thành nhà máy chế biến ván sàn và đồ gia dụng nội – ngoại thất bằng gỗ cho thị trường xuất khẩu.

Năm 2002: Thành lập nhà máy thứ ba tại Thủ Đức, TPHCM để gia tăng công suất

đáp ứng đơn hàng ngày mỗi nhiều

Năm 2003: Chuyển từ công ty trách nhiệm hữu hạn thành công ty cổ phần với

chương trình ưu đãi cho một số cán bộ chủ chốt mua cổ phần với giá bằng mệnh giá nhằm thu hút và “giữ chân” nhân tài.

Năm 2006: Sau gần 10 tháng tìm hiểu, thẩm định kết quả kinh doanh cũng như

đánh giá tiềm năng phát triển của TTF, Quỹ Aureos Đông Nam Á (ASEAF) đã trở thành cổ đông nước ngoài đầu tiên của Công ty vào ngày 31/12/2006, đánh dấu một bước ngoặc quan trọng cho sự phát triển của TTF. Bên cạnh đó, Tập đoàn còn cho ra đời thêm 1 nhà máy nữa tại Dak Lak.

Năm 2007: Công ty tiếp tục thu hút vốn từ các nguồn cổ đông trong và ngoài

nước, tăng vốn điều lệ lên thành 150 tỷ đồng cùng với thặng dư vốn trên 470 tỷ đồng. Các cổ đông chiến lược và các cổ đông lớn bao gồm Aureos South East Asia Managers Ltd, VOF Investment Limited, Công ty CK Bảo Việt, Tong Yang, KITMC, Vietnam Emerging Equities Fund, Vietnam Holding, Vietnam Investment Fund...Đồng thời, TTF thành lập các công ty trồng rừng tại Dak Lak và Phú Yên với quy mô 100.000ha tại Việt Nam

Năm 2008: Tiếp tục thành lập 2 nhà máy tại Phú Yên và 1 nhà máy hiện đại nhất

tiên có thương hiệu được Chính phủ chọn vào Chương trình Thương hiệu Quốc gia.

Năm 2008: Ngày 1/2/2008, Công ty đã nhận được quyết định số 24/QD-SGDHCM

của Sở Giao dịch Chứng Khoán TP.HCM (HOSE) cho phép niêm yết chính thức 15.000.000 cổ phần TTF. Và ngày giao dịch chính thức đầu tiên của TTF trên HOSE là 18/2/2008.Đây là một cột mốc rất quan trọng của TTF.

Năm 2010: Tiếp tục xây dựng nhà máy thứ 8, chuyên sản xuất ván lạng, ván ép và

ván sàn kỹ thuật cao.

Năm 2011: Tổng giá trị đầu tư dài hạn đến 31/12 là gần 519 tỷ đồng, Tập đoàn

Trường Thành tiếp tục phát triển vững mạnh đến hôm nay. 1.2.Hoạt động sản xuất kinh doanh

Là một trong những Tập Đoàn chế biến gỗ hàng đầu Việt Nam với hệ thống 8 nhà máy đa số được trang bị công nghệ chế biến hiện đại của Châu Âu. Nhóm sản phẩm xuất khẩu chính của Trường Thành bao gồm: Nội thất, Ngoại thất, Ván sàn và Particle Board; được xuất sang nhiều thị trường lớn như EU, Mỹ, Úc… Công suất hiện tại của các nhà máy đạt mức 5500 cont 40FT/năm. Thông qua việc áp dụng quy trình kiểm tra chất lượng sản phẩm theo chứng nhận ISO 9001:2008, SGSHK-CoC -001228 và BRC, chúng tôi hoàn toàn có khả năng đáp ứng được yêu cầu của những khách hàng lớn trên khắp thế ghới. Chính vì lẽ đó, Tập Đoàn Trường Thành tự hào khi được trao tặng nhiều giải thưởng quốc gia, quốc tế cao quý từ các tổ chức chất lượng uy tín trên khắp thế giới.

Thị trường xuất khẩu:

Đến 70% sản lượng sản phẩm gỗ của TTF là dành cho xuất khẩu đến các thị trường như Châu Âu (Anh, Pháp, Ý, Hà Lan, TBN…), Nhật bản, Hoa Kỳ, Úc… Đối với thị trường quốc tế, khách hàng chính đa số là hệ thống siêu thị hàng đầu trên thế cũng như hàng đầu của từng quốc gia, cũng như các chuỗi cửa hàng nhỏ hơn nhưng có thương hiệu mạnh và đòi hỏi sản phẩm chất lượng cao.

Thị trường nội địa:

Đối với thị trường trong nước, kế hoạch của Công ty là phát triển lên 20 đại lý cấp 1 trên toàn quốc, với mục tiêu duy trì doanh số tiêu thụ nội địa chiếm 30% tổng doanh thu sản phẩm của Công ty. Đây cũng là một giải pháp chia sẻ rủi ro của TTF

và công ty cũng bắt đầu phát triển thương hiệu mạnh mẽ hơn tại Việt Nam từ năm 2010.

2.Thực trạng và phân tích hoạt động quản trị dòng tiền tại Công Ty Cổ Phần Tập

Đoàn Kỹ Nghệ Gỗ Trường Thành

2.1.Thực trạng hoạt động sản xuất kinh doanh

Tổng doanh thu và Lợi nhuận sau thuế 2010-2013 (Đơn vị:triệu VND)

Cơ cấu tài sản của Công Ty Cổ Phần Tập Đoàn Kỹ Nghệ Gỗ Trường Thành Đơn vị:triệu VND

Cơ cấu nguồn vốn Công Ty Cổ Phần Tập Đoàn Kỹ Nghệ Gỗ Trường Thành Đơn vị:triệu VND

Nhóm cả 3 chỉ số đều có xu hướng giảm dần từ năm 2010-2013

Vòng quay hàng tồn kho giảm từ 2.384(năm 2012) xuống 0.895(năm 2013) hay

số ngày 1 vòng quay hàng tồn kho tăng lên cho thấy thời gian hàng tồn kho còn tồn lại trong kho dài hơn,hay hàng tồn kho luân chuyển chậm,vốn ứ đọng nhiều kéo theo nhu cầu vốn tăng.

Vòng quay khoản phải thu có xu hướng giảm cho thấy doanh nghiệp đang quản

lý các khoản phải thu kém hiệu quả,vốn đầu tư cho các khoản phải thu tăng lên.

Vòng quay khoản phải trả:chỉ số vòng quay các khoản phải trả có xu hướng giảm

từ 2010-2013 chứng tỏ doanh nghiệp chiếm dụng vốn và thanh toán chậm hơn năm trước.

Tỷ số hoạt động khoản phải thu

Biểu đồ thống kê kỳ thu tiền bình quân

Năm 2010 2011 2012 2013

Kỳ thu tiền trung bình(ngày)

96.38 87.17 106.17 235.94

Thời gian bán chịu cho khách hàng dài hơn,do các khoản phải thu thu hồi chậm hơn,thể hiện vốn của DN bị ứ đọng nhiều hơn trong khâu thanh toán từ 96.38 ngày (2010) lên 235.94 ngày (2013)

 Cho thấy nhu cầu về sản phẩm của doanh nghiệp đó giảm. 2.3.Nhóm tỷ số khả năng thanh toán

Năm Hệ số khả năng thanh

toán nợ ngắn hạn Hệ số khả năng thanhtoán nhanh Hệ số khả năng thanhtoán ngay

2010 1.202 0.456 0.126

2011 1.119 0.441 0.023

2012 1.09 0.376 0.019

2.4.Đánh giá các nguồn thu và chi tiền của Công Ty Cổ Phần Tập Đoàn Kỹ

Nghệ Gỗ Trường Thành giai đoạn 2010-2013

Bảng 2a.Tóm tắt các luồng lưu chuyển tiền của công ty:

Đơn vị:VND

Năm 2010 2011 2012 2013

LNST 31.498.603.944 43.639.517.477 3.079.603.179 2.582.427.896Lưu chuyển tiền Lưu chuyển tiền

thuần từ HĐKD (288.475.126.038) (274.198.977.443) 101.975.767.994 (273.707.118.076) Lưu chuyển tiền từ

HDĐT (40.038.592.026) (27.427.556.770) (15.505.470.211) (13.402.822.945)Lưu chuyển tiền từ Lưu chuyển tiền từ

HĐTC 334.048.747.426 314.951.031.802 (104.662.806.433) 326.024.214.885Ảnh hưởng của Ảnh hưởng của

thay đổi tỷ giá hối đoái quy đổi ngoại tệ

(74.796.152) 36.590.657 (416.795) 52.266.178

Tiền tăng giảm

trong năm 8.327.222.740 21.688.310.986 3.495.385.540 42.461.925.582

(Nguồn báo cáo LCTT các năm 2010,2011,2012,2013)

Đơn vị:Triệu USD

Các luồng lưu chuyển tiền của Công Ty Cổ Phần Tập Đoàn Kỹ Nghệ Gỗ

Trường Thành trong các năm 2010,2011,2012 và 2013 được tóm tắt như trong

bảng 2a.Các số liệu trong bảng này cho thấy,nguồn tiền chính của TTF trong năm 2010,2011,2013 là từ HĐTC,trong khi năm 2012 là từ HĐKD.Dòng tiền từ HĐKD là nguồn tiền chính của công ty trong năm 2012 là một dấu hiệu tốt hơn so với các năm 2010,2011 và 2013,khi mà công ty chi quá nhiều cho HĐKD và HĐĐT và do đó phải dựa chủ yếu vào nguồn tiền từ hoạt động tài chính.Dòng tiền từ HĐKD năm 2012 lớn cho thấy công ty có thể dễ dàng tài trợ cho các hoạt động đầu tư bằng tiền nội bộ của mình,ngược hẳn so với các năm 2010,2011 và 2013.

Dòng tiền tự do cho doanh nghiệp là dòng tiền sẵn có dành cho người cấp vốn

của doanh nghiệp,tức là các chủ nợ và chủ sở hữu,sau khi tất cả các loại chi phí HĐKD và các khoản đầu tư cần thiết cho sự tăng lên của nhu cầu vốn lưu động và đầu tư tài sản cố định đã được thực hiện.

FCFF=CFO+IDrc+Int x (1-t) – FCInv

CFO:Lưu chuyển tiền thuần từ HĐKD

IDrc:Tiền thu lãi cho vay,cổ tức và lợi nhuận đc chia Int:Chi phí lãi vay phải trả

T:Thuế suất thuế TNDN FCInv:Chi phí đầu tư TSCĐ

Áp dụng:

2012:FCFF=101975767994+2064767124+134482391840x(1-25%)– 13476210249=191426118700 VND

2013:FCFF=-273707118076+3226855529+128489350672x(1-25%)– 5612657502=-179725907000 VND

Dòng tiền tự do cho chủ sở hữu là dòng tiền sẵn có cho các cổ đông thường của

DN sau khi tất cả các chi phí HĐKD và chi phí vay nợ đã được thanh toán cũng nhưu các khoản đầu tư cần thiết cho nhu cầu vốn lưu động tăng thêm ,TSCĐ đã được thực hiện.

FCFE= FCFF-Int x (1-t) + Vay ròng =CFO+IDrc – FCInv +Vay ròng

2012: FCFE=101975767994 + 2064767124 -13476210249 -104662806433=-14098481560 VND -14098481560 VND

2013: FCFE=-273707118076+3226855529 – 5612657502-158345713100=-434438633100 VND -434438633100 VND

Dòng tiền tự do dương có nghĩa là công ty còn thừa một lượng tiền tạo ra từ HĐKD sau khi đã đầu tư cho tương lai và trả nợ,đây là dấu hiệu tốt và ngược lại.

2.6.Các tỷ số về dòng tiền Năm 2010 2011 2012 2013 Lưu chuyển tiền thuần từ HĐKD (288.475.126.038) (274.198.977.443) 101.975.767.994 (273.707.118.076) TTS bình quân 1.701.547.531.123 2.048.617.225.330 2.312.188.437.176 2.495.228.193.894 VCSH bình quân 674.051.469.781 696.121.217.898 718.349.029.920 798.123.693.384 LNT từ HĐKD 45.441.056.786 47.453.569.509 2.366.565.056 8.641.497.908 Tổng nợ phải trả bq 1.027.496.061.341 1.352.496.007.432 1.593.839.407.256 1.697.104.500.510 Nợ ngắn hạn bq 1.027.162.702.217 1.352.148.324.937 1.564.517.843.336 1.640.475.638.963 Nợ dài hạn bq 333.359.124 347.682.494 29.321.563.920 56.628.861.547 Tiền chi trả nợ gốc vay (1.206.072.129.485 ) (2.087.098.035.521 ) (1.637.363.484.490 ) (893.736.068.012) Năm 2010 2011 2012 2013 Dòng tiền trên TS(CFO/TTSbq) -16.95% -13.38% 4.41% -10.97% Dòng tiền trên VCSH(CFO/VCSHbq) -42.80% -39.39% 14.20% -34.29% Dòng tiền trên DTT -16.85% -11.57% 5.30% -18.94% Dòng tiền trên LNT từ HĐKD -6.348336646 -5.778258206 43.09020271 -31.67357338 Khả năng trả nợ -0.280755457 -0.202735517 0.063981206 -0.161278883 Khả năng trả nợ ngắn hạn -0.280846574 -0.202787647 0.065180316 -0.166846195

Thời gian trả hết nợ dài hạn -0.001155591 -0.001267993 0.287534622 -0.206895831

Khả năng trả nợ gốc vay 0.239185633 0.131378101 -0.06228047 0.3062505

Báo cáo LCTT cung cấp các thông tin theo thời gian giúp ta phân tích để hiểu rõ hơn về kết quả hoạt động kinh doanh trong quá khứ & dự đoán triển vọng tương lai của doanh nghiệp.Những thông tin này cũng có thể được dùng để so sánh kết quả hoạt động và triển vọng của các công ty khác nhau trong cùng một ngành kinh doanh hay giữa các ngành khác nhau.Trong việc phân tích này,có một số tỷ số tài chính hữu ích được dựa trên số liệu về lưu chuyển tiền từ HĐKD.Những tỷ số này

rơi vào hai nhóm chủ yếu là các tỷ số phán ánh kết quả hoạt động và những tỷ số phản ánh khả năng thanh toán ngắn và dài hạn.

Các tỷ số phản ánh kết quả hoạt động

Kết quả HĐKD nhìn dưới giác độ dòng tiền của DN lien quan tới lượng tiền được tạo ra từ việc sử dụng tài sản,vốn chủ sở hữu hoặc lượng tiền tạo ra với một mức độ doanh thu và lợi nhuận,các tỷ số cụ thể là:

Tỷ số dòng tiền trên tổng tài sản:Tỷ số này cho biết bình quân mỗi đồng tài sản

trong kỳ mang lại bao nhiêu đồng tiền thuần từ HĐKD.

Tỷ số dòng tiền trên vốn chủ sở hữu:Tỷ số này đo lường mức độ hiệu quả của

việc sử dụng vốn chủ sở hữu để tạo ra tiền từ HĐKD.Nó cho biết bình quân mỗi đồng VCSH trong kỳ tạo ra bao nhiêu đồng tiền thuần từ hoạt động kinh doanh.

Tỷ số dòng tiền trên doanh thu thuần:Cho biết mỗi đồng doanh thu thuần từ bán

hàng và cung cấp dịch vụ trong kỳ mang lại bao nhiêu đồng dòng tiền thuần từ HĐKD.

Các tỷ số phản ánh khả năng thanh toán

Tỷ số khả năng trả nợ:Phản ánh rủi ro tài chính và mức độ đòn bẩy tài chính của

doanh nghiệp nói chung nhìn từ giác độ dòng tiền,tỷ số cho biết trung bình mỗi đồng nợ phải trả của doanh nghiệp được bảo đảm thanh toán bởi bao nhiêu đồng tiền tạo ra từ HĐKD .Kinh nghiệm ở Mỹ là tỷ số này nên có giá trị khoảng 20% trở lên đối với công ty sản xuất và thương mại để đảm bảo tình hình tài chính của công ty lành mạnh.

Tỷ số về khả năng trả nợ cho 2 năm 2010 và 2011 là tương đối ổn,nhưng bước sang năm 2012 và 2013 thì giảm xuống thấp,do tỷ lệ vay nợ ngắn và dài hạn tăng cao.

Tỷ số khả năng thanh toán nợ ngắn hạn:Cho biết khả năng thanh toán nợ ngắn

hạn bằng dòng tiền từ HĐKD của doanh nghiệp.Với DN trong lĩnh vực sản xuất và thương mại có tình hình tài chính lành mạnh thì giá trị tỷ số này thường bằng hoặc lớn hơn 40%.

Từ năm 2010 đến năm 2013 thì tỷ số này liên tục giảm,và giảm sâu nhất năm 2012,năm 2012 dòng tiền thuần từ HĐKD giảm so với 2010 và 2011 về giá trị tuyệt đối và khoản mục nợ ngắn hạn tăng lên làm cho tỷ số Khả năng trả nợ ngắn hạn giảm đáng kể.

Tỷ số dòng tiền trên lợi nhận thuần từ HĐKD:Phản ánh khả năng tạo tiền từ

hoạt động kinh doanh.

Xét về giá trị tuyệt đối thì năm 2012 và năm 2013 thì hai tỷ số này rất cao so với năm 2010 và 2011,do năm LNT từ HĐKD từ năm 2010 đến năm 2013 không ngừng giảm rất mạnh từ 45.441.056.786 VND năm 2010 về 2.366.565.056 VND năm 2012 và 8.641.497.908 năm 2013.Cho thấy 2 năm 2012 và 2013 dòng tiền đổ vào hoạt động sản xuất kinh doanh lớn nhưng lợi nhuận đạt được rất thấp.

2.7.Diễn biến hoạt động Công ty CP kỹ nghệ gỗ Trường Thành trong thời gian gần đây.

Vừa qua, Ngân hàng Nhà nước - Chi nhánh Bình Dương tổ chức cuộc họp để làm cầu nối giữa các ngân hàng với TTF để tháo gỡ khó khăn cho TTF.

Cty Cổ phần Tập đoàn Kỹ nghệ gỗ Trường Thành (TTF) bao gồm Cty mẹ và 14 Cty con, hoạt động chính là chế biến gỗ và trồng rừng nguyên liệu, hiện nợ 13 ngân hàng với số tiền 1.174 tỉ đồng.Đại diện 9 ngân hàng trong 13 ngân hàng mà TTF vay vốn, trong đó Ngân hàng Ngoại thương - Chi nhánh Bình Dương có dư nợ cho vay đối với TTF là trên 232 tỉ đồng, Ngân hàng Quân đội trên 177 tỉ đồng, Ngân hàng Phát triển Nhà TPHCM là trên 174 tỉ đồng, Ngân hàng Đông Á-Chi nhánh Bình Dương là trên 162 tỉ đồng, Ngân hàng Kiên Long-Chi nhánh Bình Dương trên 99 tỉ đồng, Ngân hàng Sài Gòn Hà Nội-Chi nhánh Phú Nhuận trên 79 tỉ đồng...

Để giúp TTF trước nguy cơ phá sản, TTF đã kiến nghị 5 điều kiện trợ giúp. Sau quá trình thương lượng, đại diện 9 ngân hàng mà TTF có vay vốn đã chấp thuận cho TTF tái tục hạn mức tín dụng với mức vay hiện hữu trong vòng 12 tháng kể từ ngày 1.9.2013.

Đến tháng ngày 1.9.2014, các ngân hàng sẽ xem xét lại nếu TTF hoạt động có triển vọng sẽ tiếp tục tái tục hạn mức tín dụng.Các ngân hàng cũng chấp thuận cho TTF đóng lãi vay 3 tháng/lần thay vì đóng hàng tháng như trước đây.

Nguyên nhân TTF ngập trong đống nợ ngàn tỷ

TTF đầu tư không đúng thời điểm và gánh nặng nợ nần tăng chóng mặt khi phải chấp nhận lãi suất 10, thậm chí 20%/năm. Mầm móng của những khó khăn ngày nay tại Gỗ Trường Thành không chỉ đơn thuần là do chiến lược sản phẩm, mà còn nằm ở vấn đề đầu tư.TTF đầu tư không đúng thời điểm, khi họ bắt đầu, lãi suất ngân hàng chỉ 5 - 6% và sau đó thì phải chấp nhận lãi suất 10, thậm chí 20%/năm, khiến DN bị hụt vốn (theo báo cáo thường niên 2012 của TTF, DN này đang chịu mức lãi vay 11 - 17%/năm, riêng ba quý đầu 2011 là 17 - 22%).

Không chỉ đầu tư vào tài sản cố định (năm 2006, đầu tư vào 3 nhà máy chế biến gỗ tại Đắk Lắk và Bình Dương; đầu tư trồng rừng) mà kể từ năm 2007, TTF bắt đầu đầu tư tài chính vào những công ty ngoài ngành. Tuy TTF tuyên bố là chỉ duy trì mức đầu tư giữa ngành nghề truyền thống và tài chính theo tỷ lệ 70:30, nhưng rõ ràng, những khoản đầu tư dài hạn này tác động không nhỏ đến dòng tiền của TTF. Cụ thể, năm 2007, TTF rót 250 tỷ đầu tư vào bất động sản, y tế, thủy sản... và liên

Một phần của tài liệu Quản trị dòng tiền trong doanh nghiệp (Trang 25 - 35)