Xử lý message

Một phần của tài liệu Visual C++ lý thuyết và ứng dụng (Trang 33 - 36)

CHƯƠNG 5:

X lý message

5.1 LỚP XỬ LÝ MESSAGE CCmdTarget:

Windows là môi trường mà phần lớn giao tác giữa các bộ phận dựa trên cơ chế gửi-nhận message. Việc tạo ra đối tượng có khả năng xử lý và điều phối messages là rất cần thiết không chỉ đối với hệ thống mà với cả ứng dụng. Trên quan điểm đó, MFC cung cấp lớp đối tượng CCmdTarget phục vụ xử lý và điều phối messages trong phạm vi ứng dụng, giữa ứng dụng với hệ thống và với các ứng dụng khác. Các hành vi đặc trưng của lớp như sau:

ƒ void BeginWaitCursor( ); Hiển thị cursor chờ xử lý (đồng hồ cát).

ƒ void EndWaitCursor( ); Chấm dứt hiển thị cursor chờ xử lý.

ƒ Định hướng xử lý message: Cơ chế định hướng xử lý message do MFC cung cấp cho phép bổ sung mục xử lý message cho các lớp đối tượng kế thừa lớp CCmdTarget. Các macro giúp cài đặt cơ chế này như sau: • DECLARE_MESSAGE_MAP( ): Ấn định đặc tính xử lý message

cho lớp đối tượng xử lý message thông qua các cài đặt bổ sung sau: - Thuộc tính private kiểu cấu trúc mảng chứa các phần tử có kiểu

AFX_MSGMAP_ENTRY. Mỗi phần tử của mảng được dùng lưu trữ một mục xử lý message mà lớp kế thừa khai báo bổ sung. - Thuộc tính protected kiểu cấu trúc AFX_MSGMAP với tên là

MessageMap chỉ đến bảng các mục xử lý message nói trên. - Hành vi protected: virtual AFX_MSGMAP GetMessageMap( );

trả về địa chỉ của bảng MessageMap chứa các mục xử lý. DECLARE_MESSAGE_MAP được đặt cuối phần khai báo lớp: class MyClass : public CCmdTarget { // Tập tin .H của lớp … // Các nội dung khai báo của lớp

DECLARE_MESSAGE_MAP() };

• BEGIN_MESSAGE_MAP( Tên_lớp_kế thừa, Tên_lớp_cơ_sở ): Bắt đầu nội dung khai báo các mục xử lý của bảng MessageMap. • END_MESSAGE_MAP( ): Kết thúc khai báo bảng MessageMap.

Toàn bộ nội dung khai báo của bảng MessageMap được đặt trong tập tin cài đặt (.CPP) của lớp, nên đặt đầu tập tin để tiện theo dõi.

ƒ virtual BOOL OnCmdMsg (

52 Lập trình Windows với MFC - Microsoft Visual C++ 6.0 - Lê Ngọc Thạnh - lntmail@yahoo.com UINT nID, // Số hiệu command message UINT nID, // Số hiệu command message

int nCode, void* pExtra,

AFX_CMDHANDLERINFO* pHandlerInfo

); Điều phối command message. Nếu bản thân đối tượng là cửa sổ giao diện chính thì các WM_COMMAND được ưu tiên gởi đến cho đối tượng. Thông qua hành vi này, đối tượng có thể điều phối command message cho các đối tượng khác (ứng dụng, các control, view…). Lưu ý là đối tượng được điều phối có thể không có chức năng xử lý command message gửi đến, do đó cần kiểm tra kết quả của hành vi OnCmdMsg trên đối tượng được điều phối. Bố cục xử lý điều phối như sau:

if (Đối_tượng->OnCmdMsg(...) != 0) {

return; // Đối tượng được điều phối đã xử lý message }

… // Chủ thể phải xử lý message

5.2 KHAI BÁO MỤC XỬ LÝ MESSAGE TRONG MESSAGE MAP:

Mục xử lý message trong bảng MessageMap cho phép ấn định một xử lý duy nhất cho một message. Các loại message khác nhau có kiểu mục xử lý message khác nhau. Các kiểu mục xử lý message phổ biến như sau:

ƒ Các message của hệ thống, được biểu diễn bởi các hằng số bắt đầu bằng WM_ *, mục xử lý message tương ứng có dạng ON_WM_* (). Ví dụ: WM_PAINT Ỉ ON_WM_PAINT()

WM_SIZE Ỉ ON_WM_SIZE()

ƒ Các message của người dùng: Số hiệu message được chọn tùy ý trong đoạn WM_USER ÷ WM_USER+0×7FFF. Mục xử lý message cho các message của người dùng có dạng như sau:

ON_MESSAGE( userMessageID , UserFuncName ) Trong đó:

- userMessageID : Số hiệu message do người dùng chọn trước - UserFuncName : Hàm xử lý message, có khai báo như sau:

afx_msg LRESULT UserFuncName (

WPARAM wParam, // Tham số kiểu WORD và

LPARAM lParam // Tham số kiểu LONG kèm theo message );

Xử lý Message 53

ƒ Các message có đăng ký của người dùng: Ngoài các message tự định nghĩa và sử dụng theo qui ước trong một ứng dụng, windows cho phép ứng dụng đăng ký message để message đó có thể sử dụng trên nhiều ứng dụng khác nhau. Việc đăng ký được thực hiện thông qua hàm sau: UINT RegisterWindowMessage (LPCSTR Chuỗi_tên_message ); Hàm trả về số hiệu đăng ký được của message. Giá trị này nằm trong đoạn 0×C000÷0×FFFF. Các ứng dụng đang chạy trên một hệ thống có thể chia xẻ message dùng riêng với điều kiện chúng phải thực hiện thao tác đăng ký cùng một chuỗi tên message để lấy số hiệu message. Mục xử lý message cho các message có đăng ký của người có dạng:

ON_REGISTERED_MESSAGE(UserRegMessageID, UserFuncName) Sau đây là một ví dụ:

// Đăng ký message với tên là “MY_MESS”

const UINT myMess = RegisterWindowMessage(“MY_MESS”); // Khai báo mục xử lý cho message được đăng ký

BEGIN_MESSAGE_MAP ( CMyWnd, CMyBasedWndClass ) //{{AFX_MSG_MAP ( CMyWnd )

ON_REGISTERED_MESSAGE ( myMess, myFunc ) // ...

//}}AFX_MSG_MAP END_MESSAGE_MAP ( )

ƒ Message WM_COMMAND: Khi WM_COMMAND được gửi đến đối tượng xử lý message thì tham số wParam kèm theo chứa số hiệu (CommandID) của đối tượng phát sinh message. Mục xử lý message WM_COMMAND ấn định xử lý tương ứng, và có dạng như sau:

ON_COMMAND ( CommandID, FunctionName )

) Có thể cài đặt xử lý điều khiển đối với đối tượng làm phát sinh WM_COMMAND thông qua mục xử lý điều khiển message như sau: ON_UPDATE_COMMAND_UI( CommandID, PreFunctionName ) PreFunctionName là hành vi thực hiện xử lý điều khiển trên đối tượng phát sinh WM_COMMAND, tham số nhận được là giá trị con trỏ đến đối tượng CCmdUI*. Hành vi Enable ( BOOL isEnabled ) của đối tượng này được dùng để cấm hoặc cho phép hoạt động đối với đối tượng phát sinh WM_COMMAND. Xử lý của hành vi này có thể là:

54 Lập trình Windows với MFC - Microsoft Visual C++ 6.0 - Lê Ngọc Thạnh - lntmail@yahoo.comvoid [ClassName::]PreFunctionName (CCmdUI* pCmdUI ) { void [ClassName::]PreFunctionName (CCmdUI* pCmdUI ) {

pCmdUI->Enabled (FALSE ); // Cấm đối tượng hoạt động }

ƒ Các message do đối tượng con (controls) gửi đến cửa sổ cha: Tham số wParam chứa số hiệu control, giá trị WORD cao của tham số lParam chứa thông tin về trạng thái control ở thời điểm gửi message đến cửa sổ cha (ví dụ BN_CLICKED là một trạng thái của button control,…). Mục xử lý message cho message gửi từ control có dạng như sau:

ON_CONTROL (Trạng_thái_control, Số_hiệu_Control, Hàm_xử_lý ) Ví dụ: Ta có ví dụ minh họa định hướng xử lý message như sau: * Khai báo lớp (têp tin .H):

class CMyClass: public CBasedWnd { public: CMyClass(); void myProc(void); void mySerach(); void myWork(); void PremyWork(); void OnExit(void); DECLARE_MESSAGE_MAP() }

* Phần cài đặt của lớp (têp tin .CPP): #define MY_MESSAGE WM_USER + 1

static UINT NEAR MY_MESS = RegisterWindowMessage(“MY_MESS”); BEGIN_MESSAGE_MAP(CMyClass, CDerivedWnd)

//{{AFX_MSG_MAP(CMyClass)

ON_WM_PAINT() // WindowsMessage

ON_MESSAGE (MY_MESSAGE, myProc) // UserMessage ON_REGISTERED_MESSAGE(MY_MESS,OnSearch)

// UserRegMessage

ON_COMMAND(ID_DO, myWork) // CommandMessage

// Command Preprocess

ON_UPDATE_COMMAND_UI(ID_DO, PremyWork)

//Control IDC_EXIT

ON_CONTROL(BN_CLICKED, IDC_EXIT, OnExit) //}}AFX_MSG_MAP

END_MESSAGE_MAP()

Xử lý Message 55

5.3 CÁC LỚP KẾ THỪA CCmdTarget:

Các lớp đối tượng của MFC kế thừa từ CCmdTarget có chức năng xử lý message là CWnd, CWinApp, CDocument. Ứng dụng có thể dựa trên những lớp này để xây dựng các lớp kế thừa đảm nhận chức năng xử lý message phù hợp với yêu cầu của ứng dụng.

5.4 MESSAGE MAP CỦA LỚP KẾ THỪA CWnd TRONG ỨNG DỤNG: 5.4.1 Cửa sổ của ứng dụng có chức năng hoạt động:

Trong phần này, ta thực hiện ứng dụng với cửa sổ giao diện chính có tiêu đề chứa nội dung chữ chạy theo kiểu bảng chữ điện tử.

Lớp CWnd của MFC không cung cấp tiện ích này. Chúng ta cần xây dựng lớp cửa sổ mới với những khả năng phù hợp; có các chức năng như CWnd để làm giao diện, đồng thời có khả năng tự thay đổi nội dung tiêu đề (caption) theo thời gian (timer). Lớp cửa sổ này kế thừa từ lớp CWnd, tự cài đặt timer (SetTimer) khi bắt đầu (OnCreate) hoạt động, xử lý thay đổi nội dung tiêu đề ở mỗi chu kỳ Timer (OnTimer) và hủy bỏ Timer (KillTimer) khi chấm dứt hoạt động (OnDestroy). Sau đây là các bước thực hiện dự án:

ƒ Tạo dự án VD04 tương tự dự án VD03.

ƒ Bổ sung lớp CEmpWnd (tên lớp cửa sổ mới) kế thừa từ CWnd: Thực hiện như bổ sung lớp CEmpApp trong mục (2.7). Lưu ý trong hộp hội thoại New Class : chọn Class Type = MFC Class ; BaseClass = CWnd. ƒ Cài đặt các hành vi xử lý message cần thiết cho lớp CEmpWnd trên cơ

sở kế thừa từ lớp CWnd của MFC:

• Hành vi OnCreate thực hiện các ấn định cần thiết cho CEmpWnd trước khi đi vào hoạt động. Bổ sung và cài đặt hành vi như sau: - Trong màn hình Workspace của dự án, chọn trang ClassView. - Right-click trên tiêu đề của lớp CEmpWnd:

- Chọn mục Add Windows Message Handler... :

56 Lập trình Windows với MFC - Microsoft Visual C++ 6.0 - Lê Ngọc Thạnh - lntmail@yahoo.com- Chọn WM_CREATE. Sau đó chọn Add and Edit. - Chọn WM_CREATE. Sau đó chọn Add and Edit.

- Hành vi OnCreate với tham số thích hợp được bổ sung vào lớp CEmpWnd, đồng thời mục xử lý ON_WM_CREATE() được đặt vào bảng MessageMap. Cài đặt nội dung của OnCreate như sau: int CEmpWnd::OnCreate(LPCREATESTRUCT lpCreateStruct) {

if (CWnd::OnCreate(lpCreateStruct) == -1) return -1; // Đặt timer số hiệu 100, chu kỳ 250 ms

SetTimer(100, 250, NULL); return 0;

}

• Hành vi OnTimer xử lý WM_TIMER, cho phép xử lý yêu cầu ở mỗi chu kỳ của timer. Việc bổ sung hành vi này được thực hiện tương tự OnCreate. Nội dung cài đặt của hành vi như sau:

void CEmpWnd::OnTimer( UINT nIDEvent ) {

Xử lý Message 57

if (nIDEvent == 100) { // Timer do chúng ta cài đặt char s[200], ch;

GetWindowText(s, 200); // Lấy tiêu đề cửa sổ ch = s[0];

for (UINT i=0; i<strlen(s)-1; i++)

s[i] = s[i+1]; // Dịch nội dung chuỗi s[i] = ch;

SetWindowText(s); // Đặt tiêu đề cửa sổ }

CWnd::OnTimer(nIDEvent); // Thực hiện hành vi lớp cơ sở }

• Hành vi OnDestroy xử lý WM_DESTROY: void CEmpWnd::OnDestroy()

{

KillTimer (100 ); // Số hiệu timer (TimerID) CWnd::OnDestroy(); // Gọi hành vi lớp cơ sở. }

ƒ Dùng lớp CEmpWnd cho đối tượng cửa sổ chính của ứng dụng: Mở hành vi InitInstance của CEmpApp, thực hiện các chỉnh sửa sau:

• Thực hiện chỉ thị sau ở đầu tập tin chương trình:

#include "EmpWnd.h" // Tập tin khai báo của lớp CEmpWnd • Dùng CEmpWnd làm kiểu cho biến con trỏ đối tượng main.

ƒ Biên dịch dự án và chạy thử ứng dụng.

Lưu ý: Dự án VD04 sử dụng 100 làm số hiệu timer. Việc sử dụng giá trị hằng như thế không gợi nhớ và kém linh hoạt trong sử dụng. Ta nên khai báo một tên riêng cho hằng để tránh các hạn chế trên. Cách thực hiện như sau:

ƒ Chọn trang ResourceView trong màn hình Workspace.

ƒ Right-click trên project resources:

ƒ Chọn Resource Symbols...:

Một phần của tài liệu Visual C++ lý thuyết và ứng dụng (Trang 33 - 36)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(133 trang)