a. Nhà nước của dân:
- Tất cả quyền hành trong nhà nước và trong xã hội đều thuộc về nhân dân. Hiến pháp 1946 đã khẳng định: Tất cả quyền bính trong nước là của nhân dân Việt Nam.
- Quyền lực của nhà nước và của đội ngũ cán bộ công chức là do nhân dân ủy quyền cho để giải quyết công việc.
- Nhân dân có quyền kiểm soát nhà nước.
- Nhân dân có quyền bãi miễn các vị đại biểu khi họ không xứng đáng với sự tín nhiệm của nhân dân.
- Vị thế của đội ngũ cán bộ công chức nhà nước là phục vụ dân, là công bộc, là đầy tớ của nhân dân chứ không phải đứng trên dân, coi khinh dân.
b. Nhà nước do dân:
- Nhà nước do nhân dân lập nên + Là thành quả của cách mạng
+ Do nhân dân bầu ra ( kết quả 1 cuộc bầu cử)
- Nhân dân phải ủng hộ giúp đỡ nhà nước ( dân phải đóng thuế cho nhà nước hoạt động, dân phê bình, xây dựng nhà nước)
c. Nhà nước vì dân:
- Nhà nước lấy lợi ích chính đáng của nhân dân làm mục tiêu, ngoài ra không có bất cứ lợi ích nào khác, không có đặc quyền, đặc lợi.
- Nhà nước phải làm cho nhân dân có ăn, có mặc, có chỗ ở và được học hành, không ngừng nâng cao đời sống của nhân dân.
- Cán bộ công chức nhà nước từ chủ tịch nước trở xuống đều là công bộc của nhân dân.
Lãnh đạo: Dẫn dắt, định hướng cho dân. Đầy tớ: Phục vụ dân.
-> Cán bộ nhà nước dù là lãnh đạo hay đầy tớ đều nhằm đem lại lợi ích cho nhân dân.