Phật giáo thể hiện qua nghệ thuật sân khấu (Hát bội, hát chèo, cải lương và kịch nói).

Một phần của tài liệu ảnh hưởng phật giáo qua quá trình hội nhập văn hóa việt nam (Trang 27 - 28)

lương và kịch nói).

Trước hết, loại hát chèo xuất hiện ban đầu chủ yếu ở các tỉnh đồng bằng Bắc Bộ, thu hút nhiều tinh hoa nghệ thuật dân gian như múa, hát và diễn các vở truyện Nôm truyền thống. Đáng kể nhất là vở "Quan Âm Thị Kính" đã đi vào dạng tuồng tiêu biểu chính thống khi nhắc đến môn nghệ thuật này. Còn có các vở "Trương Viên", "Lưu Bình Dương Lễ", "Kim Nhan", "Chu Mãi Thần"... đều mang tính thưởng thiện phạt ác và các vở này gọi là tiêu biểu nên có tên gọi là "chèo cổ".

Thứ hai, hát bội ban đầu đi vào nếp sống cung đình.Có thể nói xuyên suốt thế kỷ thứ 19 là thời đại hoàng kim của nghệ thuật hát bội. Các vở "San Hậu"; "Tam Nữ Đồ Vương"; "Diễn Võ Đình", "Nghiêu Sò Ốc Hến"... là những vở mang tính chất dân tộc chính thống và chứa đựng toàn vẹn triết lý "nhân quả báo ứng" và hướng thiện một cách cao đẹp.

Sau cùng là kịch nói, đây là loại hình nghệ thuật được du nhập từ phương Tây sau thế chiến thứ hai (1938 - 1945), ban đầu chủ yếu biểu diễn các vở phóng tác từ các vở tuồng của nước ngoài để phục vụ cho Thực Dân và Quan Lại thừa sai. Sau thập niên 60, kịch nói mới có vị trí thật sự trong sân khấu Việt Nam và được người dân hưởng ứng bằng các vở diễn do chính người Việt Nam dàn

dựng. Kịch nói chưa có đóng góp gì đáng kể cho Phật giáo như các loại hình nghệ thuật khác. Tuy nhiên nội dung cũng hàm chứa nhiều căn ban đạo đức dân tộc trong đó có ảnh hưởng Phật giáo..

Một phần của tài liệu ảnh hưởng phật giáo qua quá trình hội nhập văn hóa việt nam (Trang 27 - 28)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(33 trang)
w