5.1. Hiệu quả xử lý
Tạo được chu trình khép kín có ý nghĩa sinh thái cao, sản phẩm của quá trình này là đầu vào của quá trình tiếp theo, nguồn năng lượng được bảo toàn, không có chất thải bỏ ra ngoài môi trường
5.1.1. Hiệu quả của việc ứng dụng trùn quế.
- Trong phân trùn quế có một lượng vi sinh vật lớn, có hoạt tính cao, là chất xúc tác sinh học vì vậy chúng có khả năng phân hủy hợp chất hữu cơ rất nhanh và hiệu quả, trùn quế có sức tiêu hóa lớn, tác dụng phân giải chất hữu cơ của chúng chỉ sau những vi sinh vật có khả năng phân hủy mạnh, một tấn trùn quế có thể phân giải được 70-80 tấn rác hữu cơ và 50 tấn phân gia súc trong một quý.
- Trùn quế có kích thước nhỏ, khả năng sinh sản rất nhanh và với một số lượng lớn, bên trong hệ thống tiêu hóa của chúng có các vi sinh vật cộng sinh nên khả năng phân giải chất thải hữu cơ ( phân heo ) là rất nhanh.
- Trùn quế có chứa enzyme: cellulaza, kitinaza => khả năng xử lý phân tươi trong chăn nuôi heo để tạo ra lượng phân trùn tương ứng phục vụ cho cây trồng.
- Trùn quế chuyển hóa các hợp chất hữu cơ trong chất thải thành các chất khoáng vô cơ (P tăng 0,3–0,6%; K tăng 0,09 – 0,23%; Ca tăng 0,51 – 0,79%) và chủ yếu ở dạng dễ sử dụng với cây trồng (NO3-, NH4+).
- Hàm lượng NH3 trong phân Trùn giảm (đối với phân trâu bò tươi giảm 14,9 lần).
GVHD: TS . Lê Quốc Tuấn
Ứng dụng công nghệ sinh thái trong trang trại chăn nuôi heo
5.1.2. Hiệu quả xử lý bằng hầm ủ Bioga
- Khí sinh học có thành phần chủ yếu là khí Mê-tan chiếm gần 60%, CO2 chiếm 40% và là một khí cháy được, khi cháy , ngọn lửa có màu lơ nhạt và không khói, nhiệt trị từ 3.430 - 5.146 Kcal/m3.
- Về nhiệt lượng hữu ích: 1m3 KSH tương đương:
0,96 l dầu FO; 4,7 kwh điện; 4,07kg củi gỗ; 6,10kg rơm rạ.
- Phản ứng sinh nhiệt của khí Mê- tan:
CH4 + 2O2 = CO2 + 2H2O + 882 KJ
- Nhiệt trị của Mê- tan là 35.906 KJ/m3 = 8.576 Kcal/m3.
- Năng suất gas (CH4) đạt từ 0,5 -0,6m3/m3 dịch phân hủy/ ngày đêm.
- Nước thải của hệ thống đã diệt hết 99% trứng giun sán, hiệu quả khử COD và BOD đạt tương ứng 79,5 - 80,9%, SS giảm 95%, tận dụng làm phân vi sinh hoặc tưới rau sạch. Hầm biogas còn mang lại phân bón an toàn cho canh tác, hạn chế côn trùng phát triển và sinh trưởng, qua đó giúp giảm dịch hại từ 70%- 80%, bảo vệ sức khỏe người nông dân.
- Theo tính toán, bã thải lỏng được hòa với nước theo tỷ lệ 1:1 tưới cho khổ qua và bón bã thải đặc thay thế cho 70% tổng lượng phân bón lót giúp tăng năng suất 119%, giảm 20% sâu bệnh, tăng lợi nhuận 3,1 lần. Với mô hình cỏ voi cho thấy trong khoảng thời gian 6,5 tháng tiết kiệm được 20kg phân u rê, tương đương 130.000đ cho 500m2.
- Phụ phẩm khí sinh học (bã thải) rất giàu dinh dưỡng, đặc biệt đạm a-môn (NH4+), các vitamin… có tác dụng cải tạo đất, chống bạc màu, tăng hàm lượng mùn, tốt cho cây trồng.
5.2. Lợi ích mang lại.
Với công nghệ xử lý sạch, tuy đơn giản không đòi hỏi nhiều về trình độ, kĩ thuật nhưng đã mang lại rất nhiều lợi ích về mặt kinh tế và môi trường.
Về kinh tế :
- Sản xuất phân bón vi sinh cho cây trồng => giảm chi phí mua phân hóa học.
- Chi phí đầu tư nuôi trùn quế không lớn: về cả giống lẫn mặt bằng nuôi.
GVHD: TS . Lê Quốc Tuấn
Ứng dụng công nghệ sinh thái trong trang trại chăn nuôi heo
- Không tốn tiền mua thức ăn cho trùn quế mà sử dụng trực tiếp từ phân gia súc (heo, bò....).
- Thu được lượng trùn quế lớn để làm thức ăn bổ sung cho gia súc.
- Khi xử lý phân heo thành phân bón vi sinh (phân giàu chất dinh dưỡng) giúp cây trồng tăng trưởng phát triển nhanh => tăng năng suất cây trồng.
- Chi phí vận hành bảo dưỡng hệ thống xử lý chất thải bằng công nghệ Biogas thấp, quá trình bảo trì bảo dưỡng dễ dàng.
- Thu nguồn khí sinh học phục vụ cho việc đun nấu, chế biến thức ăn gia súc, giảm chi phí sử dụng nhiên liệu của trang trại.
- Theo tính toán của các nhà kỹ thuật chuyên môn, việc xây dựng hầm bioga ở các trang trại có quy mô lớn có thể chạy máy phát điện. Lượng điện này có thể cung cấp đến 1/3 nhu cầu sử dụng năng lượng của trang trại, thời gian hoàn vốn từ 1,5- 2 năm => Góp phần làm giảm chi phí, tăng lợi nhuận.
Về môi trường :
- Xử lý được nguồn chất thải thải ra môi trường, không gây ô nhiễm không khí, đất, nguồn nước, không có sự phát triển của mầm bệnh.
- Giảm sử dụng phân hóa học và thuốc trừ sâu, chuyển sang sử dụng phân hữu cơ vi sinh dễ hấp thu cho cây trồng => giảm gây ô nhiễm môi trường.
- Xử lý được lượng chất thải hữu cơ lớn và đặc biệt là Nito và Photpho.
- Thay thế sử dụng các nguồn nhiên liệu gây ô nhiễm bằng khí sinh học Biogas không khói bụi, nóng bức, mang lại ý nghĩa lớn đối với môi trường.
- Hầm ủ Biogas có những điều kiện không thuận lợi nên các vi trùng gây bệnh và trứng giun sán bị tiêu diệt gần như hoàn toàn sau quá trình phân hủy => hạn chế mầm bệnh.
- Khắc phục được tình trạng hôi thối do chất thải đã được xử lý tại hầm ủ, ruồi nhặng, côn trùng không có chỗ phát phát triển.
- Nước thải dùng để tưới cây đã được xử lý tại hầm ủ Biogas, phù hợp với nhu cầu của rau trồng và không gây độc hại cho môi trường.
GVHD: TS . Lê Quốc Tuấn
Ứng dụng công nghệ sinh thái trong trang trại chăn nuôi heo