Những biện pháp khác

Một phần của tài liệu Thất nghiệp và giải pháp hạn chế thất nghiệp ở việt nam (Trang 35 - 37)

- Trợ cấp một tỷ lệ nhất định trong quỹ lương ở các doanh nghiệp. Họ cũng có thể hỗ trợ doanh nghiệp trong nghĩa vụ nộp bảo hiểm xã hội, quỹ lương hưu v.v… mà mục đích

Nhóm 03 Trang 33 không gì khác ngoài việc giúp doanh nghiệp cắt giảm được chi phí nhân lực liên quan mà không cần phải sa thải nhân công.

- Cắt giảm thuế tiêu thụ cũng giúp giảm gánh nặng chi tiêu cho người tiêu dùng với hy vọng rằng tổng cầu sẽ được duy trì ở mức khả dĩ, tác động tích cực ngược lại đến doanh nghiệp và do đó giảm thiểu được nạn sa thải nhân lực do sản xuất kinh doanh đình đốn. - Thông qua các tổ chức công đoàn thuyết phục người lao động và chủ doanh nghiệp chấp nhận một mức cắt giảm trong tiền lương để duy trì số công ăn việc làm trong doanh nghiệp. Tuy nhiên, biện pháp này cũng lại chỉ được áp dụng được ở những nơi có tổ chức công đoàn và vẫn còn hoạt động.

- Đào tạo nghề cho bà con ở nông thôn đặc biệt là con cái của họ, khi diện tích đất sản xuất của họ bị thu hồi thì có thể dể dàng chuyển sang làm những ngành nghề khác.

- Mở rộng thị trường xuất khẩu lao động là nơi mà không những giải quyết được tình trạng thất nghiệp ở trong nước mà còn thu được nguồn ngoại tệ không nhỏ cho quốc gia. - Chú trọng đầu tư cho giáo dục và đào tạo.

- Hạn chế tăng dân số.

- Khuyến khích sử dụng lao động nữ.

- Tập trung phần vốn tín dụng từ quỹ quốc gia về việc làm với lãi xuất ưu đãi do các đối tượng trọng điểm vay theo dự án nhỏ để tự tạo việc làm cho bản thân gia đình và công cộng.

Nhóm 03 Trang 34

KẾT LUẬN

Khủng hoảng kinh tế năm 2008 trên toàn thế giới cùng với những khiếm khuyết chưa thể khắc phục về phát triển kinh tế và nhân lực sau giai đoạn tăng trưởng nhanh của kinh tế Việt Nam năm 2007 đã dẫn đến tình trạng thất nghiệp hiện nay. Cụ thể, nguồn nhân lực đặc biệt là nhân lực khối ngành kinh tế được đào tạo đại trà ở hầu hết các trường mà chưa có quy chuẩn về chất lượng sinh viên tốt nghiệp, chưa có sự phân chia đào tạo theo ngành nghề phù hợp với nhu cầu tuyển dụng. Ngoài ra, Chính phủ vẫn chưa có cơ chế hiệu quả để đào tạo tay nghề cho các lao động phổ thông, lao động đang thất nghiệp.

Do đó, nhóm tác giả đưa ra những kiến nghị vi mô và vĩ mô trên. Đối với học sinh sinh viên, bộ phận này cần tiếp tục trau dồi kiến thức, tiếp thu những đổi mới từ nước ngoài cũng như không ngừng hoàn thiện khả năng ngoại ngữ và kỹ năng mềm. Các trường đại học, cao đẳng gia tăng chất lượng đào tạo phù hợp với nhu cầu thực tế của nhà tuyển dụng, tránh tình trạng đào tạo theo xu hướng, đào tạo đại trà nhưng chất lượng không cao. Ngoài ra, đề tài còn kiến nghị Bộ Giáo dục thực hiện phân chia chỉ tiêu đào tạo, định hướng đào tạo tuyển sinh cho các học sinh, các trường để đảm bảo nhân lực đào tạo đáp ứng được nhu cầu của nền kinh tế.

Thông qua đề tài, nhóm tác giả đã cố gắng phân tích thực trạng cũng như nguyên nhân dẫn đến tình trạng thất nghiệp ở Việt Nam. Với những kết quả thu được, các đề xuất, kiến nghị được đưa ra nhằm giải quyết hiệu quả nhất tình trạng trên và mang tính khả thi.

Một phần của tài liệu Thất nghiệp và giải pháp hạn chế thất nghiệp ở việt nam (Trang 35 - 37)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(37 trang)