Công ty có rất nhiều hoạt động, dưới đây là hai lĩnh vực hoạt động trong rất nhiều các hoạt động đó là hoạt động sản xuất và hoạt động kinh doanh.
4.1. Tình hình thực hiện lợi nhuận của hoạt động sản xuất cơ khí.
Bảng 4. Kết quả thực hiện lợi nhuận hoạt động sản xuất cơ khí của Công ty Tư vấn đầu tư và thiết kế - Bộ Thuỷ sản.
Đơn vị tính: đồng
Chỉ tiêu Năm 2002 Năm 2003 So sánh 2003/ 2002 Số tiền Tỷ lệ( %) Tổng DT 1.896.327.415 1.965.369.712 69.042.297 3,64 Tổng CF 1.797.603.899 1.851.534.947 53.931.048 3,00 GVHB 1.488.690.407 1.541.811.357 53.120.950 3,57 - CFNVL 29.454.238 32.963.187 3.508.949 11,91 - CFNC 1.052.138.423 1.045.278.087 -6.860.336 -0,65 - CFKHTSCĐ 65.396.715 97.986.541 32.589.826 49,83 - CF bằng tiền khác 32.234.459 35.764.329 3.529.870 10,95 - CFDV mua ngoài 309.466.572 324.819.213 15.352.641 4,96 CFBH 22.718.324 49.987.143 27.268.819 120,03 CFQL 286.195.168 259.736.447 26.458.721 -9,24 Lợi nhuận 98.723.516 113.834.765 15.111.249 15,31
Qua biểu trên ta thấy kết quả hoạt động sản xuất cơ khí của Công ty Tư vấnđầu tư và thiết kế - Bộ Thuỷ sản là tương đối tốt. Lợi nhuận trước thuế năm 2003 so với năm 2002 tăng 15.111.249 đồng với tỷ lệ tăng tương ứng 15,31%.
Trong hai năm 2002 và năm 2003 cả doanh thu và chi phí của hoạt động sản xuất cơ khí đều tăng lên. Năm 2003 so với năm 2002 doanh thu tăng 69.042.297 đồng, chi phí tăng 53.931.048 đồng. Nhưng tốc độ tăng của chi phí nhỏ hơn tốc độ tăng của doanh thu 0,64% nên hoạt động sản xuất cơ khí vẫn có lợi nhuận và nó còn chứng tỏ công ty đã quản lý được mức chi phí cho hoạt động sản xuất cơ khí.
Do đặc điểm của hoạt động sản xuất nên giá vốn hàng bán chiếm tỷ trọng lớn nhất trong các khoản chi phi. Mặc dù năm 2003 so với năm 2002 tỷ lệ tăng khoản mục chi phí này khá nhỏ chỉ chiếm có 3,57% nhưng lại làm tổng chi phí tăng lên 53.120.950 đồng trong 53.931.048 đồng. Khoản chi phí có tốc độ tăng lớn nhất là chi phí bán hàng tăng 120,03% và làm tăng tổng chi phí lên 27.268.819 đồng. Nói chung các khoản mục chi phí trong tổng chi phí năm 2003 so với năm 2002 đều có xu hướng tăng lên trừ hai khoản mục chi phí nhân công và chi phí quản lý doanh nghiệp. Năm 2003 chi phí nhân công giảm 0,68%, chi phí quản lý doanh nghiệp giảm 9,62% làm tổng chi phí giảm lần lượt là 7.139.664 đồng và 27.541.279 đồng. Việc giảm khoản chi phí này là dấu hiệu tốt bởi nó cho thấy công ty đã chú ý đến việc nâng cao trình độ tay nghề cho đội ngũ công nhân viên, áp dụng công nghệ mới vào sản xuất nên làm tăng năng suất lao động, góp phần giảm chi phí tiền lương một cách tương đối.
Bảng 5. Kết quả thực hiện lợi nhuận hoạt động kinh doanh thiết bị dịch vụ của công ty.
Đơn vị tính: đồng
Chỉ tiêu Năm 2002 Năm 2003 So sánh
Số Tiền Tỷ lệ( %) Doanh thu 920.987.066 1.015.181.486 94.194.420 10,23 Tổng chi phí 896.534.297 987.198.190 90.663.893 10,11 Giá vốn hàng bán 789.226.771 849.087.392 59.860.621 7,58 - Giá mua 760.253.478 815.719.708 55.466.230 7,30 - Chi phí mua 28.973.293 33.367.684 4.394.391 15,17 Chi phí bán hàng 18.149.253 29.347.584 11.198.331 61,70 Chi phí quản lý 89.158.273 108.763.214 19.604.941 21,99 Lợi nhuận 24.452.769 27.983.296 3.530.527 14,44
Qua biểu trên ta thấy hoạt động của công ty trong lĩnh vực này cũng tương đối tốt. Mặc dù lợi nhuận từ hoạt động tại đơn vị tăng lên không nhiều chỉ có 3.530.527 đồng nhưng đã góp phần làm tăng tổng lợi nhuận toàn công ty. Trong năm 2003 cả doanh thu và chi phí của công ty đều tăng lên, tốc độ tăng của doanh thu so với chi phí lớn hơn cả về số tuyệt đối và số tương đối cụ thể: doanh thu tăng 90.663.395 đồng tương ứng với tỷ lệ tăng 10,11% trong khi chi phí tăng 71.058.654 đồng với tỷ lệ tăng 8,8% nên hoạt động này vẫn đem lại lợi nhuận.
Trong các khoản chi phí có chi phí bán hàng tăng lên với tỷ lệ khá cao 61,7%. Điều này có thể lý giải trong giai đoạn nền kinh tế phát triển mạnh mẽ như hiện nay nhu cầu về dịch vụ thiết bị ngày càng tăng và ngày càng có nhiều doanh nghiệp cùng kinh doanh loại hàng này. Bởi vậy việc tăng chi phí bán hàng để cho sản phẩm của công ty có sức cạnh tranh so với các đối thủ khác là hoàn toàn hợp lý.
4.3. Phân tích tình hình thực hiện lợi nhuận trong mối quan hệ với doanh thu, chi phí, vốn.
Lợi nhuận là chỉ tiêu chất lượng tổng hợp để đánh giá kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Vì vậy ta không chỉ xem xét lợi nhuận về
số tuyệt đối mà phải xem xét cả về số tương đối để đánh giá đầy đủ, chính xác hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp.
Bảng 7 : Một số chỉ tiêu phản ánh hiệu quả kinh doanh của Công ty Tư vấn đầu tư và thiết kế - Bộ Thuỷ sản.
Chỉ tiêu Đơn vị tính Năm 2002 Năm 2003 So sánh 1. Doanh thu Đồng 308.157.103 326.345.994 18.188.891 2. Lợi nhuận trước thuế Đồng 6.854.940.690 6.967.379.256 112.438.566 3. Vốn KDBQ Đồng 3.367.458.643 3.381.436.213 13.977.570 4. Vốn CSHBQ Đồng 1.697.324.156 1.754.167.234 56.843.078
LN/ DT % 4,50 4,68 0,18
LN/ VKDBQ % 9,15 9,65 0,50
LN/ VCSHBQ % 18,16 18,60 0,44
Qua biểu trên ta thấy hiệu quả kinh doanh của công ty năm 2003 tăng lên nhiều so với năm 2002. Cụ thể:
Tỷ suất lợi nhuận/ doanh thu năm 2003 so với năm 2002 tăng lên 0,18%. Điều này có nghĩa là kết quả tiêu thụ năm 2003 cao hơn năm 2002 và như vậy cứ 100 đồng doanh thu thu được thì sẽ tạo ra 0,18 đồng lợi nhuận.
Tỷ suât lợi nhuận/ vốn kinh doanh bình quân cũng tăng lên từ 9,15% năm 2002 tăng lên 9,65% năm 2003 tức tỷ suất lợi nhuận năm 2003 so với năm 2002 tăng 0,50%. Điều này chứng to công ty đã quản lý và sử dụng vốn kinh doanh có hiệu quả, khả năng sinh lời của vốn kinh doanh tăng lên, lợi nhuận thu về từ một đồng vốn mà công ty bỏ ra năm sau cao hơn năm trước.
Tỷ suất lợi nhuận/ vốn chủ sở hữu bình quân năm 2003 so với năm 2002 cũng tăng lên 0,44% và doanh nghiệp cứ bỏ ra 100 đồng vốn chủ sở hữu thì sẽ hứa hẹn thu về được 0,44 đồng lợi nhuận.
Tóm lại hiệu quả hoạt động kinh doanh của công ty năm 2003 so với năm 2002 là tốt và nó cũng chứng tỏ các biện pháp mà ban lãnh đạo công ty đưa ra nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh là đúng đắn và hợp lý.
III. Các biện pháp chính mà công ty tư vấn đầu tư và thiết kế - bộ thuỷ sản.