0
Tải bản đầy đủ (.doc) (39 trang)

Quy trình thực hiện

Một phần của tài liệu LẬP PHƯƠNG ÁN NHẬP KHẨU Ô TÔ LEXUS TỪ THỊ TRƯỜNG MĨ CỦA CÔNG TY TNHH THƯƠNG MẠI VÀ DỊCH VỤ XUẤT NHẬP KHẢU ĐỨC THỊNH (Trang 31 -39 )

CHƯƠNG III: TỔ CHỨC THỰC HIỆN PHƯƠNG ÁN NHẬP KHẨU 3.1 Chọn bạn hàng và thị trường

3.3.2. Quy trình thực hiện

(1)

Xin giấy phép nhập khẩu

 Lậphồ sơ đăng ký cấp giấy phép nhập khẩu tự động bao gồm: - Đơn đăng ký nhập khẩu tự động: 02 bản;

- Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc giấy chứng nhận đầu tư hoặc giấy phép kinh doanh: 01 bản sao (có đóng dấu sao y bản chính của thương nhân);

- Hợp đồng nhập khẩu hoặc các văn bản có giá trị tương đương hợp đồng: 01 bản sao (có đóng dấu sao y bản chính của thương nhân);

- Hoá đơn thương mại: 01 bản sao (có đóng dấu sao y bản chính của thương nhân);

- L/C hoặc chứng từ thanh toán: 01 bản sao (có đóng dấu sao y bản chính của thương nhân); hoặc xác nhận thanh toán qua ngân hàng (có kèm Giấy đề nghị xác nhận thanh toán qua ngân hàng) theo mẫu quy định tại Phụ lục số 03 và Phụ lục số 04 ban hành kèm theo Thông tư này: 01 bản chính;

- Vận tải đơn hoặc chứng từ vận tải của lô hàng: 01 bản sao (có đóng dấu sao y bản chính của thương nhân);

 Nộp hồ sơ đến phòng cấp giấy phép của bộ thương mại xin cấp giấy phép nhập khẩu. (2) Thanh toán Khiếu nại Kiểm tra hàng nhập khẩu

Nhận hàng Kiểm tra nhà nước về

chất lượng hàng hóa Làm thủ tục hải quan Xin giấy phép nhập

khẩu Thanh toán

Đăng ký kiểm tra nhà nước về chất lượng

Mở L/C

Thời gian mở: Trước ngày giao hàng

Ðể được mở L/C, Doanh nghiệp phải nộp tại ngân hàng (điều kiện):

- Giấy đăng ký kinh doanh

- Tài khoản ngoại tệ tại Ngân hàng (muốn mở tài khoản phải đóng ít nhất 500 USD vào tài khoản chuẩn bị mở cùng với các giấy tờ sau:

+ Quyết định thành lập Công ty

+ Quyết định bổ nhiệm Giám đốc và Kế toán trưởng  Cách thức mở L/C (giấy tờ cần nộp):

Ðối với L/C at sight:

• Giấy phép nhập khẩu ( Nếu hàng hóa được quản lý bằng giấy phép)

• Hợp đồng nhập khẩu (bản sao)

• Ðơn xin mở L/C at sight (theo mẫu in sẵn của Ngân hàng). Cơ sở viết đơn là hợp đồng mua bán ngoại thương đã ký kết.

Kí quỹ mở L/C

Hiện nay các ngân hàng quy định tỷ lệ ký qũy (100%; dưới 100% hoặc không cần ký quĩ) đối với doanh nghiệp nhập khẩu căn cứ vào:

- Uy tín thanh toán của doanh nghiệp.

- Mối quan hệ của doanh nghiệp đối với ngân hàng. - Số dư ngoại tệ trên tài khoản của doanh nghiệp. - Công nợ của doanh nghiệp nhập khẩu.

- Tính khả thi trong phương án kinh doanh hàng nhập khẩu của đơn vị nhập khẩu Cách thức ký quỹ:

- Nếu số dư tài khoản tiền gửi của khách hàng lớn hơn số tiền ký quĩ, ngân hành sẽ trích từ tài khoản tiền gửi chuyển sang tài khoản ký quĩ. Phòng nhập khẩu trực tiếp làm phiếu chuyển khoản nội dung ký quĩ mở L/C sau đó sẽ chuyển sang Phòng Kế toán để thực hiện.

- Nếu số dư tài khoản tiền gửi nhỏ hơn số tiền ký quĩ, giải quyết bằng hai cách sau:

+ Mua ngoại tệ để ký quỹ. + Vay ngoại tệ để ký quỹ.  Thanh toán phí mở L/C

- Khi mở L/C trả chậm: phải có sự bảo lãnh của ngân hàng nên nhà nhập khẩu phải trả thêm 0,2% - 0,5% cho mỗi quý tùy vào từng mặt hàng nhập khẩu.

Thanh toán

Khi bộ chứng từ gốc từ nước ngoài về đến ngân hàng ngoại thương, người mua phải kiểm tra, nếu chứng từ hợp lệ thì trả tiền cho ngân hàng. Sau đó người mua nhận chứng từ để đi nhận hàng.

(3)

Đăng ký kiểm tra nhà nước về chất lượng hàng hóa nhập khẩu

 Hồ sơ đăng ký kiểm tra chất lượng hàng hóa nhập khẩu (01 bộ) nộp cho bộ phận đăng ký gồm:

- Giấy đăng ký kiểm tra chất lượng, an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường xe cơ giới nhập khẩu

- Bản kê chi tiết xe cơ giới nhập khẩu kèm theo - Chứng từ nhập khẩu :

 Hoá đơn thương mại ( Commercial Invoice) hoặc giấy tờ tương đương.  Tờ khai hàng hoá nhập khẩu (được bổ sung trước khi cấp chứng chỉ chất lượng, an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường xe cơ giới nhập khẩu).

- Tài liệu kỹ thuật. Miễn Tài liệu kỹ thuật đối với các xe cơ giới nhập khẩu có cùng kiểu loại với loại xe đã được cấp “Giấy chứng nhận chất lượng, an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường xe cơ giới nhập khẩu”

- Giấy chứng nhận đăng ký/Giấy chứng nhận lưu hành hoặc các giấy tờ tương đương (Chỉ áp dụng đối với ô tô chở người dưới 16 chỗ ngồi đã qua sử dụng)

 Những điểm cần lưu ý khi chuẩn bị hồ sơ:

-

Tài liệu kỹ thuật nói trên cần có các nội dung như nêu trong điểm c khoản 1 điều 5 của Quyết định số 35/2005/QĐ-BGTVT. Cụ thể như sau:

- Các thông số về kích thước;

- Các thông số về trọng lượng: trọng lượng bản thân, trọng tải, trọng lượng toàn bộ và trọng lượng phân bố trên các trục xe (chỉ áp dụng đối với xe cơ giới có trọng lượng toàn bộ từ 15 tấn trở lên);

- Số người cho phép chở kể cả người lái;

- Giới thiệu về các hệ thống chính như: hệ thống truyền lực; hệ thống phanh; hệ thống lái; hệ thống treo; hệ thống đèn chiếu sáng và tín hiệu; cơ cấu chuyên dùng lắp trên xe (nếu có);

- Riêng đối với xe cơ giới chưa qua sử dụng phải có thêm bản sao Phiếu kiểm tra xuất xưởng có ghi số khung, số động cơ (nếu có) do nhà sản xuất cấp cho từng phương tiện hoặc bản chính Giấy chứng nhận chất lượng (C/Q) do nhà sản xuất cấp cho loại xe cơ giới nhập khẩu.

Thực hiện đóng phí kiểm tra theo mức phí quy định.

 Nhận lại giấy "Thông báo lô hàng đủ thủ tục về quy định đối với hàng hóa nhập khẩu" theo mẫu quy định tại Quyết định số 08/2006/QĐ-BLĐTBXH của Bộ lao động TBXH, cùng với Giấy đăng ký kiểm tra có ghi rõ tên bộ phận sẽ thực hiện kiểm tra kỹ thuật cùng số điện thoại và tên của người phụ trách.

(4)

Làm thủ tục hải quan:

Hồ sơ hải quan gồm:

- Tờ khai hải quan: 02 bản chính;

- Hợp đồng mua bán hàng hóa: 1 bản sao; - Hoá đơn thương mại: 01 bản chính; - Vận tải đơn : 01 bản sao;

- Bản kê chi tiết hàng hóa: 01 bản chính, 01 bản sao; - Tờ khai trị giá hàng nhập: 2 bản chính;

- Giấy phép nhập khẩu: 01 bản chính;

- Giấy đăng ký kiểm tra chất lượng hoặc Thông báo miễn kiểm tra chất lượng :01 bản chính;

Bước 1:Tạo thông tin khai hải quan điện tử thông qua phần mềm ECUS K4. Bước 2 : Gửi tờ khai hải quan điện tử đến cơ quan hải quan qua hệ thống xử lí dữ liệu hải quan.

Bước 3 : Tiếp nhận phản hồi của cơ quan hải quan thông qua hệ thống xử lí dữ liệu. Tùy theo phản hồi của cơ quan hải quan, doanh nghiệp thực hiện theo các phản hồi đó.

a. Nếu nhận được “ Thông báo từ chối tờ khai hải quan điện tử “ thì người khai hải quan phải thực hiện sửa đổi, bổ sung tờ khai hải quan điện tử hoặc giải trình theo hướng dẫn của cơ quan hải quan.

b. Khi nhận được “ Số tờ khai hải quan điện tử và: Quyết định hình thức mức độ kiểm tra”:

• Trường hợp tờ khai điện tử được cơ quan hải quan chấp nhận “ Thông quan”, hoặc “Giải phóng hàng”, hoặc đưa hàng về bảo quản ( Luồng xanh). Người khai hải quan phải thực hiện:

- In TKHQĐT theo mẫu TKHQĐT in ( 1 bản), ký tên, đóng dấu trên TKHQDT in

- Xuất trình TKHQĐT in cùng hàng hóa tại khu vực giám sát hải quan để xác nhận hàng đã qua khu vực giám sát hải quan.

• Trường hợp TKHQĐT được cơ quan hải quan chấp nhận “thông quan” hoặc “giải phóng hàng” hoặc “đưa hàng về bảo quản” với điều kiện phải xuất trình nộp giấy phép nhập khẩu, chứng từ chứng minh hàng hóa đáp ứng yêu cầu về quản lý chuyên ngành… (luồng xanh có điều kiện) người khai hải quan phải:

- In TKHQĐT theo mẫu TKHQĐT in (1 bản), kí tên, đóng dấu trên TKHQĐT in.

- Xuất trình TKHQĐT in trên và xuất trình/ nộp các giấy tờ nêu trên tại chi cục hải quan nơi đăng kí hải quan để xác nhận “thông quan” hoặc “giải phóng hàng” hoặc “đưa hàng về bảo quản”.

- Xuất trình TKHQĐT in cùng hàng hóa tại khu vực giám sát hải quan để xác nhận hàng đã qua khu vực giám sát hải quan.

• Trường hợp TKHQĐT được cơ quan hải quan yêu cầu xuất trình nộp chứng từ giấy thuộc hồ sơ hải quan điện tử để kiểm tra trước khi cho phép thông quan hàng hóa (luồng vàng).

- Người khai hải quan nộp 2 TKHQĐT in, 2 tờ khai trị giá (nếu có) và các chứng từ khác trong hồ sơ hải quan

- Người khai hải quan nhận lại 1 TKDQĐT in đã xác nhận “thông quan” hoặc “giải phóng hàng” hoặc “đưa hàng về bảo quản”.

• Trường hợp người khai HQ được yêu cầu xuất trình, nộp chứng từ giấy thuộc hồ sơ HQĐT và hàng hóa để kiểm tra (luồng đỏ). Người khai hải quan phải:

- Nộp, xuất trình 2 TKHQĐT in, 2 TKTG (nếu có) cùng toàn bộ chứng từ thuộc HSHQ

- Xuất trình hàng hóa để kiểm tra

- Khi được thông quan nhận lại 01 TKHQĐT in đã có quyết định thông quan, 01 phiếu ghi kết quả kiểm tra chứng từ giấy, 01 TKTG (nếu có)

Song song với việc làm thủ tục hải quan người mua phải kí hợp đồng dỡ hàng với hãng tàu cũng như các hợp đồng lưu kho bãi.

(5)

Kiểm tra nhà nước về chất lượng hàng hóa

Sau khi hàng hóa được thông quan tiến hành kiểm tra nhà nước về chất lượng hàng hóa nhập khẩu. Xuất trình nguyên trạng hàng hóa cùng bộ hồ sơ hải quan đã làm thủ tục hải quan và hồ sơ tài liệu khác để cơ quan kiểm tra chất lượng tại đúng địa điểm chủ hàng đã đăng ký với cơ quan kiểm tra.

Trong qúa trình kiểm tra, trường hợp hàng hóa nhập khẩu có chứng chỉ chất lượng không phù hợp với hồ sơ của lô hàng nhập khẩu hoặc chứng chỉ chất lượng không phù hợp với tiêu chuẩn công bố áp dụng, quy chuẩn kỹ thuật tương ứng, cơ quan kiểm tra ra thông báo kết quả nhà nước về chất lượng hàng hóa nhập khẩu không đáp ứng yêu cầu chất lượng, trong Thông báo nêu rõ các nội dung không đạt yêu cầu gửi tới cơ quan Hải quan và người nhập khẩu. Đồng thời báo cáo cơ quan quản lý cấp trên để xử lý theo thẩm quyền quy định tại các điểm a, b, c Khoản 2 Điều 8 Nghị định số 132/2008/NĐ-CP ngày 31/12/2008 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Chất lượng sản phẩm, hàng hóa.

Đối với hàng hóa nhập khẩu có chất lượng không phù hợp với tiêu chuẩn công bố áp dụng, quy chuẩn kỹ thuật tương ứng, nếu phải áp dụng biện pháp buộc tái xuất hoặc buộc tiêu hủy lô hàng hóa đó thì cơ quan kiểm tra chuyển hồ sơ kiểm tra có vi phạm về chất lượng cho cơ quan Hải quan nơi tổ chức, cá nhân mở tờ khai hải quan khi làm thủ tục nhập khẩu để xử lý theo thẩm quyền.

Sau khi có kết quả kiểm tra, bộ phận đăng ký của Trung tâm sẽ trực tiếp liên hệ với Doanh nghiệp theo tên, số điện thoại nêu trên Giấy đăng ký để bàn giao cho doanh

nghiệp "Thông báo kết quả kiểm tra chất lượng hàng hóa nhập khẩu" do Trung tâm ban hành theo kết quả kiểm tra của Bộ phận kiểm tra kỹ thuật.

(6)

Nhận hàng:

- Người nhập khẩu ký kết hợp đồng uỷ thác cho cảng về việc giao nhận hàng từ tàu ở nước ngoài về.

- Xác nhận với cảng kế hoạch tiếp nhận hàng nhập khẩu.

- Cung cấp các tài liệu cần thiết cho việc giao nhận hàng hoá như vận đơn, lệnh giao hàng...

- Thông báo cho đơn vị trong nước đặt mua hàng nhập khẩu.

- Thanh toán cho cơ quan vận tải các phí tổn về giao nhận, bốc xếp, bảo quản và vận chuyển hàng nhập khẩu.

- Theo dõi việc giao nhận, đôn đốc cảng lập những biên bản về hàng hoá và giải quyết trong phạm vi của mình những vấn đề xảy ra trong việc giao nhận.

(7)

Kiểm tra hàng nhập khẩu:

Khi nhận hàng nhập khẩu phải tiến hành kiểm tra, phát hiện thiếu hụt, mất mát, tổn thất để kịp thời khiếu nại đòi bồi thường.

Nếu có hỏng hóc phải làm thư kháng cáo trong thời gian hiệu lực & hải quan sẽ lập biên bản để làm cơ sở pháp lí cho chủ hàng khiếu kiện sau này.

(8)

Khiếu nại:

Trên cơ sở kết quả của chứng từ pháp lí đã lập để xác định đối tượng cần khiếu nại như người xuất khẩu, người vận chuyển hay người bảo hiểm.

Khi thực hiện hợp đồng nhập khẩu, nếu chủ hàng nhập khẩu phát hiện thấy hàng nhập khẩu bị tổn thất, bị đổ vỡ, thiếu hụt, mất mát, thì cần lập hồ sơ khiếu nại ngay để khỏi bỏ lỡ thời hạn khiếu nại.

Đối tượng khiếu nại là người bán nếu hàng có chất lượng hoặc số lượng không phù hợp với hợp đồng, có bao bì không thích đáng, thời hạn giao hàng bị vi phạm, hàng giao không đồng bộ ...vv

Đối tượng khiếu nại là người vận tải nếu hàng bị tổn thất trong quá trình chuyên chở hoặc sự tổn thất đó do lỗi của người vận tải gây nên.

Đối tượng khiếu nại là công ty bảo hiểm nếu hàng hoá - đối tượng của bảo hiểm bị tổn thất do thiên tai, tai nạn bất ngờ hoặc do lỗi của người thứ ba gây nên, khi những rủi ro này được mua bảo hiểm.

Đơn khiếu nại phải kèm theo những bằng chứng về tổn thất như biên bản giám định, hoá đơn, vận đơn đường biển, đơn bảo hiểm ...vv

Nếu xảy ra hỏng hóc mà không do lỗi của ai thì người mua vẫn lập hồ sơ khiếu nại. Lập 1 bộ chính gửi cho 1 trong 3 đối tượng, 2 đối tượng còn lại gửi bản sao trong thời gian hiệu lực. Nếu như họ chứng minh được lỗi không phải của họ thì 2 bản sao hồ sơ có nghĩa là lưu quyền khiếu nại.

KẾT LUẬN

Hoạt động sản xuất kinh doanh xuất nhập khẩu là hoạt động có ý nghĩa lớn đối với các quốc gia trên thế giới giúp cho đất nước phát triển đặc biệt là đối với một quốc gia đang phát triển như Việt Nam. Qua nghiên cứu thị trường trong và ngoài nước công ty chúng tôi đã lập phương án kinh doanh nhập khẩu mặt hàng Ô tô Lexus năm 2013.Thông qua việc lập phương án kinh doanh cho sản phẩm của mình công ty đã đánh giá được hiệu quả kinh tế của lô hàng nhập khẩu của công ty. Các khoản chi phí được hạch toán một cách rõ ràng, đầy đủ đó chính là cơ sở cho công ty có thể thấy được việc sử dụng nguồn vốn của mình có hiệu quả hay không từ đó có những điều chỉnh thích hợp. Qua việc lập phương án, các công việc trong việc tiến hành nhập khẩu cũng được công ty sắp xếp một cách khoa học theo một trật tự nhất định, điều đó làm cho các công việc được tiến hành một cách nhanh chóng, thuận tiện. Như vậy việc lập phương án nhập khẩu hoặc xuất khẩu cho một lô hàng nào đó là hết sức cần thiết và quan trọng.

Ở nước ta, hiện nay mặt hàng ô tô đang còn phải chịu mức thuế và phí hết sức nặng nề làm cho giá cả của ô tô ở thị trường trong nước cao hơn nhiều lần so với thị trường nước ngoài. Điều này cũng tạo nên những khó khăn nhất định cho các doanh nghiệp kinh doanh ô tô. Chính vì thế để ngành công nghiệp ô tô phát triển hơn nữa thì nhà nước cần có những chính sách giảm thuế và phí thích hợp theo lộ trình cam kết về

Một phần của tài liệu LẬP PHƯƠNG ÁN NHẬP KHẨU Ô TÔ LEXUS TỪ THỊ TRƯỜNG MĨ CỦA CÔNG TY TNHH THƯƠNG MẠI VÀ DỊCH VỤ XUẤT NHẬP KHẢU ĐỨC THỊNH (Trang 31 -39 )

×