Những vấn đề đặt ra của xuất khẩu gạo ViệtNam trong thời gian tớ

Một phần của tài liệu báo cáo tốt nghiệp thực trạng thị trường xuất khẩu gạo của việt nam từ năm 2001 đến nay (Trang 35 - 40)

Về thị trường

Mặc dù gạo Việt Nam đã có mặt trên hơn 100 nước thuộc tất cả các đại lục nhưng số lượng gạo do các tổ chức Việt Nam trực tiếp kí kết với các thị trường cịn chiếm tỷ lệ thấp, số bán qua trung gian nước ngồi cịn chiếm tỷ lệ lớn (tới 65%) đặc biệt là thị trường Châu Phi. Nguyên nhân là do một số doanh nghiệp Việt Nam còn chạy theo lối cò con, chỉ tính đến cái lợi trước mắt mà chưa tính đến lợi ích lâu dài và lợi ích tồn cục. Một số chính sách vĩ mơ của nhà nước chưa chuyến đổi kịp với diến biến của thị trường trong nước và quốc tế cũng làm giảm khả năng cạnh tranh của lúa gạo Việt Nam trên thị trường thế giới.

Hơn nữa, Việt Nam và Thái Lan lại có chung một số thị trường xuất khẩu gạo vì vậy Việt Nam phải đương đầu với một số đối thủ cạnh tranh có lợi thế về nhiều mặt: chất lượng gạo, kinh nghiệm sản xuất và xuất khẩu…Cho đến nay do không ngừng nâng cao chất lượng gạo xuất khẩu, thị trường xuất khẩu gạo của Việt Nam tiếp tục mở rộng nhưng trong tương lai gần chủ yếu vẫn tập trung vào những thị trường đòi hỏi chất lượng không cao và giá rẻ như Châu Phi, Nam Mỹ.

Trong suốt quá trình xuất khẩu gạo từ năm 1989 đến nay, sở dĩ Việt Nam chưa dành được sự ưu ái của thị trường thế giới bên cạnh lý do chất lượng gạo thấp cịn có lý do chúng ta chậm trong xây dựng thương hiệu. Không phải gạo Việt Nam hoàn toàn yếu kém về mặt chất lượng, Việt Nam có rất nhiều sản phẩm chất lượng cao và độc đáo như gạo thơm, gạo dò nhưng nhiều người tiêu dùng thế giới lại không biết đến. Họ tưởng chỉ có Thái Lan mới có. Có tình trạng này là do Việt Nam chưa xây dựng được thương hiệu cho những mặt hàng độc đáo. Các doanh nghiệp trong nước thiếu thông tin về thị trường thế giới và không chủ động tiếp cận đối tác. Bên cạnh đó thì các doanh nghiệp tham gia xuất khẩu gạo chủ yếu vẫn là các doanh nghiệp vừa và nhỏ, thời gian hoạt động thương mại chưa lâu, thiếu kĩ năng trong tham gia thị trường quốc tế. Điều này khiến cho các doanh nghiệp mất chi phí trung gian mà cịn khơng có cơ hội thể hiện thương hiệu sản phẩm và thương hiệu doanh nghiệp trên thị trường, làm mất cơ hội được giới thiệu về sản phẩm và đất nước Việt Nam với thế giới.

Tóm lại hoạt động xuất khẩu gạo Việt Nam chưa thực sự ổn định chủ yếu vẫn là các thị trường nhỏ, có u cầu khơng cao và khơng ổn định. Xuất khẩu gạo Việt Nam vẫn thiếu một chiến lược đối với các thị trường lớn. Chúng ta chưa thiết lập được một hệ thống thị trường và bạn hàng đáng lớn ổn định cũng như thương hiệu sản phẩm. Gạo của Việt Nam chưa thực sự xâm nhập được vào các thị trường khó tính như Nhật Bản, Hàn Quốc, EU.

Về chất lượng gạo xuất khẩu

Bên cạnh vấn đề về thị trường xuất khẩu thì cịn có vấn đề lớn về chất lượng gạo xuất khẩu. Mặc dù chất lượng gạo của Việt Nam đã được cải thiện tương đối ấn tượng trong hơn 1 thập kỉ qua, nhưng nhìn chung chất lượng gạo xuất khẩu vẫn còn ở mức thấp so với gạo của các nước xuất khẩu khác nên ảnh hưởng tới giá bán và thị trường trong xuất khẩu. Gạo xuất khẩu của Việt Nam ln có giá thấp nhất nếu so với gạo cùng loại của các nước khác. Nhà nhập khẩu khó mua giá cao do chất lượng gạo Việt Nam khơng đồng đều. Có nhiều ngun nhân khiến chất lượng gạo Việt Nam chưa bắt kịp với nhiều nước xuất khẩu khác, nhưng chủ yếu là do các nguyên nhân sau đây.

Thứ nhất: giống là khâu đầu tiên có ảnh hưởng quan trọng tới chất lượng sản phẩm của gạo nước ta. Ở một số địa phương hiện nay vẫn trồng đại trà các giống lúa cũ đã thối hóa hoặc các giống lúa lai của Trung Quốc ngắn ngày cho năng suất cao nhưng chất lượng gạo thấp không đảm bảo các tiêu chuẩn về độ dài hạt, độ trong, điểm bạc bụng của gạo xuất khẩu [6]. Mặt khác do phong trào sản xuất hướng vào năng suất và sản lượng trước đây đã làm mất đi nhiều giống lúa đặc sản quý có phẩm chất gạo cạnh tranh được với gạo thơm hay Hương Nhài của Thái Lan.

Thứ hai: đặc tính phân tán, tự phát, quy mơ nhỏ lẻ của các hộ nông dân là cản trở lớn để có thể tăng lượng gạo xuất khẩu của Việt Nam. Với quy mô nhỏ, sản xuất phân tán, chất lượng lúa không đồng đều, khiến nơng dân trồng lúa chỉ có thể duy trì tình trạng sản xuất tự cung, tự cấp là chủ yếu, điều này được thể hiện rõ ở đồng bằng sông Hồng. Ngay cả ở đồng bằng sông Cửu Long (chiếm 95% lượng gạo xuất khẩu), tuy nhiên diện tích đất canh tác bình qn đầu người cao nhất cả nước nhưng nhược điểm trên cũng chưa được khắc phục. Tồn vùng có 1700 trang trại trồng lúa hàng hóa nhưng quy mơ đất lúa trung bình một trang trại từ 3-5 ha

chiếm gần 60%, chỉ có 4,9% có quy mơ trên 10ha. Với quy mơ nhỏ như vậy, khả năng ứng dụng tiến bộ khoa học vào sản xuất lúa bị hạn chế rất nhiều. [23]

Thứ ba, cơ sở vật chất kĩ thuật phục vụ chế biến, bảo quản lúa gạo xuất khẩu cịn yếu kém lại khơng phân bổ đều. Hiện nay công tác bảo quản và lưu trữ sau thu hoạch của nước ta còn nhiều tồn tại. Hệ thống kho lưu trữ của nước ta phần lớn không đảm bảo đúng tiêu chuẩn kĩ thuật nên tỷ lệ tỷ lệ hư hao do nấm mốc, cơn trùng và chuột cịn cao. Mặt khác 80% lượng thóc của Việt Nam lại được xay xát và chế biến tại các cơ sở nhỏ và các hộ nông dân không được trang bị đồng bộ về phới sấy và kho chứa. Hệ thống nhà máy xay xát đánh bóng gạo xuất khẩu những năm gần đây tuy có được trang bị hiện đại hơn nhưng số lượng cịn ít, chủ yếu được bố trí ở thành phố Hồ Chí Minh, Cần Thơ, Mỹ Tho. Trong khi đó những vùng và địa phương có nhiều hàng hóa phục vụ xuất khẩu khác ở đồng bằng sông Cửu Long và dun hải Nam Trung Bộ…khơng có các nhà máy chế biến và đánh bóng gạo hiện đại. Chính vì những lý do trên nên tỷ lệ tấm, rạn vỡ hạt, tỷ lệ tạp chất, độ đục còn cao so với Thái Lan và Mỹ. Điều này là trở ngại rất lớn đối với xuất khẩu gạo của Việt Nam và Mỹ.

Thứ tư, một nguyên nhân sâu sa dẫn đến tình trạng chất lượng gạo của Việt Nam khơng cao là do môi trường trường đầu tư cho sản xuất lúa không hấp dẫn. Người nông dân nhiều khi phải đối mặt với nạn dịch bệnh xảy ra trên cây lúa. Chi phí cho việc mua phân bón, thuốc trừ sâu rất tốn kém. Mà việc tiếp cận với nguồn vốn tín dụng của hộ nơng dân vẫn rất hạn chế. Điều này làm ảnh hưởng khơng ít đến năng suất và chất lượng gạo.

Về giá cả

Giá gạo xuất khẩu của Việt Nam luôn thấp hơn so với giá gạo thế giới. Việt Nam có giá bán thấp nhất trong số 5 nước xuất khẩu gạo nhiều nhất thế giới (xét theo khối lượng) là Thái Lan, Ấn Độ, Mỹ, Pakistan. Giá xuất khẩu bình quân của 4

nước trên so với giá bình quân của thế giới thấp nhất cũng là trên 90%, cao nhất gần 120% thì giá của chúng ta chỉ đạt khoảng 80% giá bình quân của thế giới.

Nguyên nhân chủ yếu khiến giá gạo Việt Nam luôn thấp hơn so với giá gạo thế giới là do chất lượng gạo thương phẩm chưa cao, khơng hợp gu các thị trường có sức mua và chất lượng cao như Hàn Quốc, Nhật Bản, Mỹ, Úc, EU...

Ngoài ra, vấn đề tổn thất sau thu hoạch đang đặt ra 1 thách thức không nhỏ đối với gạo Việt Nam. Tổn thất sau thu hoạch của Việt Nam thường từ 9%-17%, có lúc lên đến 30%, cao hơn nhiều lần so với các nước khác như Ấn Độ chỉ 3%-3,5%, Bangladesh 7%, Indonesia 6%-17%. Ngoài ra theo kết quả điều tra của cục chế biến nông lâm sản và nghề muối- Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn cho thấy, tỷ lệ thất thốt và hao hụt trong q trình thu hoạch , bảo quản và chế biến ở nước ta vẫn cịn khá cao. Thất thốt trong khâu suốt lúa khoảng 0,8-2%, thất thoát khâu phới sấy khoảng 0,5-7%, thất thoát trong xay xát 7%-12%. [26]

Với những lý do trên làm cho chất lượng gạo của Việt Nam vẫn cịn kém. Vì thế gạo Việt Nam trên thị trường thế giới thường bị ép giá thấp hơn so với gạo cùng loại của các nước khác, đặc biệt là gạo Thái Lan.

Bên cạnh đó, những yếu kém của cơ sở hạ tầng làm tăng chi phí xuất khẩu, mức độ chênh lệch cao giữa giá trong nước và giá tại cảng là điều bất lợi cho xuất khẩu gạo của Việt Nam trong thương mại thế giới. Chi phí sản xuất ở Việt Nam có lợi thế hơn nhiều so với Thái Lan: chi phí lao động bằng 1/3, tỷ lệ diện tích được tưới gấp 2 lần, hệ số quay vòng đất gấp 1,33 lần, năng suất gấp 1,5 lần các chỉ tiêu liên quan đến giá trị vật tư đầu vào bằng 50%-80% chi phí của Thái Lan. Do vậy chi phí sản xuất lúa gạo của Việt Nam bình qn từ 90-110USD/tấn, trong khi chi phí của Thái Lan là 120-150USD/tấn. Tuy nhiên chênh lệch giữa giá gạo trong nước và giá gạo tại cảng lại khá lớn do chi phí dịch vụ xuất khẩu gạo của Việt Nam cao. Điều đó xuất phát từ sự yếu kém của hệ thống cơ sở hạ tầng, vận tải, bốc dỡ.

Chi phí bốc dỡ xếp hàng và chi phí tại cảng Sài Gịn cao chiếm 1,6% giá xuất khẩu, ở Thái Lan chi phí này bằng ½ Việt Nam, tốc độ bốc dỡ chậm so với Thái Lan 6 lần, làm tốn thêm 6000 USD/ ngày. [25]

Chương 3: Một số giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu gạo Việt Nam trong thời gian tới

Một phần của tài liệu báo cáo tốt nghiệp thực trạng thị trường xuất khẩu gạo của việt nam từ năm 2001 đến nay (Trang 35 - 40)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(57 trang)
w