Mô hình chuẩn của VDSL

Một phần của tài liệu Kỹ thuật xDSL (Trang 51 - 54)

Hình 2.46 minh hoạ mô hình giao tiếp chuẩn cho tầng truy nhập cáp đồng của mạng VDSL. Các đường thẳng đứng chỉ các điểm giao tiếp chuẩn. Các bộ tách dịch vụ tách tín hiệu VDSL khỏi các tín hiệu của các dịch vụ có tần số thấp hơn như POTS hay ISDN chẳng hạn.

Hình 2.46 Mô hình chuẩn giao tiếp VDSL

Lớp hội tụ truyền dẫn (TC: Transmission Convergence) được chia thành phần đặc tính nghi thức chuyển vận (TPS-TC: Transport Protocol Specific-TC) và phần độc lập ứng dụng (PMS-TC: Physical Medium Specific-TC). Các lớp của VDSL được mô tả ở hình 2.47.

VDSL có các ứng dụng để chuyển vận dữ liệu là: SDH, ATM và trong tương lai sẽ hỗ trợ thêm các ứng dụng khác. Hình 2.48 là phân tích chi tiết mô hình giao tiếp của VDSL.

Hình 2.48 Phân tích các chức năng của VDSL

Tín hiệu phát ngoài dải tạo thêm nguồn nhiễu cho tín hiệu thu trên các đôi dây khác trong cùng một chão cáp. Nó phát ra xuyên kênh đầu gần các đôi dây khác trong cùng một chão cáp và làm giảm khả năng của các hệ thống VDSL khác. Đường bao mật độ phổ công suất tín hiệu phát ngoài dải dựa trên yêu cầu xuyên kênh đầu gần không vượt quá thềm nhiễu của máy thu trên các đôi dây khác trong cùng một chão cáp cộng 1 dB (giả sử thềm nhiễu bao gồm -140 dBm/Hz và một tác nhân gây xuyên kênh đầu xa VDSL). Đường bao mật độ phổ công suất tín hiệu phát ngoài dải được cho ở hình 2.49.

Hai dải tần phát được chỉ ra trên hình vẽ 2.49 với dải tần thu ở giữa chúng. Các dải tần phát có thể là một trong hai tín hiệu upstream hay downstream như định nghĩa ở phần trước. Các dải tần phát nằm ngoài các dải tần được định nghĩa là các vùng mà tín hiệu phát tác động qua các tín dải tần thu bên cạnh. Các biến ftr1 và ftr2 đại diện cho

các tần số dải tần phát được xác định ở trên. Biến .fT biểu diễn độ rộng của các dải tần phát. Giá trị của .fT độc lập với tần số và bằng 175 kHz. Dải tần giữa ftr1 + .fT và ftr2 – .fT là dải tần chắn (stop band). Trong các dải tần phát (nghĩa là từ ftr1 đến ftr1 + .fT và từ

ftr2 – .fT đến ftr2) đường bao mật độ phổ công suất phát có thể giảm tuyến tính (trên một

thang tuyến tính) từ -80 dBm/Hz đến giá trị PSDmax hay tăng tuyến tính (trên một thang tuyến tính) từ giá trị PSDmax đến -80 dBm/Hz. Trong dải chắn, mật độ phổ công suất phát không vượt quá PSDmax. Hơn nữa, tổng công suất phát Pmax đo được trong một cửa sổ trượt 1 MHz phải được giới hạn. Bảng 2.9 xác định các góc của đồ thị đường thẳng trong đường bao mật độ phổ công suất phát ngoài dải so với tần số trên một thang tuyến tính, tuyến tính. Bảng 6.5 cũng cung cấp các giới hạn năng lượng toàn dải cho các mật độ phổ công suất ngoài dải.

Bảng 2.9 Định nghĩa đường bao mật độ phổ công suất ngoài dải

Frequency (MHz) Maximum PSD PSDmax,(dBm/Hz) Maximum power in a 1MHz sliding window Pmax,(dBm) < 0,12 –120 0,12 to 0,225 –110 0,225 to 4,0 –100 4,0 to 5,0 –100 –50 5,0 to 30,0 –100 –52 >30,0 –120 Transition frequency –80

Các modem sử dụng song công bằng phương pháp phân tần (FDD: Frequency Division Duplexing) chia làm 4 dải tần số ký hiệu là 1D, 2D, 1U, 2U.

Tần số đổi dải (kHz) f1 F2 f3 f4 f5

Dải tần VDSL 138 3000 5100 7050 12000

Tuỳ chọn 138 3750 5200 8500 12000

Hình 2.50 Vị trí các dải tần VDSL

Hình 2.51 Vị trí các dải tần VDSL theo phương pháp tuỳ chọn

Mô hình chức năng của PMD được minh hoạ ở hình 2.52. Ở chiều phát lớp PMD nhận các khung từ lớp con PMS-TC. Một khung gồm chính xác các octet sẽ được điều chế thành ký hiệu DMT. Đây phải là số nguyên. Mỗi sóng mang phụ đều có một số bit được gán trong quá trình khởi động. Sau quá trình mã hoá, các sóng mang phụ được điều chế và tính tổng bằng phép biến đổi Fourier ngược. Tín hiệu số nhận được được mở rộng đều đặn và mở cửa sổ trước khi được truyền đến môi trường truyền dẫn ở giao diện U.

Hình 2.52 Mô hình chức năng của lớp phụ PMD

Một phần của tài liệu Kỹ thuật xDSL (Trang 51 - 54)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(59 trang)