Đánh giá ca

Một phần của tài liệu căng thẳng của học sinh trung học phổ thông_luận án tiến sĩ tâm lí học (Trang 130 - 135)

N đang gặp áp lực rất lớn từ việc học tập với mục tiêu là phải thi đỗ đại học trong năm nay. Áp lực của N đến từ người cha do bên nội chưa có ai đỗ Đại học phần lớn học Cao đẳng rồi liên thông lên Đại học. Trong gia đình N người em trai bị tử kỷ nên dồn toàn bộ hi vọng vào N do vậy học tập tạo ra một áp lực rất lớn đối với N.

Bố luôn tạo sức ép học hành lên em bởi bên bố chưa có ai đỗ đại học nên bố bắt em học rất nhiều và bằng mọi cách phải đỗ đại học.

Thời gian gần đây N học tập giảm sút chính điều này làm N cảm thấy căng thẳng. Dưới đây là mô hình về con đường dẫn tới căng thẳng của N.

Hình 3.8 cho thấy N bị căng thẳng là do tác nhân học tập giảm sút gây nên. Bản thân N là người học khá nên khi kết quả học tập giảm sút làm cho N thấy căng thẳng thể hiện bằng sự khó chịu, bực bội, đau đầu…

Khi được hỏi về đánh giá của N về kết quả học tập, N đánh giá khá tiêu cực về kết quả học tập (hình 3.8). Việc đánh giá tiêu cực khi kết quả học tập giảm sút thể hiện sự lo lắng của N, ở chừng mực nào đó thì đây là điều thúc đẩy N nỗ lực tìm cách để cải thiện kết quả học tập. Tuy nhiên, khi đánh giá tác nhân gây căng thẳng quá tiêu cực thì đây là điều không tốt. Đặc biệt trong trường hợp của N khi quá tập trung nghĩ đến hậu quả xấu của kết quả giảm sút thì không có khả năng nghĩ ra cách để cải thiện tình hình. Càng ngập trong những suy nghĩ tiêu cực về kết quả học tập càng làm cho N bế tắc.

Hình 1.1: Tác nhân và đánh giá của N về tác nhân gây căng thẳng

- Các nguồn hỗ trợ xã hội và ứng phó với căng thẳng của N

Hỗ trợ từ gia đình

Ở nhà bố mẹ không hiểu con cái, không tin những điều con cái nói. Người bố có những ứng xử tiêu cực với N. N hay bị bố đánh có những lúc bố cầm ống nước nhựa đánh vào người.

N yêu mẹ em nhưng không chia sẻ được với mẹ. N nhiều lần chủ động chia sẻ với mẹ nhưng cứ nói ra là mẹ phủ đầu ngay nên rất là khó nói chuyện. Theo N đánh giá bố mẹ rất là bảo thủ và rất khó để nói chuyện với họ.

Hỗ trợ từ bạn bè

N là người sống khá khép kín ở lớp và ở trường. N không có bạn thân trong lớp và hầu như không chơi với bạn ở lớp. Tại lớp học thêm do cô giáo chủ nhiệm tổ chức N luôn cảm thấy nặng nề khi lên lớp “hôm nào được nghỉ học là em cảm thấy rất thoải mái”. Nếu có đến lớp học thêm cũng chỉ lặng lẽ làm bài không chơi với ai. N có 4 người bạn thân gần nhà học cùng cấp 2, nhưng N và các bạn ít có thời gian để gặp gỡ chia sẻ vì ai cũng bận rộn học hành. Ngày nghỉ cuối tuần N không được đi đâu phải ở nhà trông em. Từ khi có em N rất ít khi có thời gian đi chơi vì cứ rảnh rỗi là phải trông em.

Hỗ trợ từ giáo viên

Học tập giảm sút - Sợ thi trượt ĐH; - Bố mẹ thất vọng; - Tương lai mờ mịt; - Xấu hổ không bằng bạn bè; - Bất lực không biết phải làm gì Em N. học sinh lớp 12 Đánh giá

Ở lớp N ngoài việc tách biệt hoàn toàn với các bạn trong lớp, thì với cô giáo chủ nhiệm cũng không có tương tác nhiều. N cũng đã cố gắng tham gia các hoạt động trong lớp nhưng giáo viên chủ nhiệm không tin tưởng giao cho.

Hình 1.2: Các nguồn hỗ trợ xã hội của N

Cả 3 nguồn hỗ trợ từ cha mẹ, giáo viên và bạn bè đều không có hỗ trợ cho N cũng như giữa 3 nguồn này không có mối liên hệ với nhau. Với một người nhạy cảm như N sự hỗ trợ từ các nguồn này rất quan trọng. Nhưng cả 3 nguồn này đều không hỗ trợ được cho N thậm chí đây còn là những nguồn mang đến căng thẳng cho N.

Ứng phó của N với căng thẳng

N dường như chưa biết cách ứng phó tích cực khi gặp căng thẳng. Phần lớn em giữ lại trong lòng hoặc có những hành động ứng phó mang tính tiêu cực như khóc lóc, vứt đồ đạc, dùng dao lam cứa vào tay, bứt da. Có thể thấy khi N đối mặt với tác nhân gây căng thẳng em không chia sẻ được với ai và hệ thống trợ giúp từ cha mẹ, bạn bè và giáo viên những ở gần bên em đều không hỗ trợ cho N.

Cha mẹ

- Không tin tưởng hay nghi ngờ;

- Mẹ không muốn nghe chia sẻ;

Giáo viên

- Không để ý

- Không tin tưởng giao việc

N. học sinh lớp 12 Bạn bè - Không có bạn cùng lớp; - Bị bạn trong lớp nói xấu; - Bạn thân không có khả năng chia sẻ;

Nhìn chung, có nhiều sự kiện gây căng thẳng xảy ra với N cùng một lúc như học tập giảm sút, bạn bè nói xấu không chơi cùng, học quá nhiều,…

Về mặt chỗ dựa xã hội: Ít tâm sự với cha mẹ luôn giữ trong người nên thấy mệt mỏi và rất khó chịu. Hay cáu, không nói ra được, chẳng làm gì chỉ biết khóc. Bố mẹ không hiểu, bạn thân từ nhỏ ở sát nhà nhau nhưng giờ không học cùng trường nên rất ít gặp nhau. Ít gặp nhau bởi bạn cũng có thêm những người bạn khác rồi ai cũng bận rộn.

Về cách ứng phó với căng thẳng: N nhiều lần nghĩ đến việc tự sát bởi thấy bế tắc không có ai giúp đỡ. Trên tay của N có rất nhiều vết sẹo nhỏ dấu vết của những lần tự bứt da hoặc dùng dao lam cứa vào xem trải nghiệm cảm giác cái nào đau hơn.

Bên cạnh sự bế tắc về học tập của bản thân, gia đình em N đang trong thời gian xây nhà cha mẹ của em cũng khá căng thẳng và lo lắng về tiền bạc do vậy cha mẹ rất hay cáu gắt, bực bội là trút lên em. Như trên đã đề cập em trai của N bị tự kỷ nên nhiều lúc phá phách, la hét. Cùng một lúc N phải chịu nhiều áp lực từ nhiều nguồn khác nhau: ở trường học, ở nhà, với bạn bè, với cha mẹ... Bản thân N là người sống khá khép kín, ít chia sẻ với người khác.

Hình 1.3: Tổng hợp các con đường dẫn tới căng thẳng của N. Học tập giảm sút Đánh giá chủ quan về tác nhân gây căng thẳng - Sợ thi trượt ĐH; - Bố mẹ thất vọng; - Tương lai mờ mịt; - Xấu hổ vì không bằng bạn bè; - Bất lực không biết phải làm gì Ứng phó với căng thẳng - Khóc - Cắt tay - Bứt da - Vứt đồ đạc - Viết nhật ký Thiếu các nguồn hỗ trợ từ cha mẹ, (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

bạn bè và giáo viên

Các biểu hiện căng thẳng

- Đau đầu, mệt mỏi, học không tập trung

Hỗ trợ của nhà nghiên cứu

Một phần của tài liệu căng thẳng của học sinh trung học phổ thông_luận án tiến sĩ tâm lí học (Trang 130 - 135)