Tác động của ngoại thương đến phát triển kinh tế Hồng Kông

Một phần của tài liệu Các giải pháp thúc đẩy phát triển ngoại thương của Hồng Kông và bài học kinh nghiệm đối với Việt Nam (Trang 38 - 43)

Ngoại thương Hồng Kông, với tính đa dạng của nó và thị trường rộng lớn bao gồm các hoạt động ở đại lục và quốc tế, là một vũ khí chiến lược và đóng góp rất lớn vào sự phát triển của kinh tế Hồng Kông. Phương thức rõ ràng nhất để đánh giá sự đóng góp của ngoại thương đối với nền kinh tế Hồng Kông là giá trị đóng góp của nó vào GDP, lượng lợi nhuận thu được và số lượng lao động của ngoại thương trong nền kinh tế.Theo đó, ngoại thương là ngành có đóng góp GDP lớn

nhất, thu được lượng ngoại tệ lớn nhất và là ngành có lượng lao động đứng thứ hai nền kinh tế

Bên cạnh đó, ngoại thương còn tạo ra nhu cầu cho các dịch vụ trung gian như vận tải, bảo hiểm và tài chính và như thế giá trị tăng thêm và việc làm tạo ra trong những ngành này sẽ được tính vào sự đóng góp của ngoại thương. Bên cạnh đó, sự ảnh hưởng không chỉ diễn ra một lần, thu nhập có được từ ngoại thương sẽ tạo ra khoản chi khác cho tiêu dùng hàng hóa và từ đó tạo ra thêm nhiều nhu cầu hơn.

Ngoại thương – khu vực kinh tế lớn nhất của Hồng Kông: Theo HKSAR

Census and Statistics Department, ngoại thương đóng góp tới 21% GDP của Hồng Kông trong năm 2004 và là khu vực kinh tế lớn nhất của Hồng Kông và tiếp tục là động cơ thúc đẩy phát triển chính của Hồng Kông, theo đó ngoại thương luôn là khu vực hồi phục nhanh nhất từ khủng hoảng tài chính, trụ vững trước chu kỳ lên xuống kinh tế và vẫn tiếp tục phát triển. Từ năm 1980 đến 2005, chỉ có 3 trong tổng số 26 năm có sự sụt giảm trong xuất khẩu hàng hoá. Trong suốt thời kỳ này, lợi nhuận thu đuợc của xuất khẩu hàng hoá đã vượt qua cả GDP trừ năm 1982,1999 và 2001, không những vậy ngoại thương còn làm tốt hơn các ngành khác để trở thành khu vực đóng góp quan trọng nhất vào tăng trưởng GDP giai đoạn 2000-2005 với trên 50% tổng GDP thực tế.

Hình 2.25. Hoạt động của các khu vực kinh tế Hồng Kông năm 2004 (% GDP)

Hình 2.26. Tăng trưởng GDP và xuất khẩu hàng hoá của Hồng Kông (1980 – 2005)

Ngoại thương là khu vực thu được phần lợi nhuận lớn nhất: Nếu tính theo

giá trị của dollar thì lợi nhuận ròng của khu vực ngoại thương là lớn nhất trong số tất cả các khu vực kinh tế của Hồng Kông. Lợi nhuận thu được của ngoại thương năm 2004 là 161,5 tỷ HK$ chiếm tới 30% lợi nhuận của cả nền kinh tế. Theo thứ tự, dịch vụ tài chính, vận tải và dịch vụ là những ngành thu được lợi nhuận cao thứ hai và thứ ba nhưng giá trị thu được chỉ là 67 tỷ và 55 tỷ HK$. Thành tích trên được duy trì hơn 2 thập kỷ qua bởi lợi nhuận từ ngoại thương được tăng lên trung bình 10%/năm từ 1980-2004.

Hình 2.27. Lợi nhuận của các công ty ở Hồng Kông theo khu vực kinh tế năm 2004

Nguồn:HK Census and Statistics Department

---: GDP

---: Xuất khẩu hàng hoá

Ngoại thương còn là khu vực kinh tế thu được lượng ngoại tế lớn nhất: Năm

2004, tái xuất khẩu thu được lượng ngoại tệ khoảng 328 tỷ HK$ trong khi đó thông qua dịch vụ, thuơng mại xa bờ thu được khoảng 147 tỷ HK$ đúng trên các khu vực kinh tế khác bao gồm vận tải,du lịch, tài chính và dịch vụ bảo hiểm, tổng lượng ngoại tệ thu được của ngoại thương nhiều hơn so với lượng vốn đầu tư nước ngoài vào Hồng Kông.

Là khu vực có số lượng lao động lớn thứ hai Hồng Kông: Ngoại thương

Hồng Kông có số lượng lao động là 773.400 người tính đến đầu năm 2005 và là khu vực kinh tế có lượng lao động lớn thứ hai sau khu vực dịch vụ. Lượng tiền lương và thù lao cho lao động trong khu vực ngoại thương khoảng 134 tỷ HK$ vào năm 2004, cũng lớn thứ hai sau khu vực dịch vụ.

Đồng thời đem lại lượng lợi nhuận khổng lồ cho các dịch vụ trung gian:

ngoại thương còn tạo ra việc làm cho các khu vực kinh tế nội địa khác. Các nhà sản xuất và thương mại Hồng Kông dựa vào các công ty trong nước để cung cấp kỹ thuật, hậu cần, kiểm soát chất lượng, mẫu mã, tài chính, bảo hiểm và các loại dịch vụ khác như là đầu vào trung gian cho sản phẩm của họ và việc xuất khẩu. Do đó, tồn tại một mạng lưới thương mại tinh vi và sợi dây liên kết của hệ thống này bao gồm nhà thiết kế và phát triển sản phẩm, thanh tra chất lượng, người nghiên cứu thử nghiệm, người chuyên chở hàng hoá, ngân hàng, công ty bảo hiểm, luật sư và kế toán. Tổng lượng tiêu dùng trung gian của ngoại thương vào năm 2004 là 178,4 tỷ HK$ chiếm tới khoảng 20% tổng thiêu dùng trung gian của tất cả các ngành kinh tế và tương đương với khoảng 14 % GDP của năm đó.

Với hệ thống tinh vi này, nhu cầu của khu vực ngoại thương cho dịch vụ trung gian chính là một nguồn phát triển cho các khu vực kinh tế khác. Đặc biệt, đóng góp của nó cho sự phát triển của vận tải là rất lớn bởi xuất khẩu của Hồng Kông được xuất đi các thị trường nước ngoài thông qua đương bộ, đường hàng không và đường biển. Những khu vực kinh tế khác, như dịch vụ ngân hàng, cũng thu được lợi nhuận từ sự phát triển của ngoại thương.

Đóng góp gián tiếp vào sự giàu có của Hồng Kông: hoạt động ngoại thương

đã tạo ra một nhu cầu lớn đối với tiêu dùng trung gian. Việc định lượng những tác động này trên giá trị tăng thêm đối với nền kinh tế và việc làm, dựa trên những phân tích về đầu vào và đầu ra, có thể thấy ngoại thương thực chất đã tạo ra nhiều giá tri tăng thêm và việc làm hơn thông qua nhu cầu cho dịch vụ trung gian.

Yếu tố chính tác động tới GDP và việc làm: như đã nói ở trên, ngoại thương đóng góp vào nền kinh tế Hồng Kông cả theo cách trực tiếp lẫn gián tiếp nhưng ảnh hưởng trên không chỉ diễn ra một lần, thông qua lợi nhuận doanh nghiệp và thù lao của người lao động, nó lại được đầu tư vào những ngành công nghiệp khác và lần lượt tạo ra chi tiêu các nhân, đầu tư cá nhân và những ảnh hưởng xa hơn. Sự tăng trưởng của ngoại thương còn làm thay đổi các số liệu kinh tế vĩ mô, theo ước lượng với 5% tăng trưởng xuất khẩu hàng hoá năm 2004, GDP thực tế sẽ tăng khoảng 2,4% và tạo ra thêm trung bình 22.000 việc làm qua đó giảm khoảng 0,6% tỷ lệ thất nghiệp.

Có thể thấy, với những ảnh hưởng nêu trên, bằng cách trực tiếp cũng như gián tiếp ngoại thương đã, đang và sẽ là động lực thúc đẩy chính đối với kinh tế Hồng Kông.

Một phần của tài liệu Các giải pháp thúc đẩy phát triển ngoại thương của Hồng Kông và bài học kinh nghiệm đối với Việt Nam (Trang 38 - 43)