không theo xu thế chung của thế giới, gây tâm lý e ngại đối với nhà đầu tư. Hệ thống
tài chính mặc đủ đã được cái thiện song vẫn còn nhiều yếu kém, ty lệ dự trữ ngoại hồi
thấp, không đủ đáp ứng nhu cầu đầu tư.
Bên cạnh đó, hiệu quá đầu tư của ta còn nhiều hạn chế, hệ số ICOR. quá cao, gấp rưỡi, thậm chí gấp đôi Hàn Quốc và Đài Loan trong giai đoạn phát triển tương tự, tốn quá nhiều vốn cho tăng trướng, điều này làm giảm ý muốn đầu tư lâu đài của các nhà đầu tư nước ngoài.
3. Giải pháp thu hút và quản lý FPI 3.1. Giải pháp chung
Để tăng cường thu hút vốn FPI, đồng thời nâng cao hiệu quá sử dụng nguồn lực này, thì việc xây dựng cơ chế kiêm soát, điều tiết đòng vốn FPI vào và ra khỏi Việt Nam là vấn đề cấp bách và cần thiết trong bối cảnh sự tham gia của các NĐT nước ngoài trên TTCK gia tăng, ánh hưởng ngày càng lớn và trực tiếp đến nền kinh tế Việt Nam. Nếu không có cơ chế kiếm soát, điều tiết hợp lý, TTCK và nên kinh tế có thê bị tổn thương bởi những tác động tiêu cực do các hiệu ứng nảy sinh từ chính các đặc tính của dòng vốn FPI. Trong thời gian tới, có thể áp dụng một số giái pháp cơ bản nhằm kiểm soát điều tiết dòng vốn này như sau:
Một là, nhanh chóng xây dựng hệ thống thống kê và cung cấp thông tin đầy đủ, chính xác về lượng chứng khoán các NĐT nước ngoài đang nắm giữ, tỷ lệ nắm giữ trong tổng số chứng khoán phát hành, từ đó phân tích, dự báo xu hướng biến động và
những ảnh hướng có thể tạo ra từ động thái mua, bán chứng khoán của các NĐT nước
ngoài. Ở đây đặc biệt nhắn mạnh đến năng lực và kinh nghiệm phân tích, dự báo về TTCK của đội ngũ cán bộ chuyên trách.
Hai là, thực hiện nghiêm túc và đầy đủ chế độ báo cáo tình hình hoạt động mua, bán chứng khoán của các NĐT nước ngoài. Tổ chức, cá nhân nước ngoài mua, bán chứng khoán phái đăng ký mã số giao dịch với Trung tâm giao địch chứng khoán. Vấn để chuyển ngoại tệ vào và ra khỏi Việt Nam phải tuân thủ theo đúng quy định về quản lý ngoại hồi của pháp luật Việt Nam. Trung tâm giao dịch chứng khoán, Trụng tâm lưu ký chứng khoán phải trực tiếp giám sát tý lệ năm giữ chứng khoán của NĐT nước ngoài, định kỳ báo cáo Ủy ban Chứng khoán Nhà nước. Kiên quyết yêu cầu bán số chứng khoán thừa để đảm bảo tý lệ nắm giữ của bên nước ngoài tối đa là 49%,