Chỉ số thân cây giữa các nguồn hạt trên hai điểm thí nghiệ m 26

Một phần của tài liệu nghiên cứu, điều tra tuyển chọn các lâm phần tốt cho loài keo tai tượng ở vùng trung tâm bắc bộ để chuyển hóa thành rừng giống (Trang 26 - 29)

Theo Lê Đình Khả việc tính thể tích thân cây từ tuổi 1 đến tuổi 3 chưa rõ ràng khi chưa xác định chính xác hình số của nó ta có thể dùng chỉ số Iv = D2.H để so sánh thân cây trong thí nghiệm.

Bảng 2.8: Chỉ số thể tích thân cây sau trồng 18 tháng tuổi (2/5/2009 - 10/11/2010), tại hai điểm thí nghiệm Hạt từ rừng giống D (dm) H (dm) Iv (dm3) Đông Hà 0,64 56,15 23,12 Phù Ninh 0,62 53,96 20,64 Quang Bình 0,59 51,33 18,17 Hà Giang Hàm Yên 0,55 49,87 15,35 Hạt từ rừng giống D (dm) H (dm) Iv (dm3) Đông Hà 0,65 66,22 28,41 Phù Ninh 0,53 57,55 16,22 Quang Bình 0,48 52,09 12,01 Hàm Yên Hàm Yên 0,42 48,48 8,66 Tại hai điểm thí nghiệm, chỉ số Iv của các giống cũng có sự chênh rất lớn và giống như phân tích ở đường kính, chiều cao nói trên.

+ Cây trồng từ hạt của rừng giống Đông Hà của VKHLN luôn có chỉ số thân cây Iv lớn nhất (trung bình 23 – 28 dm3/cây).

+ Cây trồng từ hạt của rừng giống mới chuyển hoá tại Quang Bình (Hà Giang) chỉ sau cây trồng từ hạt của rừng giống Đông Hà của VKHLN và Phù Ninh của LT97 (trung bình 12 – 18 dm3/cây).

+ Kém nhất là cây trồng từ hạt của rừng giống tại Hàm Yên (trung bình 8,66 – 15,35 dm3/cây). (Bảng 2.8).

Hình 2.4: Biểu đồ chỉ số thể tích thân cây trồng từ các nguồn hạt tại hai điểm thí nghiệm

Bảng 2.8 và biểu đồ trên ta nhận thấy:

Nguồn hạt giống từ rừng giống mới được chuyển hóa tại Hà Giang luôn kém hơn so với nguồn hạt từ rừng giống tại Đông Hà – Quảng Trị của Viện Khoa học lâm nghiệp Việt Nam và so với nguồn hạt từ rừng giống tại Trạm Thản – Phù Ninh – Phú thọ của Công ty cổ phần giống lâm nghiệp vùng Bắc Bộ. Lý do kém hơn:

- Nguồn hạt từ rừng giống tại Đông Hà – Quảng Trị là hạt thu từ 30 cây trội/400 cây của rừng giống.

- Nguồn hạt từ rừng giống tại Trạm Thản, Phù Ninh, Phú Thọ là hạt thu trên 25 cây trội trong rừng giống này.

- Nguồn hạt Quang Bình (Hà Giang) trồng trong thí nghiệm là hạt được lấy ngẫu nhiên trong lô hạt giống thu hái từ rừng giống mới được chuyển hóa năm 2008.

Do vậy, hạt từ rừng giống Đông Hà (Quảng Trị) và hạt từ rừng giống tại Trạm Thản, Phù Ninh (Phú Thọ) luân có sinh trưởng đứng đầu là đúng với quy luật tự nhiên, giống tốt cho sinh trưởng nhanh hơn.

Cây trồng từ hạt của rừng giống Hàm Yên tuy sinh trưởng thấp hơn các nguồn hạt khác cùng trồng trên thí nghiệm, nhưng cây trồng từ hạt của rừng giống này nó thích nghi rộng, tỷ lệ thành rừng cao, trữ và sản lượng rừng trồng vẫn thuộc diện khá ở các điểm trồng rừng trên cả nước nên được các cơ quan trong và ngoài tỉnh Tuyên Quang, kể cao miền trung, miền nam nước ta đón nhận mua để trồng rừng.

Nguồn hạt giống từ rừng giống mới được chuyển hóa tại Quang Bình (Hà Giang) so với nguồn hạt từ rừng giống Hàm Yên bước đầu cho sinh trưởng khá hơn, như vậy là rất khả quan. Lý do: Rừng giống tại Hà Giang được trồng bằng nguồn hạt từ rừng giống Hàm Yên, do chuyển hóa, tỉa thưa loại bỏ nhiều cây xấu, chọn để lại những cây tốt làm giống nên cho sinh trưởng khá hơn.

Vì vậy ta hy vọng ở rừng giống mới chuyển hoá tại Quang Bình (Hà Giang) sẽ đạt tiêu chuẩn để cung cấp hạt giống cho trồng rừng tương lai.

Phần 3: KẾT LUẬN, TỒN TẠI VÀ KIẾN NGHỊ

Một phần của tài liệu nghiên cứu, điều tra tuyển chọn các lâm phần tốt cho loài keo tai tượng ở vùng trung tâm bắc bộ để chuyển hóa thành rừng giống (Trang 26 - 29)