Chính sách giải quyết việc làm

Một phần của tài liệu chính sách nông nghiệp điển hình trên thế giới (Trang 26 - 28)

- Mục tiêu của chính sách giải quyết việc làm là thỏa mãn nhu cầu việc làm cho lao động nông thôn nhằm huy động triệt để hơn thời gian lao động nhàn rỗi, tăng thu nhập cho cư dân nông thôn.

Yêu cầu chính sách giải quyết việc làm là thỏa mãn nhu cầu việc làm cho lao động có hiệu quả để tăng thu nhập. Trên cơ sở cân đối lao động trong quá trình đô thị hóa, cần tạo nên s ự phân công lao động tại chỗ, tránh chuyển dịch lao động về thành phố. Bên cạnh phân công lao động theo ngành, cần chú ý phân công lại lao động theo lãnh thổ…góp phần điều chỉnh lại mật độ dân số nhằm khai thác tốt hơn tiềm năng phát triển kinh tế ở mọi vùng.

- Các hợp phần của chính sách giải quyết việc làm gắn bó với hợp phần của các chính sách khác như vấn đề chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn; phát triển các doanh nghiệp vừa và nhỏ ở nông thôn; phát triển công nghiệp và dịch vụ ở nông thôn; khai hoang; di dân; phát triển các chương trình, dự án ở nông thôn…

- Đối tượng của chính sách giải quyết việc làm ở các vùng thuần nông, thiếu việc làm…

- Chính sách giải quyết việc làm ở một số nước.

Từ năm 1978 Trung Quốc thực hiện phương châm “ly nông bất ly hương”, “nhập xưởng bất nhập thành”. Do phát triển mạnh mẽ của công nghiệp ở nông thôn, tỷ trọng lao động nông nghiệp từ 50% (những năm 50) còn 14,2% (1988). Ch ính sách lớn của Trung Quốc về giải quyết việc làm là phát triển xí nghiệp hương trấn tại các vùng nông thôn.

Đài Loan với chính sách phát triển các xí nghiệp nhỏ và vừa (N&V) có tính gia tộc đã tạo nên sự phát triển tương đối ổn định trong nông thôn (năm 1993 ở nông thôn Đài Loan đã có 700 xí nghiệp N&V, chiế m 98% số xí nghiệp và 26% lao động của ngành công nghiệp).

Thái Lan giải quyết việc làm trên cơ sở phát triển đa dạng hóa kinh tế nông thôn, quan tâm đến phát triển công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, ngành nghề truyền thống và đặc biệt là công nghiệp chế biến nông sản theo kiểu liên kết ta m giác (Nhà nước-Công ty- Hộ gia đình).

Chương 3: Kết luận

Trong công cuộc đổi mới và chiến lược phát triển kinh tế của mỗi quốc gia trên thế giới, nông nghiệp vẫn đóng vai trò quan trọng. Do thể chế chính trị và điều kiện kinh tế xã hội của mỗi nước mà hoạch định các chính sách phát triển nông nghiệp khác nhau. Nhiều nước đã thành công trong phát triển kinh tế nông nghiệp như Israel, Mỹ, Hà Lan, Thái Lan, Ấn Độ, Việt Nam…Như chúng ta đã biết, chính sách nông nghiệp có liên quan rất nhiều lĩnh vực s ản xuất, phân phối lưu thông và tiêu thụ sản phẩm. Các vấn đề có liên quan đến sản xuất gồm các tác động đến giá thị trường yếu tố đầu vào, thị trường tư liệu sản xuất; các tác động đến tiến bộ của khoa học, kỹ thuật và công nghệ; các vấn đề có liên quan đến tổ chức phối hợp các nguồn lực. Các vấn đề có liên quan đến lưu chuyển sản phẩm gồm thị trường sản phẩm của nông nghiệp, giá bán sản phẩm, thuế tiêu thụ sản phẩm, chế biến, bảo quản, vận chuyển, bán sản phẩm. Các vấn đề có liên quan đến tiêu dùng sản phẩm gồm chế độ phân phối sản phẩm, giá mua sản phẩm, thuế sản xuất sản phẩm.

Như vậy có thể hiểu tác động của chính sách nông nghiệp vào giá của thị trường các yếu tố đầu vào, giá cả của thị trường sản phẩm về mặt tổ chức hoặc làm thay đổi về mặt tổ chức và khuyến khích áp dụng công nghệ vào sản xuất, tạo điều kiện cho nông nghiệp phát triển. chính s ách nông nghiệp được thể hiện qua các quy định, các quy tắc, thủ tục được thiết lập để làm cơ sở pháp lý cho các hành động thực tế, nó cấu thành của hệ thống chính sách kinh tế - xã hội, không những tác động mạnh đến sản xuất nông nghiệp mà còm ảnh hưởng đến tất cả các lĩnh vực kinh tế, chính trị, xã hội.

Một phần của tài liệu chính sách nông nghiệp điển hình trên thế giới (Trang 26 - 28)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(28 trang)