Khái quát hoạt động điều hành chính sách tiền tệ của Ngân hàng Nhà

Một phần của tài liệu thực trạng và giải pháp chính sách tiền tệ ở việt nam (Trang 26 - 28)

I. Thực trạng chính sách tiền tệ ở Việt Nam

3.Khái quát hoạt động điều hành chính sách tiền tệ của Ngân hàng Nhà

Việt Nam thời gian qua

* Thành tựu đạt được:

- Từ khi có Pháp lệnh NHNN đến nay, hoạt động điều hành chính sách tiền tệ của NHNN đã có những chuyển biến căn bản, từ chỗ khuôn khổ chính sách tiền tệ chưa được xác định rõ ràng, các công cụ chính sách tiền tệ chưa hình thành đầy đủ, đến nay NHNN đã tạo lập được một khuôn khổ chính sách tiền tệ tương đối rõ ràng, hệ thống các công cụ chính sách tiền tệ tương đối hoàn chỉnh hơn.

- Các công cụ của chính sách tiền tệ không ngừng được xây dựng và hoàn thiện theo hướng nâng cao vai trò điều tiết tiền tệ của từng công cụ, các công cụ trực tiếp dần ít được sử dụng, các công cụ gián tiếp bước đầu được sử dụng một cách mềm dẻo, linh hoạt theo tín hiệu thị trường, đặc biệt là vào những thời điểm biến động phức tạp của thị trường tiền tệ trong nước và quốc tế. NHNN đã bắt đầu sử dụng phối hợp các công cụ chính sách tiền tệ để phát tín hiệu về chính sách tiến tệ nhằm định hướng kỳ vọng của thị trường.

- NHNN có xu hướng nghiêng về sử dụng cơ chế điều chỉnh lượng (khối lượng tiền cung ứng) hơn là cơ chế điều chỉnh thông qua giá cả (các mức lãi suất) trong điều hành chính sách tiền tệ.

- Trong những và điều tiết tốc độ gia tăng tổng phương tiện thanh toán, góp phần ổn định kinh tế năm qua, về cơ bản, NHNN đã thực hiện tốt các yêu cầu về ổn định tỷ giá ngoại tệ, cải thiện cán cân thanh toán quốc tế, kiểm soát được sự gia tăng khối lượng tín dụng đối với nền kinh tế, từng bước góp phần ổn định giá cả nói chung đồng thời chủ động kiểm soátvĩ thực sự là cơ quan hoạch định chính sách tiền tệ mà về cơ bản, chỉ là cơ quan thực thi chính sách tiền tệ. Công tác điều hành chính sách tiền tệ hiện nay còn phụ thuộc quá nhiều vào các chính sách khác, cũng như chịu sự chi phối bởi các quyết định của Chính phủ; thêm vào đó, còn có khá nhiều các cơ quan, tổ chức tham gia chỉ đạo và giám sát việc xây dựng, thực thi chính sách tiền tệ của NHNNVN. Việc xác định mục tiêu chính sách tiền tệ chủ yếu vẫn dựa vào kinh nghiệm và kết quả trong quá khứ, chưa được mô hình hoá và chưa đo lường tác động về mặt định lượng một cách rõ ràng.

- Việc xây mô, đẩy lùi và kiểm soát được lạm phát, làm giảm đáng kể khối lượng tiền mặt lưu thông, ổn định sức mua của đồng Việt Nam, thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế, tạo thêm công ăn việc làm, thực hiện chính sách xoá đói giảm nghèo ...

* Một số hạn chế trong điều hành chính sách tiền tệ hiện nay:

- NHNN chưa dựng hệ thống các công cụ chính sách tiền tệ, đặc biệt là các công cụ gián tiếp vẫn đang trong quá trình hoàn thiện. Sự phối kết hợp các công cụ chưa thường xuyên và kém hiệu quả, dẫn đến việc xây dựng và điều hành chính sách tiền tệ của Việt Nam thời gian qua còn nhiều bất cập, chưa thực sự tạo được lòng tin của công chúng.

- NHNN chưa xác lập được một cơ chế kiểm soát lãi suất chủ động và chưa xây dựng được một cơ chế điều hành lãi suất ngắn hạn trên thị trường tiền tệ một cách chuẩn mực theo thông lệ quốc tế. Quan hệ giữa các loại lãi suất chưa diễn ra theo đúng quy luật cung cầu, lãi suất ngắn hạn hầu như không có ảnh hưởng đến lãi suất dài hạn trên thị trường tài chính thị trường tín dụng… hệ quả là lãi suất ngắn hạn trên thị trường tiền tệ chưa thể đảm trách là một công cụ quyền lực của NHNN.

- Cơ chế điều hành tiền tệ hiện nay của NHNN vẫn cơ bản dựa trên hoạt động điều tiết khối lượng tiền tệ với hạn mức cung ứng tiền do Chính phủ phê duyệt nhằm hỗ trợ cho các mục tiêu tăng trưởng kinh tế và lạm phát do Quốc hội đề ra; do đó, cơ chế điều hành các công cụ chính sách tiền tệ lên các biến số mục tiêu còn có những hạn chế. Một vấn đề quan trọng hiện nay là NHNN chưa xác lập được một cách chính thức cơ chế truyền tải tác động của chính sách tiền tệ để phục vụ cho việc kiểm soát, điều hành tiền tệ. - Thông tin và các dữ kiện kinh tế vĩ mô sử dụng trong công tác dự báo và xây dựng, thực thi chính sách tiền tệ chưa đầy đủ và đồng đều, ảnh hưởng đến hoạt động định hướng, can thiệp thị trường của NHNN. Điều này đi ngược lại vai trò hoạt động của NHTƯ là chủ động tạo ra sự biến động về số lượng và giá cả ngắn hạn của vốn tiền tệ nhằm hướng nhu cầu tiền tệ của nền kinh tế tới các mục tiêu kinh tế vĩ mô. Thêm vào đó, công tác thống kê và xử lý thông tin thị trường còn mang tính thụ động và hiệu quả không cao, càng làm cho việc dự báo các chỉ tiêu khác kém chính xác.

- Một vấn đề cần quan tâm nữa hiện nay là mức độ đô la hoá ở Việt Nam tương đối cao, gây ảnh hưởng không nhỏ tới sự phát triển lành mạnh của nền kinh tế và tác động lớn tới việc hoạch định và điều hành chính sách tiền tệ. Bên cạnh đó, tình trạng đô la hoá cũng làm cho mối quan hệ giữa tổng phương tiện thanh toán với giá cả và sản lượng đôi

khi không tuân thủ theo những quy luật vốn có, làm hạn chế tác dụng của mục tiêu trung gian đã xác định.

- Trình độ nhận thức, năng lực xây dựng, thực thi, quản lý và điều hành chính sách tiền tệ của đội ngũ cán bộ tại NHNN còn chưa đồng đều.

Một phần của tài liệu thực trạng và giải pháp chính sách tiền tệ ở việt nam (Trang 26 - 28)