trong một số mẫu thuốc lá vàng sấy đại diện thu thập ở vụ Xuân 2011
Caroten là một trong những thành phần chính tạo nên màu sắc của thuốc lá vàng sấy. Trên cây thuốc lá nói riêng thực vật nói chung, caroten được diệp lục bảo vệ để tránh bị phân hủy bởi ánh sáng. Trong quá trình bảo quản sau khi hái sấy, đã xẩy ra tình trạng thuốc lá bạc màu, nhất là đối với thuốc lá vàng sấy trồng trên đất có thành phần cơ giới nhẹ và độ phì thấp. Do vậy, đề tài tiến hành thử nghiệm ảnh hưởng của thời gian bảo quản và ánh nắng đến hàm lượng caroten trong thuốc lá vàng sấy.
Bảng 16. Kết quả theo dõi diễn biến hàm lượng caroten trong một số mẫu thuốc lá vàng sấy đại diện thu thập ở Xuân 2011
Đơn vị: ppm M Mẫẫuutthhuuốốcclláá SSaauutthhuuhhooạạcchh PPhhơơiinnắắnngg t trroonngg88ggiiờờ S Saauubbảảooqquuảảnn 2 2tthháánngg H HààQQuuảảnngg--CCaaooBBằằnngg** 2200,,55 1188,,55 2200,,77
Y
YêênnTThhếế--BBắắccGGiiaanngg 1122,,55 1100,,66 1122,,66
L
LạạnnggGGiiaanngg--BBắắccGGiiaanngg 99,,88 88,,00 1100,,44
* Mẫu nguyên liệu thuốc lá vàng sấy có chất lượng tốt được thu thập trong vụ Xuân 2011 ở Cao Bằng
Kết quả trình bày ở bảng 16 cho thấy:
- Dưới tác động của ánh nắng, hàm lượng caroten trong cả 3 mẫu thuốc lá thử nghiệm đều giảm sút; Không có sự khác biệt đáng kể về mức độ giảm sút hàm lượng caroten trong 2 mẫu thuốc lá ở Bắc Giang so với mẫu thuốc lá chất lượng tốt ở Cao Bằng khi tiến hành phơi nắng cả 3 mẫu thuốc lá.
- Sau hai tháng bảo quản ở điều kiện thông thường, hàm lượng caroten trong cả 3 mẫu thuốc lá thử nghiệm thay đổi không đáng kể.
- Kết quả nghiên cứu khẳng định thêm tác động phân hủy caroten của ánh sáng, dẫn đến nguyên liệu thuốc lá vàng sấy thường bạc màu nếu không hạn chế ánh sáng trong thời gian bảo quản.
KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ