III. TỔ CHỨC THỰC HIỆN
2.4. Những tồn tại và hạn chế trong việc phòng, chống tệ nạn xã hội trong học đường hiện nay.
trong học đường hiện nay.
Các phong trào phòng chống tội phạm trong trường học vẫn mang nặng tính hình thức và tính phong trào. Nó chỉ bó hẹp trong phạm vi nhà trường, khi ra khỏi trường thì rất khó kiểm soát mọi hoạt động của HS-SV. Ban lãnh đạo nhiều trường chưa nhận thức hết nguy cơ và tác động của loại tội phạm này, còn coi đây là công việc của cơ quan công an, của gia đình, chứ chưa thực sự coi đây là trách nhiệm của mình.
Mặc dù các cấp các ngành đã đẩy mạnh công tác tuyên truyền giáo dục pháp luật, tập trung đấu tranh ngăn chặn, phòng chống các loại tội phạm có tổ chức hoạt động thành băng, nhóm, bọn tội phạm chuyên nghiệp, giết người cướp tài sản, cướp giật, hiếp dâm... tuy nhiên, tình hình tội phạm nói chung và trong HS-SV nói riêng, vẫn có xu hướng gia tăng và diễn biến phức tạp.
Nhiều năm qua, tệ nạn ma tuý ở nước ta diễn ra rất phức tạp và có chiều hướng gia tăng, nguy hiểm hơn, tệ nạn này đã phát triển nhanh chóng trong tầng lớp thanh niên, len lỏi vào học đường và gây ra những hiểm hoạ khôn lường cho đối tượng HS-SV.
Vậy bài toán đặt ra ở đây là phải nâng cao nhận thức của HS-SV thì mới có thể hạn chế và tiến tới loại bỏ hẳn tệ nạn xã hội ra khỏi HS-SV. Nhưng điều này là không tưởng, bởi vì trong hệ thống giáo dục của nước ta còn rất nhiều bất cập. Đây cũng là một bài toán khó cho các nhà quản lý và các nhà hoạch định chính sách.
* Những kiến nghị và đề xuất của sinh viên
Thứ nhất là: Tăng cường hơn nữa trong công tác tuyên truyền, giáo dục
phổ biến pháp luật bằng nhiều hình thức phong phú, đa dạng và sinh động, đến từng đối tượng, từng gia đình, làm cho HS-SV nhận thức và chủ động tránh xa các tệ nạn. Mỗi cán bộ, giáo viên phải luôn trở thành tấm gương sáng cho HS-SV noi theo.
Ví du: Nhà trường thường xuyên tổ chức các cuộc thi về tìm hiểu tác hại của các tệ nạn xã hội (ma túy), để giúp cho HS-SV thấy rõ được những tác hại của ma túy và từ đó chủ động phòng tránh chúng.
Thứ hai là: Tăng cường giáo dục và thực hiện nề nếp kỷ cương, nếp
sống văn hoá trong nhà trường. Xử lý nghiêm khắc tội phạm sử dụng, mua bán, tàng trữ, vận chuyển trái phép chất ma tuý.
Thứ ba là: Làm tốt công tác chỉ đạo, tổ chức cho HS-SV ký cam
kết “Nói không với ma tuý”. Để tránh “Cam kết hình thức”, các trường nên quan tâm thành lập các tổ, đội, nhóm, CLB phòng chống tệ nạn xã hội, các tổ, đội nắm bắt thông tin, tình hình diễn biến tư tưởng của HS-SV, giám sát HS cá biệt.
Thứ tư là: Thắt chặt mối quan hệ nhà trường, gia đình và chính quyền
đoàn thể địa phương để quản lý chặt chẽ các đối tượng nghiện hút, buôn bán ma tuý không để chúng lôi kéo, dụ dỗ HS-SV.
Thứ nắm là: Thường xuyên tổ chức tổng kết sơ kết, đánh giá, làm tốt
công tác thi đua khen thưởng, động viên những tập thể và cá nhân có thành tích đấu tranh phòng chống ma tuý. Từ đó rút ra những bài học thực tiễn trong quá trình làm công tác đấu tranh phòng chống các tệ nạn xã hội.
KẾT LUẬN
Cùng với sụ phát triển không ngừng của kinh tế cũng như mọi mặt đời sống xã hội thì kéo theo đó là sự gia tăng không ngừng của các tệ nạn xã hội trong giới HS_SV và nó đang ngày càng trở nên diễn biến phức tạp và tinh vi hơn. Tình trạng trên xuất phát từ nhiều nguyên nhân mà chủ yếu là từ gia đình, nhà trường, xã hội (chiếm 70%) và do cá nhân (chiếm 30%).
Thực trạng trên đã đặt ra câu hỏi lớn cho xã hội, nhà trường và gia đình, cũng như cộng đồng làm sao cứu vãn được con người (học sinh, sinh
viên) tầng lớp trí thức-những “Chủ nhân tương lai” thoát khỏi những hố sâu tiêu cực của mặt trái xã hội.