C. NỘI DUNG
3. TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ XÂY DỰNG CON NGƯỜI MỚI
3.2.2. Quan điểm của Hồ Chí Minh về chiến lược “trồng người”
Quan điểm 1: “Trồng người” là yêu cầu khách quan, vừa cấp bách, vừa lâu dài của cách mạng
Trên cơ sở khẳng định con người vừa là mục tiêu, vừa là động lực của cách mạng, Hồ Chí Minh rất quan tâm đến sự nghiệp giáo dục, đào tạo, rèn luyện con người. Người nói đến “lợi ích trăm năm” và mục tiêu xây dựng chủ nghĩa xã hội là những quan điểm mang tầm vóc chiến lược, cơ bản lâu dài, nhưng cũng rất cấp bách. Nó liên quan đến nhiệm vụ “trước hết cần có những con người xã hội chủ nghĩa” và “trồng người”. Tất cả những điều này phản ánh tư tưởng lớn về tầm quan trọng có tính quyết định của nhân tố con người; tất cả vì con người, do con người.
Như vậy, con người phải được đặt vào vị trí trung tâm của sự phát triển. Nó vừa nằm trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của đất nước với nghĩa rộng, vừa nằm trong chiến lược giáo dục – đào tạo theo nghĩa hẹp…
Quan điểm 2: “Muốn xây dựng chủ nghĩa xã hội, trước hết cần có những con người xã hội chủ nghĩa”.
+ Con người xã hội chủ nghĩa phải do chủ nghĩa xã hội tạo ra. Nhưng ở đây trên con đường tiến lên chủ nghĩa xã hội thì “trước hết cần có những con người xã hội chủ nghĩa”. Điều này cần được hiểu là ngay từ đầu phải đặt ra nhiệm vụ xây dựng con người có những phẩm chất cơ bản, tiêu biểu cho con người mới xã hội chủ nghĩa, làm gương, lôi cuốn xã hội. Công việc này là một quá trình lâu dài không ngừng hoàn
thiện, nâng cao và thuộc về trách nhiệm của Đảng, Nhà nước, gia đình, cá nhân mỗi người.
+ Mỗi bước xây dựng những con người như vậy là một nấc thang xây dựng chủ nghĩa xã hội. Đây là mỗi quan hệ biện chứng giữa “xây dựng chủ nghĩa xã hội” và “con người xã hội chủ nghĩa”.
+ Quan niệm của Hồ Chí Minh về con người mới xã hội chủ nghĩa có hai mặt gắn bó chặt chẽ với nhau.
Một là, kế thừa những giá trị tốt đẹp của con người truyền thống (Việt Nam và phương Đông).
Hai là, hình thành những phẩm chất mới như: có tư tưởng xã hội chủ nghĩa; có đạo đức xã hội chủ nghĩa; có trí tuệ và bản lĩnh để làm chủ (bản thân, gia đình, xã hội, thiên nhiên); có tác phong xã hội chủ nghĩa; lòng nhân ái, vị tha, độ lượng.
Quan điểm 3: Chiến lược “trồng người” là một trọng tâm, một bộ phận hợp thành của chiến lược phát triển kinh tế - xã hội
Để thực hiện chiến lược “trồng người”, cần có nhiều biện pháp, nhưng giáo dục - đào tạo là biện pháp quan trọng bậc nhất. Bởi vì, giáo dục tốt sẽ tạo ra tính thiện, đem lại tương lai tươi sáng cho thanh niên. Ngược lại, giáo dục tồi sẽ ảnh hưởng xấu đến thanh niên.
Nội dung và phương pháp giáo dục phải toàn diện, cả đức, trí, thể, mỹ, phải đặt đạo đức, lý tưởng và tình cảm cách mạng, lối sống xã hội chủ nghĩa lên hàng đầu. Hai mặt đức, tài thống nhất với nhau, không tách rời nhau, trong đó “đức” là gốc, là nền tảng cho tài năng phát triển. Phải kết hợp giữa nhận thức và hành động, lời nói với việc làm… Có như vậy mới có thể “học để làm người”.
“Trồng người” là công việc “trăm năm”, không thể nóng vội “một sớm một chiều”, không phải làm một lúc là xong, cũng không phải tùy tiện, đến đâu hay đến đó. Nhận thức và giải quyết vấn đề này có ý nghĩa thường trực, bền bỉ trong suốt cuộc đời mỗi con người, trong suốt thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội. Hồ Chí Minh cho rằng: “Việc học không bao giờ cùng, còn sống còn phải học”.
4. KẾT LUẬN
1. Hồ Chí Minh được thế giới tôn vinh là Nhà văn hóa kiệt xuất không chỉ vì Người đã sáng tạo ra một thời đại mới và một nên văn hóa mới ở Việt Nam mà còn là vì những đóng góp mới của Người và lý luận và sự phát triển chung của văn hóa nhân loại.
2. Trong lĩnh vực văn hóa, Hồ Chí Minh đã sớm nhận thấy vai trò và sức mạnh của văn hóa, đã sớm đưa văn hóa vào chiến lược phát triển của đất nước.
3. Trong lĩnh vực đạo đức, Hồ Chí Minh đã có những đóng góp rất đặc sắc vào tư tưởng đạo đức học mácxít. Những đóng góp đó đã nâng Người lên vị trí một nhà đạo đức học lỗi lạc được thế giới thừa nhận.
4. Tư tưởng Hồ Chí Minh về xây dựng con người mới có giá trị lý luận và thực tiễn rất quan trọng.
Về mặt lý luận, tư tưởng Hồ Chí Minh về xây dựng con người mới với nội dung sâu sắc và mới mẻ, có ý nghĩa rất quan trọng đối với sự nghiệp giáo dục, đào tạo con người Việt Nam. Trên cơ sở quán triệt quan điểm giáo dục đạo lý để làm người, coi con người là vốn quý nhất, chăm lo cho hạnh phúc của con người là mục tiêu phấn đấu cao nhất của chế độ ta, con người vừa là mục tiêu, vừa là động lực của
sự nghiệp cách mạng xã hội chủ nghĩa, Đảng ta đã xác định giáo dục và đào tạo là quốc sách hàng đầu.
Về mặt thực tiễn, hướng bồi dưỡng và phát huy nhân tố con người Việt Nam là không ngừng gia tăng tính tự giác, năng động, tự chủ, phát huy sức mạnh bên trong của mỗi cá nhân, chú trọng xây dựng những mặt của đời sống xã hội như giáo dục, y tế, phúc lợi công cộng, kết hợp với sức mạnh của cả cộng đồng, xây dựng nền tảng tinh thần vững chắc của chế độ mới.
5. Nghiên cứu và học tập tư tưởng văn hóa, đạo đức Hồ Chí Minh, cũng như noi theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh không chỉ đơn thuần là vấn đề nhận thức, mà còn là trách nhiệm chính trị của cả dân tộc, nhằm xây dựng Việt Nam thành một quốc gia văn minh trong thời kỳ hội nhập quốc tế.
Câu hỏi ôn tập, thảo luận
1. Trình bày quan điểm của Hồ Chí Minh về trị trí, vai trò, tính chất và chức năng của văn hoá ?
2. Trình bày những nội dung chủ yếu về một số lĩnh vực chính của văn hóa trong tư tưởng Hồ Chí Minh?
3. Trình bày vai trò và sức mạnh của đạo đức, những chuẩn mực đạo đức cách mạng theo tư tưởng Hồ Chí Minh và những nguyên tắc xây dựng đạo đức mới?
4. Làm theo tư tưởng, tấm gương đạo đức của Hồ Chí Minh trong tình hình hiện nay sinh viên cần phải làm gì?
MỤC LỤC
Chương mở đầu...2
ĐỐI TƯỢNG, PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU VÀ Ý NGHĨA HỌC TẬP MÔN TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH...2
A. Mục đích...2
B. Yêu cầu...2
C.Nội dung ...2
1. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU ...2
1.1. Khái niệm tư tưởng Hồ Chí Minh ...2
1.3. Mối quan hệ với môn học Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác-Lênin và môn Đường lối cách mạng của Đảng Cộng sản Việt Nam...3
2.1. Cơ sở phương pháp luận...4
2.1.2. Quan điểm thực tiễn và lý luận gắn với thực tiễn...4
2.1.5. Quan điểm kế thừa và phát triển...5
2.1.6. Kết hợp các tác phẩm với thực tiễn chỉ đạo cách mạng của Hồ Chí Minh...5
2.2. Các phương pháp cụ thể...5
3. Ý NGHĨA CỦA VIỆC HỌC TẬP, NGHIÊN CỨU MÔN HỌC ĐỐI VỚI SINH VIÊN HỌC SINH. . .5
3.1. Nâng cao năng lực tư duy lý luận và phương pháp công tác...5
3.2. Bồi dưỡng phẩm chất đạo đức và rèn luyện bản lĩnh chính trị...5
Câu hỏi ôn tập...5
Chương 2...6
CƠ SỞ, QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN...6
TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH...6
1. CƠ SỞ HÌNH THÀNH TƯỞNG HỒ CHÍ MINH ...6
1.1. Cơ sở khách quan...6
1.1.1.Bối cảnh lịch sử hình thành tư tưởng Hồ Chí Minh ...6
1.1.2.Các tiền đề tư tưởng, lý luận ...7
1.2. Nhân tố chủ quan...9
2. QÚA TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN ...9
2.5. Từ 1945 – 1969: tư tưởng Hồ Chí Minh tiếp tục phát triển, hoàn thiện ...12
3. GIÁ TRỊ TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH...13
3.1.Tư tưởng Hồ Chí Minh soi sáng con đường giải phóng và phát triển dân tộc...13
3.1.1. Tài sản tinh thần vô giá của dân tộc Việt Nam...13
3.2. Tư tưởng Hồ Chí Minh đối với sự phát triển của thế giới...14
Chương 2 ...16
TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ VẤN ĐỀ DÂN TỘC...16
VÀ CÁCH MẠNG GIẢI PHÓNG DÂN TỘC...16
1. TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ VẤN ĐỀ DÂN TỘC...16
1.1. Vấn đề dân tộc thuộc địa...16
1.1.1. Thực chất của vấn đề dân tộc thuộc địa...16
1.1.2. Độc lập dân tộc – nội dung cốt lõi của vấn đề dân tộc thuộc địa...17
1.1.3. Chủ nghiã dân tộc – Một động lực lớn của đất nước...18
1.2. Mối quan hệ giữa vấn đề dân tộc và vấn đề giai cấp...19
1.2.1. Vấn đề dân tộc và vấn đề giai cấp có quan hệ chặt chẽ với nhau...19
1.2.2. Giải phóng dân tộc là vấn đề trên hết, trước hết; độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội....19
1.2.3. Giải phóng dân tộc tạo tiền đề để giải phóng giai cấp...19
1.2.4. Giữ vững độc lập của dân tộc mình đồng thời tôn trọng độc lập của dân tộc khác...20
2.1. Mục tiêu của cách mạng giải phóng dân tộc ...20
2.1.1.Tính chất và nhiệm vụ của cách mạng ở thuộc địa...20
2.1.2. Mục tiêu của cách mạng giải phóng dân tộc...21
2.2. Cách mạng giải phóng dân tộc muốn tháng lợi phải đi theo con đường cách mạng vô sản ...22
2.2.1. Bài học từ sự thất bại của các con đường cứu nước trước đó...22
2.2.3. Con đường giải phóng dân tộc...22
2.3. Cách mạng giải phóng dân tộc phải do Đảng Cộng sản lãnh đạo...23
2.3.1.Cách mạng trước hết phải có Đảng...23
2.3.2. Đảng Cộng sản Việt Nam là người lãnh đạo duy nhất...23
2.4. Lực lượng của cách mạng giải phóng dân tộc bao gồm toàn dân tộc...24
2.4.1. Cách mạng là sự nghiệp của dân chúng bị áp bức...24
2.4.2. Lực lượng của cách mạng giải phóng dân tộc...24
2.5. Cách mạng giải phóng dân tộc cần được tiến hành chủ động, sáng tạo và có khả năng giành thắng lợi trước cách mạng vô sản ở chính quốc...25
2.5.1.Cách mạng giải phóng dân tộc cần được tiến hành chủ động, sáng tạo...25
2.5.2. Quan hệ giữa cách mạng thuộc địa với cách mạng vô sản ở chính quốc...26
2.6. Cách mạng giải phóng dân tộc phải bằng con đường bạo lực...26
2.6.1.Tính tất yếu của bạo lực cách mạng...26
2.6.2. Bạo lực cách mạng gắn bó với tư tưởng nhân đạo và hoà bình...27
2.6.3. Hình thái bạo lực cách mạng...28
3. KẾT LUẬN...28
3.1. Làm phong phú học thuyết Mác – Lênin về cách mạng thuộc địa...29
3.1.1. Về lý luận cách mạng giải phóng dân tộc...29
3.1.2.Về phương pháp tiến hành cách mạng giải phóng dân tộc...29
3.2. Soi đường thắng lợi cho cách mạng giải phóng dân tộc ở Việt Nam...29
3.2.1. Thắng lợi của Cách mạng Tháng Tám 1945...29
3.2.2. Thắng lợi của 30 năm chiến tranh cách mạng 1945 – 1975...30
Chương 3 ...30
TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ CHỦ NGHĨA XÃ HỘI ...30
VÀ CON ĐƯỜNG QUÁ ĐỘ LÊN CNXH Ở VIỆT NAM...30
1.TÍNH TẤT YẾU CỦA CHỦ NGHĨA XÃ HỘI Ở VIỆT NAM ...31
2. ĐẶC TRƯNG CỦA CHỦ NGHĨA XÃ HỘI Ở VIỆT NAM ...31
2.1. Cách tiếp cận của Hồ Chí Minh về CNXH...31
2.2. Bản chất và đặc trưng tổng quát của chủ nghĩa xã hội ...32
3. QUAN NIỆM CỦA HỒ CHÍ MINH VỀ MỤC TIÊU VÀ ĐỘNG LỰC CỦA CHỦ NGHĨA XÃ HỘI ...33
3.1. Quan niệm về những mục tiêu...33
3.2. Các động lực của chủ nghĩa xã hội...35
4. CON ĐƯỜNG BIỆN PHÁP QUÁ ĐỘ ĐI LÊN CHỦ NGHĨA XÃ HỘI Ở VIỆT NAM ...35
4.1. Con đường quá độ ...35
4.1.1. Thực chất, loại hình và đặc điểm của thời ký quá độ...35
4.1.2. Nhiệm vụ lịch sử quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam...36
4.1.3. Quan điểm Hồ Chí Minh về nội dung xây dựng chủ nghĩa xã hội ở nước ta trong thời kỳ quá độ...37
4.2. Phương châm, biện pháp ...38
4.2.1. Phương châm...38
4.2.2. Biện pháp ...39
Tóm lại : Con đường quá độ đi lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam theo Tư tưởng Hồ Chí Minh đòi hỏi phải thực hiện những nội dung sau:...39
TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH...41
VỀ ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM...41
1.2. Vai trò của Đảng Cộng sản Việt Nam ...43
1.3. Bản chất của Đảng Cộng sản Việt Nam ...43
1.4. Quan niệm của Hồ Chí Minh về Đảng Cộng sản Việt Nam cầm quyền...44
1.4.1. Đảng lãnh đạo nhân dân giành chính quyền, trở thành Đảng cầm quyền...44
1.4.2. Quan niệm của Hồ Chí Minh về Đảng cầm quyền...45
2. TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ XÂY DỰNG ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM ...47
2.1. Xây dựng Đảng – Quy luật tồn tại và phát triển của Đảng...47
2.2. Nội dung công tác xây dựng Đảng Cộng sản Việt Nam...48
2.2.1. Xây dựng Đảng về tư tưởng, lý luận...48
2.2.2. Xây dựng Đảng về chính trị...49
2.2.3. Xây dựng Đảng về tổ chức, bộ máy, công tác cán bộ...49
2.2.4. Xây dựng Đảng về đạo đức...51
3.Kết luận ...51
Chương 5 ...53
TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH...53
VỀ ĐẠI ĐOÀN KẾT DÂN TỘC, KẾT HỢP...53
SỨC MẠNH DÂN TỘC VỚI SỨC MẠNH THỜI ĐẠI...53
C. NỘI DUNG...53
1. TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ ĐẠI ĐOÀN KẾT DÂN TỘC ...53
1.1. Vai trò của đại đoàn kết dân tộc trong sự nghiệp cách mạng...53
Tư tưởng Đại đoàn kết Hồ Chí Minh: là một hệ thống những quan điểm, luận điểm, nguyên tắc, phương pháp, biện pháp giáo dục, tập hợp tổ chức, hướng dẫn lực lượng yêu nước, lực lượng cách mạng một cách rộng rãi, chặt chẽ nhằm phát huy cao nhất sức mạnh của dân tôc trong sự nghiệp đấu tranh gải phóng...53
1.1.1. Đoàn kết dân tộc là vấn đề chiến lược, bảo đảm thành công của cách mạng ...53
1.1.2. Đoàn kết dân tộc là mục tiêu, nhiệm vụ hàng đầu của Đảng, dân tộc ...54
1.2. Nội dung của đại đoàn kết dân tộc...55
1.2.1.Đại đoàn kết dân tộc là đại đoàn kết toàn dân...55
1.2.2. Kế thừa truyền thống yêu nước – nhân nghĩa – đoàn kết của dân tộc; đồng thời, phải có tấm lòng khoan dung, độ lượng, tin vào nhân dân...56
1.3. Hình thức tổ chức khối đại đoàn kết...57
1.3.1.Hình thức tổ chức của khối đại đoàn kết là mặt trận dân tộc thống nhất...57
1.3.2. Những nguyên tắc cơ bản của Mặt trận dân tộc thống nhất...57
2. TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ ĐOÀN KẾT QUỐC TẾ...60
2.1. Sự cần thiết xây dựng đoàn kết quốc tế...60
2.1.1. Thực hiện đoàn kết quốc tế nhằm kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại, tạo sức mạnh tổng hợp cho cách mạng...60
2.1.2. Thực hiện đoàn kết quốc tế, nhằm góp phần cùng nhân dân thế giới thực hiện thắng lợi các mục tiêu cách mạng...61
2.2. Nội dung và hình thức đoàn kết quốc tế...62
2.2.1. Các lực lượng cần đoàn kết...62
2.2.2. Hình thức đoàn kết...63
2.3. Nguyên tắc đoàn kết quốc tế...65
Nguyên tắc 1: Đoàn kết trên cơ sở thống nhất mục tiêu và lợi ích, có lý, có tình...65
Nguyên tắc 2: Đoàn kết trên cơ sở độc lập, tự chủ, tự lực, tự cường...67
Chương 6...69
TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ DÂN CHỦ VÀ XÂY DỰNG NHÀ NƯỚC CỦA DÂN, DO DÂN, VÌ DÂN...69
C.Nội dung ...69
1. QUAN ĐIỂM CỦA HỒ CHÍ MINH VỀ DÂN CHỦ...69
1.1. Quan niệm của Hồ Chí Minh về dân chủ...69
1.2. Dân chủ trong các lĩnh vực của đời sống xã hội...69
1.3. Thực hành dân chủ...70
1.3.1. Xây dựng và hoàn thiện chế độ dân chủ rộng rãi...70
1.3.2. Xây dựng Đảng, Nhà nước, Mặt trận và các đoàn thể chính trị - xã hội vững mạnh để bảo đảm dân chủ trong xã hội...71
2.QUAN ĐIỂM CỦA HỒ CHÍ MINH VỀ XÂY DỰNG NHÀ NƯỚC CỦA DÂN, DO DÂN, VÌ DÂN ...72
2.1. Xây dựng Nhà nước thể hiện quyền làm chủ của nhân dân...72
2.1.1. Nhà nước của dân...72
2.1.2. Nhà nước do dân...73
2.1.3. Nhà nước vì dân...73
2.3.1. Xây dựng một Nhà nước hợp hiến, hợp pháp...76
2.3.2. Hoạt động quản lý nhà nước bằng hiến pháp, pháp luật và chú trọng đưa pháp luật vào cuộc sống ...77
2.4.1. Đề phòng và khắc phục những tiêu cực trong hoạt động của Nhà nước...79
2.4.2. Tăng cường tính nghiêm minh của pháp luật đi đôi với đẩy mạnh giáo dục đạo đức cách mạng....80
3. Kết Luận...81
3.1. Nhà nước bảo đảm quyền làm chủ thật sự của nhân dân...81