Đường bảo đảm công tác thoát nước tốt nếu trời mưa.

Một phần của tài liệu Biện pháp thi công (Trang 28 - 31)

2. Công tác đắp

đường bảo đảm công tác thoát nước tốt nếu trời mưa.

đường bảo đảm công tác thoát nước tốt nếu trời mưa.

+ Rải đá dăm tiêu chuẩn.

- Đá được vận chuyển về công trường bằng ôtô tự đổ. Tiến hành rải và lu thử một đoạn L = 50 m để xác định chính xác hệ số lu lèn. Cân đối trên một phạm vi thi công điều chỉnh lượng đá cho phù hợp tránh trường hợp khi rải thiếu hoặc thừa quá nhiều.

- Dùng nhân công rải và san gạt lớp đá dăm đảm bảo mui luyện, dốc ngang, dốc dọc, bố trí siêu cao. Chừa lại 5% lượng đá để bù phụ trong quá trình thi công.

- Đặt máy thuỷ bình thường xuyên kiểm tra cao độ, độ bằng phẳng của lớp móng để kịp thời bù phụ đá.

- Căn cứ vào lượng thiết bị trên công trường mà điều phối lượng đá cấp rải trong ngày. Sau khi rải được đoạn 100 - 150 m tiến hành lu lèn chặt.

* Các giai đoạn lu lèn lớp móng đá dăm tiêu chuẩn.

Giai đoạn 1: Lèn xếp.

Mục đích của giai đoạn lèn xếp là làm cho lớp đá dăm tạm ổn định, đá ở trước bánh lu ít xê dịch, gợn sóng, phải đạt độ mui luyện như thiết kế.

Dùng lu 6 tấn (áp lực bánh lu 30 - 45 kg/cm2). Tốc độ lu không quá 1.5 km/h. Lượng nước tưới 2 - 3 lít/m2.

Tiến hành lu từ hai mép vào tim, vệt lu sau đè lên vệt lu trước ít nhất 20 cm. Lu xong giai đoạn 1 nghỉ 1 - 2 giờ cho mặt đường se bớt rồi tiến hành lu giai đoạn sau.

Giai đoạn 2: Lèn chặt.

Dùng lu SAKAI 10 tấn (áp lực bánh lu 50 - 70 kg/cm2), tốc độ lu không quá 2Km/h. Tiến hành lu từ hai mép vào tim, vệt lu sau đè lên vệt lu trước ít nhất 20 cm. Dấu hiệu kết thúc giai đoạn 2 là bánh xe lu không còn hằn trên mặt đá và mặt đường phải phẳng nhẵn đảm bảo mui luyện, dốc dọc, đảm bảo. Trong quá trình lu lèn thương xuyên kiểm tra độ dốc ngang mặt đường và độ bằng phẳng. Khe hở dưới thước mẫu dài 3 m của lớp móng không được vượt quá 10mm.

Yêu cầu chính trong giai đoạn này là làm cho các hòn đá dăm chèn chặt vào với nhau, tiếp tục làm giảm kẽ hở giữa các hòn đá, đồng thời một phần đá mạt, bột đá hình thành do quá trình vỡ hạt do lu lèn sẽ chèn chặt vào các kẽ hở của đá.

Bước 6: Thi công lớp mặt láng nhựa dày 10cm, TC nhựa 5kg/m2.

---

+ Chỉ được thi công vào những ngày khô ráo, mặt đá khô ráo, nhiệt độ không khí cao hơn 15C. + Sử dụng nhựa đường số 3-AC20 có độ kim lún 60/70 tiến hành đun nhựa ở nhiệt độ 140 - 180C. Có nhiệt kế theo dõi thường xuyên nhiệt độ nhựa, thời gian đun nhựa không quá 3 giờ, khi rải ra mặt đường nhiệt độ nhựa không thấp hơn 120C.

+ Lớp móng trên đấy sẽ rải lớp đá dăm cần phải vững chắc, bằng phẳng và tương đối kín bề mặt để nhựa không chảy xuống móng. Trường hợp lớp móng có độ rỗng quá lớn thì trước khi rải lớp đá dăm thấm nhập cần phải rải độ 1 - 1.5 m3/100m2 đá chèn và đá mạt lên mặt lớp móng rồi lu lèn để lấp bớt lỗ rỗng.

+ Vận chuyển đá dăm bằng ôtô tự đổ đến công trường, đổ từng đống và tính toán để lượng đá khỏi thừa thiếu. Đá phải đổ thật gọn, không được đổ xuống lòng rãnh tránh bị bẩn đá, không làm cản trở việc thoát nước và để máy san có thể chuyển đá dễ dàng vào lòng đường. Đá đổ trước ở hai bên lề không nên để quá lâu để tránh bụi bẩn. Tiến hành san rải đá, đảm bảo bề dày, dốc dọc, mui luyện.

* Chuẩn bị máy, thiết bị thi công:

+ Thi công lớp mặt láng nhựa bằng thủ công kết hợp cơ giới, đảm bảo phải có đầy đủ các thiết bị chính sau:

- Thùng nấu nhựa.

- Bình tưới nhựa xách tay dung tích 10 lít, có ống nằm ngang tưới thành vệt rộng 50cm. - Xe cải tiến chở đá.

- Ky ra đá, cào, chổi quét. - Lu bánh thép 6tấn, 10 tấn. - Barie, biển báo công trường.

* Công tác lu

+ Lu sơ bộ lớp đá cơ bản bằng lu nhẹ 6 tấn, lu đi qua 3 - 4 lượt/điểm, tốc độ lu 1.5 - 2 km/h đảm bảo cho đá ổn định, không xô trượt, gợn sóng. Nếu phát hiện những vị trí đá bị xô, gợn sóng cần phải gạt bỏ đảo lại thay bằng đá mới.

+ Lu chặt bằng lu SAKAI 10 tấn (áp lực bánh lu 50 - 70 kg/cm2), công lu đạt 95% công lu yêu cầu. Tốc độ lu không quá 2Km/h. Tiến hành lu từ hai mép vào tim, vệt lu sau đè lên vệt lu trước ít nhất 20 cm. Dấu hiệu kết thúc giai đoạn lu này là khi không hằn vết bánh lu dưới bánh xe lu, mặt đường phải phẳng nhẵn đảm bảo mui luyện, dốc dọc. Khi lu lèn chú ý không không tưới nước vì phải giữ đá dăm cho khô ráo để tưới nhựa.

---

+ Chờ cho mặt đường thật khô mới thi công tưới nhựa. Thợ tưới nhựa phải là những người có kinh nghiệm, nhựa được tưới đủ liều lượng và phủ kín mặt, tưới theo chiều dọc tuyến đường. Khi tưới nhựa dải này phải chồng lên dải kia khoảng 2-5 cm, người tưới phải khống chế bước chân để lượng nhựa tưới đều, chiều dài mỗi dải phải được tính toán sao cho lượng nhựa chứa trong bình đủ để tưới cho cả lượt đi và lượt về theo định mức đã quy định. Cần phân đoạn tưới nhựa để đảm bảo lượng nhựa tưới ra đến đâu cần ra lớp đá phủ mặt đến đấy kịp thời, không để lâu nhựa nguội. Phân ra từng đoạn tưới nhựa trong phạm vi 100 - 150m2.

- Tiến hành tưới nhựa lần 1 tiêu chuẩn 3 kg/m2.

- Ra đá kích cỡ 10 - 20 mm theo tiêu chuẩn 14 - 16 l/m2. Đá khi ra phải phủ đều, phủ kín bề mặt.

- Lèn ép với lu 6 tấn đi 6 - 8 lượt/điểm, tốc độ lu 2km/h. Lu từ hai mép vào tim, tiếp tục kiểm tra độ bằng phẳng, mui luyện bằng thước mẫu dài 3m .

- Tưới nhựa lần 2 theo tiêu chuẩn 2 kg/m2.

- Ra đá kích cỡ 5x10 mm theo tiêu chuẩn 10 - 12 l/m2. Dùng chổi quét cho đá mạt phủ đều trên bề mặt đường. Lượng nhựa và đá mạt sau cùng này sẽ lấp các lỗ rỗng còn lại và hình thành một vỏ cứng tương đối kín mặt.

- Lèn ép với lu SAKAI 10 tấn đi 6 - 8 lượt/điểm, tốc độ lu 2 km/h. Trong quá trình lu lèn phải thường xuyên kiểm tra độ dốc ngang của mặt đường và độ bằng phẳng. Khe hở dưới thước mẫu dài 3 m không được vượt quá 7mm.

+ Mặt đường láng nhựa sau khi thi công xong có thể cho thông xe ngay. Trong 2 ngày đầu cần hạn chế tốc độ xe không vượt quá 10km/h, không quá 20km/h trong vòng 7 - 10 ngày sau khi thi công. Trong thời gian này đặt các barie trên mặt đường để đIều chỉnh xe ôtô chạy đều khắp trên mặt đường đồng thời để hạn chế tốc độ xe.

+ Sau khi thi công xong cần phải bảo dưỡng 15 ngày để quét các viên đá rời rạc bị bắn ra lề khi xe chạy, sửa các chỗ lồi lõm cục bộ, những chỗ thừa thiếu đá hoặc ngược lại.

Bước 7: Thi công kè taluy đá hộc, trồng cỏ taluy, cọc tiêu, biển báo...

7.1 Thi công kè taluy đá hộc.

- Đá hộc sử dụng để kè taluy là loại đá có hình dạng, kích thước đồng đều, có độ ngấm nước nhỏ hơn 5%, cường độ > 800kh/cm2

.

- Cột lan can được thi công trước đảm bảo thiết kế và cường độ, lắp dựng cột lan can vào chân lan can, chèn vữa ximăng chân cột đảm bảo chắc chắn ổn định.

- Tiến hành lắp dựng thanh tay vịn lan can đảm bảo theo thiết kế.

Một phần của tài liệu Biện pháp thi công (Trang 28 - 31)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(44 trang)