Tình hình hoạt động kinh doanh của NHNT HN

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao chất lượng hoạt động bảo lãnh tại Chi nhánh Ngân hàng Ngoại thương Hà nội.doc (Trang 29 - 36)

2.1 Tổng quan về ngân hàng

2.1.3 Tình hình hoạt động kinh doanh của NHNT HN

Trải qua hơn 20 năm tồn tại và phát triển, Chi nhánh Ngân hàng Ngoại thương Hà nội đã không ngừng lớn mạnh. Năm 2005 năm cuối cùng của kế hoạch 5 năm (2001-2005), nền kinh tế nước ta nói chung và Hà nội nói riêng gặp khơng ít khó khăn do ảnh hưởng từ sự biến động của giá dầu mỏ, vàng và các loại ngoại tệ mạnh với biên độ cao trong năm, dịch cúm gia cầm diễn biến phức tạp...làm chỉ số CPI tháng 12/2005 của Hà nội tăng 9,55% so với chỉ số giá tháng 12/2004. Bên cạnh đó, Hà nội có thêm nhiều kênh huy động vốn mới như hoạt động của trung tâm giao dịch chứng khốn, trái phiếu xây dựng thủ đơ lần thứ nhất, một số tổng công ty phát hành trái phiếu doanh nghiệp...khiến cạnh tranh thu hút vốn ngày càng trở nên quyết liệt. Ngồi ra, tiến trình cổ phần hố của các doanh nghiệp nhà nước còn chậm, gây ách tắc về vốn của các doanh nghiệp, qua đó cũng ảnh hưởng đến hoạt động và chất lượng tín dụng của ngân hàng. Sang đến năm 2007, nền kinh tế nước ta đang trên đà tăng trưởng GDP năm 2007 đạt 8,5%. Các hoạt đông kinh tế càng về tháng cuối năm càng sôi động, lãi suất của các ngân hàng sau một thời gian liên tục điều chỉnh hiện đang duy trì ở mức ổn định sau việc cắt giảm lãi suất của Fed. Gần đây, các ngân hàng thương mại cổ phần đang tăng lãi suất huy động để có đủ vốn

cho hoạt động cuối năm. Giá vàng tăng đột biến ở mức 1,6 và lên tới 1,7 triệu đồng/chỉ, thị trường chứng khoán với nhiều diễn biến quanh mốc Vn-Index đạt 1.000 điểm, thị trường bất động sản phục hồi với nhiều dấu hiệu mới...Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) năm 2007 tăng 12,63% so với tháng 12/2006 tác động mạnh tới kinh tế và đời sống, đặc biệt trong mấy tháng cuối năm.

Tại địa bàn Hà nội tuy phải đối phó với nhiều khó khăn trong q trình phát triển kinh tế-xã hội: Nguy cơ tái phát dịch cúm gia cầm, tình trạng tăng giá khá phổ biến, nhất là ở một số hàng hoá, vật tư, nguyên liệu, sự trầm lắng trên thị trường chứng khoán, mức độ gia tăng sức ép cạnh tranh từ hàng ngoại nhập do thực hiện các cam kết hội nhập kinh tế quốc tế, đặc biệt là trong năm đầu tiên chính thức là thành viên của tổ chức thương mại thế giới (WTO)...nhưng xét về tổng thể, tình hình kinh tế xã hội của thủ đơ trong năm 2007 có nhiều chuyển biến tích cực: Tổng sản phẩm nội địa (GDP) trên địa bàn Hà nội tăng 11,6% so với cùng kỳ năm trước, kim nghạch xuất nhập khẩu trên địa bàn tăng tương ứng 20,6 và 17,8% so với cùng kỳ năm 2006. Đặc biệt, hoạt động ngân hàng tại địa bàn Hà nội năm 2007 vẫn phát triển khá ổn định, các chỉ tiêu đều ở mức cao so với toàn quốc.

2.1.3.1 Về công tác huy động vốn

Công tác huy động vốn của chi nhánh năm 2007 đã duy trì kết quả tốt. Phát huy được thế mạnh về uy tín, thương hiệu gần 45 năm của Vietcombank và với các phương pháp huy động vốn hiệu quả, thực hiện thành công việc đưa các sản phẩm mới về huy động vào thị trường theo chủ trương của Ngân hàng Ngoại thương Việt nam, tổng nguồn vốn của chi nhánh tính đến 31/12/2007 đạt 7.088 tỷ đồng, tăng 5% so với năm 2006, trong đó nguồn vốn huy động đạt 6.270 tỷ, tăng 12% so với cuối năm 2006, đạt kế hoạch Ngân hàng Ngoại thương Việt nam giao cho chi nhánh.

Huy động VNĐ đạt 3.433 tỷ đồng, chiếm 54,7% tổng nguồn vốn huy động.

Huy động ngoại tệ đạt 2.837 tỷ quy đồng, chiếm 45,3% tổng nguồn vốn huy động. Cơ cấu nguồn vốn huy động giữa tiền đồng và ngoại tệ đang có sự chuyển dịch theo hướng vốn huy động ngoại tệ giảm dần, đây cũng là xu hướng chung của các ngân hàng thương mại trong thời gian gần đây. Sỡ dĩ có sự dịch chuyển đó, một phần là do việc cắt giảm lãi suất cơ bản USD của cục dự trữ liên bang Mỹ (Fed) trong tháng 9/2007 từ 5,25% xuống còn 4,75% và 4,25% vào tháng 12/2007 đã khiến lãi suất huy động USD của các Ngân hàng thương mại trong nước giảm theo. Mặt khác là do xu hướng cạnh tranh về huy động vốn giữa các ngân hàng, đặc biệt là sự xuất hiện ngày càng nhiều các ngân hàng thương mại cổ phần mới.

Huy động từ tổ chức kinh tế đạt: 2.134 tỷ đồng, chiếm 34% nguồn vốn huy động. Huy động từ dân cư đạt: 4.136 tỷ đồng, chiếm 66% nguồn vốn huy động.

Đến 31/12/2997, thị phần huy động VNĐ, USD và huy động quy Việt nam đồng của chi nhánh Ngân hàng Ngoại thưong Hà nội tương ứng là 1,41%; 2,92% và 1,84% so với mạng lưới 209 tổ chức tín dụng hoạt động trên địa bàn.

2.1.3.2 Về hoạt động tín dụng

Cơng tác tín dụng của chi nhánh trong năm 2007 tiếp tục thực hiện với phương châm “hiệu quả và an toàn”. Với nỗ lực của các cán bộ Ngân hàng Ngoại thương Hà nội, dư nợ tính đến 31/12/2007 đạt 2.555 tỷ đồng, tăng 6% so với cuối năm 2006, đạt 88% kế hoạch năm 2007, chiếm 1,49% thị phần trên địa bàn Hà nội. Số lượng khách hàng là các doanh nghiệp có vốn vay tại chi nhánh hiện là 133 khách hàng. Đến 31/12/2007, dư nợ quá hạn chiếm 0,78% tổng dư nợ.

- Cho vay trung dài hạn: chiếm 22,3% tổng dư nợ. - Cho vay ngắn hạn: chiếm 77,7% tổng dư nợ.

Thực hiện quy trình tín dụng mới theo quyết định 90/QĐ.NHNT/QLTD ngày 26/05/2006 của Ngân hàng Ngoại thương Việt nam áp dụng đối với khách hàng là doanh nghiệp. Phịng quản lý rủi ro tín dụng đã từng bứơc góp phần

nâng cao chất lượng tín dụng, tạo đà phát triển bền vững cho Ngân hàng Ngoại thương Hà nội tiếp cận với tập quán quốc tế về quản lý trong hoạt động ngân hàng.

Để mở rộng quan hệ khách hàng và đẩy mạnh cơng tác tín dụng, đội ngũ cán bộ VCBHN đã chủ động tìm kiếm khách hàng tiềm năng, các dự án, các phương án sản xuất kinh doanh khả thi, tạo điều kiện hỗ trợ kịp thời nhu cầu vốn cho hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Bên cạnh đó, Ngân hàng Ngoại thương Hà nội ln quan tâm duy trì và củng cố đội ngũ khách hàng truyền thống. Phong cách giao dịch của cán bộ tín dụng và chất lượng các sản phẩm tín dụng của chi nhánh đã tạo niềm tin và uy tín đối với các khách hàng, tạo điều kiện cùng khách hàng kinh doanh hiệu quả.

Bên cạnh đội ngũ khách hàng truyền thống về xuất nhập khẩu, mở các chương trình hỗ trợ về vốn cho khách hàng vừa và nhỏ để phát triển kinh doanh, chi nhánh đang mở rộng thêm loại hình cho vay cá thể với nhiều hình thức cho vay ưu đãi, hấp dẫn: mua ôtô mới, sửa chữa nhà, phát triển kinh tế tư nhân-gia đình, du học, mua biệt thự tại khu biệt thự, đầu tư xây dựng văn phòng...Đến 31/12/2007, dư nợ tại bộ phận tín dụng thể nhân đạt 145 tỷ đồng, chiếm 5,7% tổng dư nợ. Nhìn chung, các khoản vay cá nhân có chất lượng tốt, đảm bảo khả năng trả nợ ngân hàng.

2.1.3.3 Về cơng tác thanh tốn XNK và bảo lãnh

Từ đầu năm 2007 đến nay, hoạt động xuất nhập khẩu có những thách thức mới do môi trường cạnh tranh ngày càng gay gắt, các quy định rào cản về xuất khẩu ngày càng chặt chẽ, giá một số vật tư và dịch vụ đầu vào tăng làm hạn chế sức cạnh tranh của hàng hoá trên thị trường quốc tế. Tuy nhiên tại VCBHN, doanh số thanh toán XNK vẫn đạt cao, có chất lượng tốt với tổng số xuất nhập khẩu đạt 435 triệu USD.

- Nhập khẩu đạt 246 triệu, vượt 8% kế hoạch đặt ra cho năm 2007, chủ yếu là các mặt hàng nhập khẩu nguyên vật liệu, máy móc.

- Xuất khẩu đạt 189 triệu USD, vượt 69% kế hoạch đặt ra từ đầu năm, chủ yếu là các sản phẩm nông, lâm sản.

- Dư nợ bảo lãnh đến 31/12/2007 đạt 113 tỷ đồng.

2.1.3.4 Về hoạt động thẻ và dịch vụ ngân hàng

Ngân hàng Ngoại thương đã liên minh với các ngân hàng cổ phần để phát triển mạng lưới ngân hàng đại lý, mạng lưới dịch vụ thẻ và thúc đẩy hợp tác dịch vụ thẻ giữa các ngân hàng và doanh nghiệp với các chương trình hợp tác như thanh tốn cước điện thoại, internet, phí bảo hiểm...

Với mạng lưới ATM và các đơn vị chấp nhận thẻ rộng khắp trên toàn quốc, số lượng thẻ do VCB phát hành ngày càng tăng. Số lượng thẻ ATM phát hành mới trong năm 2007 của VCBHN đạt 27.155 thẻ, nâng tổng số thẻ ATM của chi nhánh lên 73.029 thẻ. Tổng số thẻ debit năm 2007 đạt 31.629 thẻ, vượt 63% kế hoạch năm 2007.

Số lượng phát hành thẻ tín dụng mới đạt 728 thẻ, nâng tổng số thẻ tín dụng của chi nhánh đạt 3.254 thẻ. Thẻ ghi nợ quốc tế MTV phát hành mới trong năm 2007 đạt 2.317 thẻ, nâng tổng số thẻ MTV lên 3.599 thẻ. Thẻ ghi nợ visa đạt 1.399 thẻ, thẻ ghi nợ SGH24 đạt 758 thẻ.

Sau khi chuyển một số máy ATM cho các chi nhánh cấp 2 nâng cấp trực thuộc Ngân hàng Ngoại thương Việt nam, chi nhánh NHNT Hà nội có 34 máy ATM, 86 đơn vị chấp nhận thẻ.

Với chính sách đa dạng hố sản phẩm dịch vụ ngân hàng và từng bước đưa ra các sản phẩm ngân hàng hiện đại vào tiếp cận cuộc sống, ban giám đốc chi nhánh đã tạo điều kiện cho cơng tác khuếch trương các tiện ích dịch vụ ngân hàng, nâng cao chất lượng phục vụ khách hàng nhằm thu hút đựơc đông đảo khách hàng thủ đô và các tỉnh lân cận đến sử dụng các dịch vụ của Ngân hàng Ngoại thương. Công tác dịch vụ ngân hàng phát triển là một trong những yếu tố quan trọng tác động đến tốc độ tăng trưởng nguồn vốn huy động của chi nhánh.

Không ngừng mở rộng các dịch vụ và nâng cao chất lượng dịch vụ nhằm nâng cao doanh thu từ dịch vụ là mục tiêu được chi nhánh đặt lên hàng đầu. - Số lượng tài khoản cá nhân mở mới đạt: 29.291 tài khoản, nâng tổng số tài khoản cá nhân mở tại chi nhánh là 72.653 tài khoản, đạt 120% kế hoạch của năm 2007.

- Chuyển tiền trong nước đạt 322,6 tỷ đồng, tăng 26% so với năm 2006. - Chuyển tiền nước ngoài đi đạt 1,3 triệu USD.

- Chi trả kiều hối đạt 61,7 triệu USD, tăng 5% so với năm 2006. Trong đó, chuyển tiền qua hệ thống Money Gram đạt hơn 300.000 USD. Mặc dù con số này chưa cao so với lượng tiền nước ngoài chuyển đến qua tài khoản hoặc cmt...Tuy nhiên sự mở rộng dịch vụ chuyển tiền sẽ góp phần nâng cao thương hiệu cho Vietcombank.

- Doanh số bán ngoại tệ tại các bàn thu đổi đạt 6,4 triệu USD, tăng 201% so với năm 2006.

Với nỗ lực của các cán bộ, chi nhánh hiện có 40 đơn vị đăng ký tham gia sử dụng dịch vụ ngân hàng điện tử VCB Money và 450 đơn vị, 3.000 lượt đăng ký truy vấn thông tin qua internet i-banking, sử dụng dịch vụ sms-banking... 2.1.3.5 Về kinh doanh ngoại tệ

Doanh số mua bán ngoại tệ của VCB HN năm 2007 đạt 725 triệu USD, tăng 3% so với năm 2006. Lãi kinh doanh ngoại tệ trong năm 2007 đạt gần 6 tỷ đồng.

Ngoại tệ mua được phần lớn từ nguồn các tổ chức kinh tế đáp ứng cho nhu cầu thanh toán nhập khẩu và trả nợ tại chi nhánh. Đồng thời, để tránh rủi ro về tỷ giá cũng như xác định rõ nguồn ngoại tệ đảm bảo thanh toán cho khách hàng, NHNT HN đã sử dụng công cụ phái sinh là hợp đồng có kỳ hạn đối với các doanh nghiệp có nhu cầu nhập khẩu hàng hố. Trong thời gian tới, NHNT VN nói chung cũng như NHNT HN nói riêng cần nghiên cứu, tiếp tục đưa ra các sản phẩm phái sinh mới, tạo sự đa dạng cho lựa chọn của khách hàng.

2.1.3.6 Về công tác ngân quỹ

Năm 2007, khối lượng giao dịch thu chi tiền mặt qua VCB HN tăng nhiều, gồm cả ngoại tệ cũng như Việt nam đồng: Tổng thu chi Việt nam đồng đạt 28.450 tỷ đồng, tăng 33% so với kế hoạch năm 2007, thu chi ngoại tệ quy USD đạt 490,56 triệu USD, tăng 32% so với kế hoạch năm 2007.

Công tác ngân quỹ ln đảm bảo an tồn. Lãnh đạo và phòng kiểm tra nội bộ thường xuyên kiểm tra, đơn đốc thực hiện đúng quy trình thu chi tiền mặt, ngoại tệ, tổ chức tốt công tác thu chi tiền mặt cho sản xuất và đời sống, tạo được lịng tin đối với khách hàng. Bên cạnh đó, cùng với sự quan tâm, chỉ đạo sát sao của ban giám đốc cũng như sự nỗ lực của từng giao dịch viên (teller) nên mặc dù ln có sự thay đổi về mặt nhân sự, các nghiệp vụ đa dạng hơn, khối lượng công việc nhiều hơn, nhưng trong giao dịch tiền mặt vẫn luôn đảm bảo chi đủ, đúng, thực hiện trả lại tiền thừa cho khách, thu được nhiều tiền giả đảm bảo giải phóng khách hàng nhanh, thái độ phục vụ nhiệt tình.

- Tiền giả: 2100 USD; 100 EUR; 20 GDP; 186.590.000 VNĐ. - Tiền thừa: 281.550.000 VNĐ (28 món).

Để đảm bảo lượng tồn quỹ tiền mặt đủ cho các phòng nghiệp vụ và giao dịch viên, từ 01/04/2007, Giám đốc NHNT HN đã quy định hạn mức tồn quỹ hàng ngày cho các phòng nghiệp vụ nhằm nâng cao hiệu quả điều hành vốn của chi nhánh.

2.1.3.7 Về cơng tác kế tốn

Công tác thanh tốn của ngân hàng ln đảm bảo chính xác, kịp thời cho các giao dịch chuyển vốn của khách hàng với thời gian ngắn nhất và chất lượng tốt nhất, tạo điều kiện tăng nhanh tốc độ chu chuyển của đồng vốn qua ngân hàng. Doanh số thanh toán điện tử liên ngân hàng và thanh toán IBT ONLINE đã đạt kết quả cao. Với vai trò đầu mối, VCB HN ln đảm bảo thanh tốn cho các chi nhánh NHNT cơ sở thông suốt, kịp thời và chính xác. Tuy nhiên, trong thanh tốn bù trừ và giao dịch tiền mặt, do NHNN quy định cứng về thời gian giao dịch làm ảnh hưởng tới các chi nhánh NHNT cơ sở.

- Doanh số thanh toán bù trừ đạt: 10.973 tỷ đồng, tăng 57% so với năm 2006. - Doanh số thanh toán IBPS đạt 82.540 tỷ đồng, tăng 106% so với năm 2006. - Doanh số thanh toán IBT online đạt: 83.673 tỷ đồng, tăng 144% so với năm 2006. Hiện chi nhánh có 131 đơn vị đăng ký trả lương qua tài khoản với doanh số gần 30 tỷ đồng/tháng, 1.958 đơn vị mở tài khoản tại ngân hàng, tăng 12% so với cuối năm 2006.

Kết quả kinh doanh năm 2007: Lợi nhuận đạt 111 tỷ đồng.

Chi nhánh tiếp tục phát huy các thế mạnh về cơng nghệ và uy tín thương hiệu của một ngân hàng đối ngoại trên địa bàn, đồng thời kết hợp đa dạng các hình thức, các cơng cụ huy động vốn như: kỳ phiếu, trái phiếu, phát triển các sản phẩm ngân hàng hiện đại, thích hợp nhiều tiện ích, mở rộng mạng lưới giao dịch, áp dụng chính sách lãi suất linh hoạt hấp dẫn, các nghiệp vụ hoán đổi lãi suất, quyền chọn...để cung cấp các sản phẩm huy động vốn ngày càng đa dạng và hiện đại hơn đến khách hàng, nâng cao tỷ trọng tiền gửi doanh nghiệp trên tổng huy động vốn từ khách hàng từ 26% năm 2006, 36% năm 2007 lên đến 40% năm 2008.

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao chất lượng hoạt động bảo lãnh tại Chi nhánh Ngân hàng Ngoại thương Hà nội.doc (Trang 29 - 36)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(82 trang)
w