Tiết kiệm chi phí để hạ giá thành sản phẩm từ đó nâng cao hiệu quả

Một phần của tài liệu phân tích tình hình tài chính công ty cổ phần thương mại và phân phối zinnia (Trang 26 - 29)

quả kinh doanh của doanh nghiệp

Trong quá trình kinh doanh thì việc tiết kiệm các chi phí kinh doanh là nhân tố quan trọng hàng đầu làm tăng lợi nhuận trực tiếp cho doanh nghiệp. Để tiết kiệm chi phí công ty nên lập kế hoạch cho các khoản chi phí, lên kế hoạch cho việc nhập hàng, và trích lập dự phòng hàng tồn kho để bù vào chi phí đối với sản phẩm hỏng cận và hết hạn.

3.5. Thúc đẩy tiêu thụ sản phẩm, để tăng doanh thu và lợi nhuận cho doanh nghiệp

Đối với mỗi doanh nghiệp nói chung và với doanh nghiệp thương mại nói riêng thì vấn đề tiêu thụ sản phẩm để tăng doanh thu và từ đó tăng lợi nhuận cho doanh nghiệp là một trong những vấn đề quan trọng nhất, và được các nhà quản trị quan tâm hàng đầu. Có nhiều cách để thúc đẩy tiêu thụ sản phẩm ví dụ như sau:

Tăng cường đầu tư cho công tác khảo sát, điều tra, nghiên cứu thị trường.

Chú trọng nâng cao chất lượng sản phẩm hàng hóa Xây dựng chính sách giá cả phù hợp

Chú trọng đầu tư thực hiện đa dạng hóa, không ngừng cải tiến mẫu mã sản phẩm

21

Đẩy mạnh hoạt động quảng cáo, giới thiệu sản phẩm, hàng hóa và áp lực các đòn bẩy tài chính thúc đẩy tiêu thụ

Luôn kiểm tra theo dõi khả năng thanh toán của doanh nghiệp cũng như khả năng thu hồi nợ của doanh nghiệp

22

KẾT LUẬN

Đối với mỗi doanh nghiệp, hiệu quả hoạt động kinh doanh thể hiện ở nhiều mặt và phụ thuộc vào nhiều yếu tố, trong đó tài chính là một trong những yếu tố hết sức quan trọng. Hiện nay, việc phân tích tình hình tài chính doanh nghiệp đang dần được áp dụng vào trong quản lý và hoạt động kinh doanh. Để hoạt động tài chính đạt hiệu quả cao, công ty cần thu thập tài liệu, hạch toán, lập báo cáo và phân tích tài chính tốt, thấy được hiện trạng tài chính doanh nghiệp từ đó đưa ra những giải pháp nhằm ngày một hoàn thiện tài chính công ty. Điều đó cũng sẽ giúp công ty lựa chọn phương án kinh doanh tốt giúp doanh nghiệp ngày càng phát triển lớn mạnh hơn nữa.

Dựa trên quá trình nghiên cứu và tìm hiểu thực tiễn công tác phân tích tại ZD, luận văn “Phân tích tình hình tài chính Công ty Cổ phần Thương mại và Phân Phối Zinnia” đã hoàn thiện được một số vấn đề sau:

1. Hệ thống hóa lại một số vấn đề lý thuyết liên quan tới phân tích tình hình tài chính Công ty Cổ phần Thương mại và Phân phối.

2. Phân tích tình hình thực trạng tài chính, nêu ra những ưu nhược điểm về tài chính ZD, những bất lợi và hạn chế của loại hình kinh doanh của công ty.

3. Trên cơ sở lý luận, thực trạng tài chính ZD, luận văn kiến nghị một số giải pháp với mục đích góp phần nâng cao tài chính nói riêng và hoạt động kinh doanh của công ty nói chung.

Do trình độ nhận thức, thời gian nghiên cứu có hạn, hơn nữa vấn đề đánh giá tình hình tài chính khá phức tạp, hạn chế thông tin về chỉ số ngành nên những giảp pháp mà tôi đưa ra chưa hẳn đã thích hợp và tối ưu nhưng cũng có thể giúp cho các nhà quản lý của Công ty làm cơ sở để tìm ra các biện pháp hữu hiệu nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh

23

của Công ty. Nhưng tôi cũng hy vọng rằng những giải pháp mà tôi đưa ra sẽ góp phần vào việc nâng cao hiệu quả tài chính nói riêng và hoạt động kinh doanh của Công ty nói chung. Ngoài ra tôi cũng kính mong sự đóng góp của Hội đồng bảo vệ luận văn và các thầy cô giáo trong khoa Tài chính – Ngân hàng, Đại học Kinh tế, Đại học Quốc gia Hà Nội để đề tài này hoàn thiện hơn.

Trong suốt quá trình viết luận văn, tôi đã nhận được sự giúp đỡ nhiệt tình, to lớn của ban giám đốc Công ty Cổ phần Thương mại và Phân phối Zinnia, các thầy cô giáo trong khoa Tài chính – Ngân hàng, và đặc biệt là sự chỉ bảo tận tình chu đáo của TS. Trần Thị Vân Anh đã giúp đỡ tôi hoàn thành luận văn này. Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành của mình đối với sự giúp đỡ quí báu đó.

Một phần của tài liệu phân tích tình hình tài chính công ty cổ phần thương mại và phân phối zinnia (Trang 26 - 29)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(29 trang)