31 Nguồn: “Hà Nội năm 2010: Trung tâm Tài chính-Ngân hàng lớn” website Báo kinh tế hợp tác Việt Nam (14/09/2007)
3.2.2.5. Nâng cao chất lượng cán bộ tín dụng
Đây là vấn đề không mới tuy nhiên dù đã được nói tới rất nhiều lần song vẫn chưa được ngân hàng thực hiện tốt. Có phát triển được cho vay hay khơng phụ thuộc phần lớn vào trình độ cán bộ tín dụng của ngân hàng. Vì vậy, trình độ cán bộ tín dụng phải được chuẩn hố, khơng ngừng nâng cao. Ngân hàng phải có nhiều chương trình đào tạo dưới nhiều hình thức: bồi dưỡng nghiệp vụ chun mơn, tổ chức tập huấn, thi tình huống, đặc biệt là trình độ thẩm định dự án, phương án vay vốn, lựa chọn khách hàng, vận dụng các chế độ thể lệ tín dụng đã ban hành.
Đội ngũ cán bộ thẩm định phải gồm những người am hiểu chuyên ngành, có kinh nghiệm tư vấn dự án, phương án sản xuất kinh doanh cho DNNQD. Cán bộ tín dụng phải được đào tạo chun mơn kỹ thuật vào các lĩnh vực mà đang cần lượng vốn trung và dài hạn lớn hiện nay như xây lắp, cầu đường, đóng tàu, mua sắm máy móc, … để có thể chủ động thẩm định dự án vay vốn của khách hàng. Mặt khác, ngân hàng phải có các chương trình phối, kết hợp chặt chẽ với các bên liên quan (ngồi ngân hàng) để thẩm định chính xác các dự án trước khi cho vay.
Nâng cao trình độ cán bộ tín dụng phải được coi là nhiệm vụ chiến lược trước mắt cũng như lâu dài trong quá trình phát triển của chi nhánh. Quá trình này một mặt phải tăng cường đào tạo đội ngũ cán bộ tín dụng hiện có, mặt khác phải tuyển dụng những cán bộ tín dụng mới, trẻ, khoẻ, được đào tạo cơ bản ở các trường đại học.
Đổi mới cơng tác quản lý cán bộ tín dụng, kiên quyết khơng sử dụng, bố trí những cán bộ thiếu bản lĩnh chính trị, bản lĩnh kinh doanh, thiếu trung thực, thiếu công tâm, kém năng lực, … dễ móc ngoặc với các doanh nghiệp yếu kém để làm sai lệch hồ sơ gây ra tổn thất cho hoạt động của ngân hàng