X 1, 0: Thu nhập bình quân người lao động năm 2011,
W 1, 0: Năng suất lao động bình quân năm 2011, 2010 T1, T0: Số lao động năm 2011,
T1, T0: Số lao động năm 2011, 2010
2. Tình hình chi phí bán hàng, chi phí quản lý doanh nghiệp và chi phí tài chính
Đơn vị: triệu đồng
a) Chi phí bán hàng
Chi phí bán hàng bao gồm chi phí tiền lương cho nhân viên bán hàng, chi phí nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ phục vụ cho hoạt động bán hàng như chi phí thuê cửa hàng, chi phí đóng gói, bao bì, chi phí bảo quản, chi phí khấu hao TSCĐ phục vụ hoạt động bán hàng, chi phí bảo đảm chất lượng và các chi phí bằng tiền khác. Chi phí bán hàng năm 2011tăng 79.22 % tương ứng với 32.51 triệu đồng, do phần lớn các chi phí thành phần đều tăng, chỉ có chí phí dịch vụ thuê ngoài giảm. Cụ thể:
- Chi phí nhân viên bán hàng tăng 91,16 % (tăng 26,06 triệu đồng) do Công ty làm ăn có lãi, hoạt động bán hàng tốt nên tăng lương cho nhân viên.
- Vật liệu phục vụ công tác quản lý cũng tăng 1,16 triệu đồng (56,59 %) do công ty đầu tư thêm thiết bị nhằm tạo điều kiện quản lý hiệu quả. - Chi phí khấu hao TSCĐ tăng 79,51 % do sự đầu tư thêm máy móc, mở rộng nhà xưởng, phục vụ sản xuất. Bên cạnh đó cũng do phân xưởng còn tồn tại một số máy móc thiết bị cũ chưa thôi trích khấu hao.
- Chi phí dịch vụ thuê ngoài tăng 0,04 triệu do số lượng cung cấp hàng hóa tăng làm tăng chi phí vận chuyển xếp dỡ kéo theo chi phí dịch vụ thuê ngoài tăng. Tuy nhiên lượng tăng không đáng kể.
- Chi phí khác giảm bằng 48,48 % so với năm ngoái do Công ty tiết kiệm tối đa chi phí tiếp khách, hội họp, hội nghị …
Chi phí nhân viên và chi phí dịch vụ thuê ngoài tăng nhưng vẫn đánh giá là tốt vì việc tăng các khoản chi phí này tạo điều kiện tăng doanh thu, tăng lợi nhuận cho công ty. Chi phí vật liệu, chi phí đồ dùng văn phòng tăng được đánh giá là xấu vì việc tăng những chi phí này không phải phục vụ cho hoạt động kinh doanh mà là hậu quả của việc sử dụng lãng phí. Vì vậy công ty cần có biện pháp quản lý các khoản chi phí này sao cho có hiệu quả.
b) Chi phí quản lý doanh nghiệp
Chi phí quản lý doanh nghiệp là những chi phí liên quan đến hoạt động quản lý chung ở Công ty. Nhìn chung, trong 2 năm gần đây, chi phí quản lý doanh nghiệp của Công ty Vạn Phúc có xu hướng tăng (72,21 %). Điều này cho thấy, Công ty luôn chú trọng công tác quản lý, giám sát hoạt động sản xuất kinh doanh một cách tốt nhất, đảm bảo thực hiện chỉ tiêu sản lượng cũng như mục tiêu kinh doanh của doanh nghiệp.
Công ty Vạn Phúc đã thực hiện tương đối tốt công tác quản lý chi phí quản lý doanh nghiệp. Đó là việc cắt giảm một số chi phí không cần thiết như chi vật liệu quản lý (giảm 28,21 %) cùng các chi phí bằng tiền khác (giảm 55,3 %). Sở dĩ có sự giảm chi phí này là do doanh nghiệp quan tâm đến chất lượng vật liệu quản lý,
sử dụng lâu bền, giảm thiểu chi phí sửa chữa, sang năm tiếp theo không cần đầu tư thêm, tiết kiệm chi phí.
Bên cạnh đó, một số khoản mục trong chi phí quản lý doanh nghiệp năm 2011 vẫn tăng so với năm ngoái. Trong đó, chi phí cho nhân viên quản lý tăng mạnh nhất, hơn 104,8 % so với năm ngoái (hơn gấp đôi). Điều này là do Công ty luôn quan tâm đến chất lượng quản lý nên đã đầu tư nhiều vào công tác tuyển dụng người có năng lực, bồi dưỡng, đào tạo cán bộ quản lý cũng như các kỹ thuật viên, tăng mức lương cho họ đảm bảo cho quá trình tác nghiệp. Việc đầu tư thêm thiết bị quản lý cũng như công tác tôn tạo, nâng cấp văn phòng kéo theo chi phí đồ dùng văn phòng tăng. Cùng với đó, chi phí KHTSCĐ và chi phí dịch vụ thuê ngoài cũng tăng do chi phí điện nước tăng.
Công tác quản lý chi phí doanh nghiệp đối với Công ty cũng rất quan trọng. Ban quản trị Công ty phải luôn có những kế hoạch tăng giảm chi phí một cách hợp lý nhất nhằm đạt được mục tiêu tối thiểu hóa chi phí, tối đa hóa lợi nhuận.
c) Chi phí tài chinh
Chi phí tài chính chiếm tỷ trọng tương đối lớn trong tổng chi phí tính kết quả sản xuất kinh doanh của Công ty. Chi phí này của Công ty bao gồm chi phí lãi vay và chi phí đầu tư tài chính.
Chi phí lãi vay của công ty Vạn Phúc trong 2 năm có xu hướng giảm (26,29 %, tương ứng với 128,65 triệu đồng) do lợi nhuận tăng, tăng khả năng quay vòng vốn và thanh toán nợ nên giảm chi phí đi vay. Cũng do việc làm ăn thuận lợi nên Công ty có điều kiện đầu tư vào các lĩnh vực tài chính như mua bán cổ phần ở các doanh nghiệp khác, đầu tư chứng khoán,…Vì vậy, chi phí đầu tư tài chính tăng 34,23 %, tương ứng với 200,02 triệu đồng.
d) Giá vốn hàng bán
Giá vốn hàng bán là khoản mục chi phí chiếm tỷ trọng lớn nhất trong tổng chi phí (84,9 % năm 2010 và 83,99 % năm 2011).
Sản lượng sản phẩm của Công ty tăng nên giá vốn hàng bán năm 2011 cũng tăng nhẹ so với năm 2010 (tăng 7,04 % tương ứng với 471,34 triệu đồng). Nhận xét:
Nhận thấy trong hai năm 2010 và 2011, tổng chi phí của Công ty nhìn chung có sự tăng nhẹ (8,21 % tương ứng với 647,27 triệu đồng). Mặc dù vậy, Công ty cũng đã có những nỗ lực nhất định trong công tắc quản lý, kiểm soát và cắt giảm chi phí (bằng chứng là việc cắt giảm một số chi phí không quan trọng như chi phí vật liệu cho văn phòng, các chi phí tiếp khách, hội họp, hội nghị…).
Do Công ty chưa có nhiều kinh nghiệm quản lý nên công tác quản lý chi phí còn gặp nhiều khó khăn. Việc tăng giảm chi phí có ảnh hưởng lớn dếm lợi nhuận của doanh nghiệp, do đó, giải quyết tốt việc quản lý chi phí là nhiệm vụ cũng như mục tiêu đặt ra đối với ban lãnh đạo và toàn bộ công nhân viên trong doanh nghiệp.
III. Một số biện pháp nâng cao hiệu quả quản lý chi phí của Công ty cổ phần Vạn Phúc
1. Đánh giá tình hình thực hiện công tác quản lý chi phí của doanh nghiệp
Công ty cổ phần Vạn Phúc đã thực hiện tương đối hoàn thiện các nội dung quản lý chi phí trong doanh nghiệp. Đó là việc luôn theo dõi sát tình hình chi tiêu trong doanh nghiệp, thực hiện phân tích đánh giá, so sánh tốc độ tăng chi phí với các nhân tố khác có ảnh hưởng đến kết quả sản xuất kinh doanh của Công ty. Từ đó đưa ra được nhận định đúng nhất về quá trình phân bổ và sử dụng chi phí của doanh nghiệp. Cuối cùng là việc lập kế hoạch cho việc chi tiêu sắp tới, công việc nào phải đầu tư đầu tiên, công việc nào chiếm nhiều chi phí nhất, thực hiện theo phương pháp nào tiết kiệm chi phí nhất,…Tất cả phải được hoạch định trước và dự tính những rủi ro, sai lệch có thể ảnh hưởng đến việc thực hiện kế hoạch chi
phí (phát sinh các chi phí ngoài dự toán như máy móc ngừng việc, thiếu công nhân đột xuất,…).
Tuy vậy, các yếu tố khách quan cũng có ảnh hưởng không nhỏ đến công tác quản lý chi phí của doanh nghiệp. Việc khan hiếm nguồn lực cũng như gia tăng các chi phí của các mặt hàng thiết yếu cũng làm gia tăng các khoản chi phí của doanh nghiệp. Trên địa bàn thành phố Hải Phòng có nhiều doanh nghiệp sản xuất và gia công hàng may mặc cạnh tranh với doanh nghiệp, việc tìm kiếm những lao động lành nghề làm việc cho Công ty gặp không ít khó khăn. Do đó doanh nghiệp phải tăng chi phí cho công tác nhân sự như tuyển dụng và trả lương cao cho công nhân để thu hút họ làm việc cho doanh nghiệp. Bên cạnh đó, giả điện nước cho sản xuất không ngừng tăng qua các năm, vì thế, để giảm đến mức tối thiểu có thể chi phí sản xuất chung cũng như các chi phí bán hàng, chi phí quản lý doanh nghiệp cũng như chi phí sản xuất sản phẩm, hạ giá thành, doanh nghiệp đã phải sử dụng tiết kiệm tối đa và có kế hoạch sử dụng rõ ràng để khâu kiểm soát có thể dễ dàng hơn.
Tóm lại, để tăng cao hiệu quả sản xất kinh doanh, Công ty cần phải chú trọng hơn nữa công tác quản lý chi phí. Ban quản trị cũng như cán bộ công nhân viên Công ty phải cố gắng thực hiện giảm chi phí hoặc làm giảm tốc độ tăng của chi phí qua các năm một cách hợp lý nhất.
2. Đề xuất một số giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý chi phí - Tiết kiệm tối đa các chi phí mua ngoài và các chi phí khác bằng tiền:
Do số lượng đơn hàng tăng hàng năm nên chi phí vận chuyển bốc dỡ cũng tăng theo. Công ty nên ký hợp đồng trọn gói với một công ty vận tải thay vì phải thuê xe hàng tháng như hiện nay. Như thế, doanh nghiệp có thể chủ động trong việc chuyên chở nguyên vật liệu tới xưởng cũng như sản phẩm tới nơi tiêu thụ theo yêu cầu của khách hàng.
- Tiến hành phân tích và đánh giá chính xác chi phí sản xuất kinh doanh qua các năm bằng các phương pháp đã nêu nhằm đưa ra kế hoạch quản lý chi phí phù hợp cho các năm tiếp theo
Các phương pháp được sử dụng như đã nói là tính toán tỷ suất chi phí, tốc độ cũng như mức độ tăng giảm chi phí qua các năm so với các chỉ tiêu kinh tế khác, mức độ lãng phí hay tiết kiệm chi phí.
- Kiểm toán các nguồn lực của doanh nghiệp, đặc biệt là nguồn nhân lực Các nguồn lực trong Công ty bao gồm nhân lực, vật lực (nguyên vật liệu, tài sản, vật chất co trong doanh nghiệp), tài lực (nguồn lực về tài chính) và thông tin. Đối với nguồn nhân lực, doanh nghiệp cần chú trọng bồi dưỡng cán bộ công nhân viên phù hợp với chuyên môn để tiết kiệm thời gian và chi phí sử dụng máy móc thiết bị nhằm nâng cao năng suất lao động.
- Thực hiện giảm chi phí bằng cách quản lý các rủi ro
Công ty có thể gặp các rủi ro trong quá trình sản xuất kinh doanh làm gia tăng chi phí. Kiểm soát tốt các rủi ro cũng là biện pháp nâng cao hiệu quả quản lý chi phí. Doanh nghiệp cần đảm bảo mua được máy móc thiết bị chất lượng tốt, ở địa chỉ đáng tin cậy, có điều khoản bảo hành và bảo trì trong hợp đồng, đề phòng rủi ro máy móc hỏng bât ngờ, gây thiệt hại cho quá trình sản xuất.
Các ngân hàng cũng là nơi có nhiều rủi ro. Doanh nghiệp nên xem xét độ uy tín của ngân hàng trước khi vay vốn, tìm hiểu báo cáo tài chính và so sánh số tiền gửi với số tiền ngân hàng cho vay để xác định mức độ an toàn. Công ty nên chọn ngân hàng có độ tin cậy và lãi suất thấp hợp lý để hợp tác.
- Xây dựng kế hoạch huy động và sử dụng vốn
Trong cơ chế thị trường, DN muốn hoạt động SXKD diễn ra trôi chảy thì điều kiện đầu tiên là không thể thiếu vốn. Việc chủ động xây dựng kế hoạch huy động
và sử dụng vốn là một trong những biện pháp tài chính hữu hiệu nhằm nâng cao hiệu quả họat động sản xuất kinh doanh
- Thường xuyên theo dõi, kiểm tra mức độ thực hiện chi phí
Cuối tháng, quý, năm, DN phải thường xuyên đánh giá việc thực hiện chi phí, xác định các khoản đã tiết kiệm hay bội chi, nguyên nhân dẫn đến tình trạng đó; khách quan hay chủ quan. Đánh giá riêng từng khoản mục chi phí, ản hưởng của nó tới tổng chi phí. Từ đó, đề ra các biện pháp điều chỉnh, quản lý. Xây dựng các tiêu chuẩn, quy chế phù hợp làm căn cứ kiểm tra. Nhưng việc kiểm tra có nghiêm ngặt đến đâu vẫn không kiểm soát được rò rỉ, lãng phí thì phải có tinh thần tiết kiệm trong mỗi nhân viên. Những khuyến khích về tinh thần kết hợp, những khuyến khích về vật chất thì người lao động mới thực sự có động lực để tiết kiệm trong mọi hành động.
Kết luận:
Đối với mọi doanh nghiệp tham gia vào nền kinh tế quốc dân, bất cứ là kinh doanh trong lĩnh vực nào, hình thức nào, vấn đề quản lý chi phí và cắt giảm chi phí luôn là biện pháp cũng như nhiệm vụ đặt ra nhằm đạt chỉ tiêu kinh tế cũng như hiệu quả sản xuất kinh doanh.
Mỗi doanh nghiệp có những phương thức quản lý chi phí phù hợp với năng lực và đặc điểm kinh tê - kỹ thuật cúa riêng mình. Trên đây, em đã trình bày tình hình quản lý chi phí của Công ty cổ phần Vạn Phúc trong lĩnh vực sản xuất và gia công mặt hàng áo dệt len xuất khẩu. Nhận thấy tầm quan trọng của công tác này, doanh nghiệp đã rất chú trọng thực hiện các biện pháp cắt giảm chi phí và lập kế hoạch kiểm soát chi phí một cách tương đối hiệu quả.
Nền kinh tế khó khăn trong giai đoạn tới đặt ra nhiều thách thức đối với hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty, đặc biệt trong lĩnh vực quản lý chi phí. Do đó, ban quản trị Công ty cùng với toàn bộ công nhân viên cần có trách nhiệm và đôn đốc nhau thực hiện tốt công tác quản lý chi phí một cách hiệu quả từ phân xưởng đến văn phòng.
Trong điều kiện hạn chế vê thời gian, điều kiện nghiên cứa và khả năng của bản thân nên đề tài này không tránh khỏi những sai sót. Rất mong quý thấy cô lưu tâm và chỉnh sửa để giúp em hoàn thiện hơn báo cáo này.