Hỏi: Thi hành hình phạt tù được Bộ luật Tố tụng hình sự quy định như thế

Một phần của tài liệu Hỏi đáp về bộ luật tố tụng hình sự (Trang 38 - 40)

nào?

Trả lời:

Điều 260 Bộ luật Tố tụng hình sự quy định về thi hành hình phạt tù như sau: 1. Trong trường hợp người bị kết án bị tạm giam thì theo yêu cầu của người thân thích người bị kết án, cơ quan công an phải cho phép người bị kết án gặp người thân thích trước khi thi hành án.

Ban giám thị trại giam phải thông báo cho gia đình người bị kết án biết nơi người đó chấp hành hình phạt.

2. Trong trường hợp người bị kết án đang tại ngoại, nếu quá thời hạn mà không có mặt tại cơ quan công an để chấp hành án thì người bị kết án sẽ bị áp giải.

3. Chánh án Tòa án đã ra quyết định thi hành án phải theo dõi việc thi hành án. Cơ quan công an phải thông báo bằng văn bản cho Tòa án về việc bắt người bị kết án để thi hành án hoặc lý do chưa bắt được và biện pháp cần áp dụng để bảo đảm việc thi hành án.

4. Trong trường hợp người đang chấp hành hình phạt tù trốn trại giam thì cơ quan công an ra quyết định truy nã.

91. Hỏi: Hoãn chấp hành hình phạt tù được Bộ luật Tố tụng hình sự quy định như thế nào?

Trả lời:

Điều 261 Bộ luật Tố tụng hình sự quy định về hoãn chấp hành hình phạt tù như sau:

1. Đối với người bị xử phạt tù đang được tại ngoại, Chánh án Tòa án đã ra quyết định thi hành án có thể tự mình hoặc theo đề nghị của Viện kiểm sát, Cơ quan công an cùng cấp hoặc người bị kết cho hoãn chấp hành hình phạt tù trong trường hợp được quy định tại khoản 1 Điều 61 của Bộ luật Hình sự.

2. Chậm nhất là bảy ngày trước khi hết thời hạn hoãn chấp hành hình phạt tù, Chánh án Tòa án đã cho hoãn chấp hành hình phạt tù phải ra quyết định thi hành án và phải gửi ngay quyết định thi hành án cùng bản án, quyết định phạt tù đã có hiệu lực pháp luật cho cơ quan công an cùng cấp và người bị kết án trước khi hết thời hạn hoãn chấp hành hình phạt tù.

Nếu quá thời hạn bảy ngày, kể từ ngày hết thời hạn hoãn chấp hành hình phạt tù, người bị kết án không có mặt tại cơ quan công an để chấp hành hình phạt tù mà không có lý do chính đáng, thì cơ quan công an phải áp giải người bị kết án đi chấp hành hình phạt tù.

92. Hỏi: Tính chất của giám đốc thẩm được Bộ luật Tố tụng hình sự quy định như thế nào?

Trả lời:

Điều 272 Bộ luật Tố tụng hình sự quy định: Giám đốc thẩm là xét lại bản án hoặc quyết định đã có hiệu lực pháp luật nhưng bị kháng nghị vì phát hiện có vi phạm pháp luật nghiêm trọng trong việc xử lý vụ án.

93. Hỏi: Pháp luật hiện hành quy định như thế nào về kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm?

Trả lời:

Điều 277 Bộ luật Tố tụng hình sự quy định về kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm như sau:

1. Kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm phải nêu rõ lý do và được gửi cho: a) Tòa án đã ra bản án hoặc quyết định bị kháng nghị;

b) Tòa án sẽ xét xử giám đốc thẩm;

c) Người bị kết án và những người có quyền và lợi ích liên quan đến việc kháng nghị.

2. Nếu không có căn cứ để kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm, thì trước khi hết thời hạn kháng nghị quy định tại Điều 278 của Bộ luật này, người có quyền kháng nghị phải trả lời cho người hoặc cơ quan, tổ chức đã phát hiện biết rõ lý do của việc không kháng nghị.

3. Trước khi bắt đầu phiên tòa giám đốc thẩm, người đã kháng nghị có quyền bổ sung kháng nghị nếu chưa hết thời hạn kháng nghị quy định tại Điều 278 của Bộ luật này hoặc rút kháng nghị.

94. Hỏi: Thẩm quyền giám đốc thẩm được Bộ luật Tố tụng hình sự quy định như thế nào?

Trả lời:

Điều 279 Bộ luật Tố tụng hình sự quy định về việc Thẩm quyền giám đốc thẩm như sau:

1. Ủy ban Thẩm phán Tòa án nhân dân cấp tỉnh giám đốc thẩm những bản án hoặc quyết định đã có hiệu lực pháp luật của Tòa án nhân dân cấp huyện. Ủy ban Thẩm phán Tòa án quân sự cấp quân khu giám đốc thẩm những bản án hoặc quyết định đã có hiệu lực pháp luật của Tòa án quân sự khu vực.

2. Tòa hình sự Tòa án nhân dân tối cao giám đốc thẩm những bản án hoặc quyết định đã có hiệu lực pháp luật của Tòa án nhân dân cấp tỉnh. Tòa án quân sự trung ương giám đốc thẩm những bản án hoặc quyết định đã có hiệu lực pháp luật của Tòa án quân sự cấp quân khu.

3. Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao giám đốc thẩm những bản án hoặc quyết định đã có hiệu lực pháp luật của Tòa án quân sự Trung ương, của Tòa hình sự, các Tòa phúc thẩm Tòa án nhân dân tối cao bị kháng nghị.

4. Những bản án hoặc quyết định đã có hiệu lực pháp luật về cùng một vụ án hình sự thuộc thẩm quyền giám đốc thẩm của các cấp khác nhau được quy định tại các khoản 1, 2 và 3 của Điều này thì cấp có thẩm quyền cấp trên giám đốc thẩm toàn bộ vụ án.

95. Hỏi: Thời hạn và phạm vi giám đốc thẩm được pháp luật hiện hành quy định như thế nào?

Trả lời:

Về thời hạn giám đốc thẩm, Điều 283 Bộ luật Tố tụng hình sự quy định: Phiên tòa giám đốc thẩm phải được tiến hành trong thời hạn bốn tháng, kể từ ngày nhận được kháng nghị.

Về phạm vi giám đốc thẩm, Điều 284 Bộ luật Tố tụng hình sự quy định: Hội đồng giám đốc thẩm phải xem xét toàn bộ vụ án mà không chỉ hạn chế trong nội dung của kháng nghị.

96. Hỏi: Hủy bản án hoặc quyết định đã có hiệu lực pháp luật để điều tra lại hoặc xét xử lại được pháp luật hiện hành quy định như thế nào?

Điều 287 Bộ luật Tố tụng hình sự quy định về hủy bản án hoặc quyết định đã có hiệu lực pháp luật để điều tra lại hoặc xét xử lại như sau:

Hội đồng giám đốc thẩm hủy bản án hoặc quyết định đã có hiệu lực pháp luật bị kháng nghị để điều tra lại hoặc xét xử lại, nếu có một trong những căn cứ quy định tại Điều 273 của Bộ luật này. Nếu cần xét xử lại thì tùy trường hợp, Hội đồng giám đốc thẩm có thể quyết định xét xử lại từ cấp sơ thẩm hoặc cấp phúc thẩm.

Trong trường hợp hủy bản án hoặc quyết định bị kháng nghị để điều tra lại hoặc để xét xử lại và xét thấy việc tiếp tục tạm giam bị cáo là cần thiết, thì Hội đồng giám đốc thẩm ra lệnh tạm giam cho đến khi Viện kiểm sát hoặc Tòa án thụ lý lại vụ án.

Một phần của tài liệu Hỏi đáp về bộ luật tố tụng hình sự (Trang 38 - 40)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(41 trang)
w