đồ thủ công mỹ nghệ của công ty TNHH Vũ Việt Anh.
I. Định hướng phát triển và nâng cao chất lượng sản phẩm đồ thủ công mỹ nghệ tại công ty TNHH Vũ Việt Anh.
Mục tiêu của công ty TNHH Vũ Việt Anh là muốn đưa sản phẩm chinh phục thêm những thị trường khó tính hơn nữa. Đặc biệt là chinh phục thị trường trong nước, thị trường vốn rất coi trọng những sản phẩm đồ thủ công mỹ nghệ.
Và để làm được những điều đó, chất lượng sản phẩm ở mức hoàn hảo là điều cốt yếu và cực kỳ quan trọng. Vũ Việt Anh không thể chinh phục những khách hàng khó tính bằng những sản phẩm bình thường, thiếu đa dạng. Đây cũng là điều tâm niệm của lãnh đạo công ty. Toàn thể công ty muốn những sản phẩm từ bàn tay và khối óc của con người Việt Nam có thể chinh phục được đông đảo bạn bè trên toàn thế giới. Đó là ước mơ và cũng chính là thách thức trong những năm tới cho doanh nghiệp.
II. Một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm thủ công mỹ nghệ ở công ty TNHH Vũ Việt Anh.
1. Sử dụng thêm các công cụ kiểm soát chất lượng nhằm kiểm tra và đánh giá được chất lượng sản phẩm của công ty.
Căn cứ: Công ty chưa sử dụng các công cụ thống kêm đo lường để xác định
chính xác vấn đề về chất lượng sản phẩm của doanh nghiệp.
Nội Dung: Sử dụng các công cụ đo lường chất lượng trong quá trình sản xuất.
Việc sử dụng các công cụ đo lường này sẽ giúp công ty có cơ sở khoa học để phát hiện những lỗ hổng trong việc quản lý chất lượng sản phẩm và do đó có được những giải pháp chính xác để nâng cao chất lượng sản phẩm, hạn chế những điểm yếu trong các khâu sản xuất.
Biểu đồ pareto: Giúp doanh nghiệp đánh giá chất lượng các lô hàng,
độ đồng đều của sản phẩm. Tỷ lệ phế phẩm sau mỗi đợt kiểm tra. Biểu đồ nhân quả: Giúp doanh nghiệp tìm ra nguyên nhân, những
nhân tố kỹ thuật trực tiếp ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm và tiến hành sửa chữa nếu có sai sót.
Điều kiện thực hiện: Đào tạo được đội ngũ đánh giá chất lượng của công ty
và sử dụng thành thạo các công cụ thống kê đo lường chất lượng sản phẩm. Tuy nhiên, để thực hiện được khâu này cần có nguồn nhân lực đạt chất lượng cao, là một doanh nghiệp trẻ, Vũ Việt Anh có thể thuê thực hiện khâu này nếu doanh nghiệp chưa thực sự đủ tiềm lực để tự làm.
Dự kiến kết quả: Doanh nghiệp sẽ tìm ra được những lỗ hổng trong công tác
quản lý chất lượng sản phẩm của mình, trong quy trình sản xuất các sản phẩm thủ công mỹ nghệ. Nhận thức được những thiếu xót trong toàn bộ quy trình sản xuất đồ thủ công mỹ nghệ của mình. Ngoài ra, việc sử dụng những công cụ kiểm soát chất lượng sản phẩm sẽ giúp lãnh đạo công ty biết được vị trí của mình trong ngành để có chiến lược dài hơi phù hợp.
2. Đầu tư nhà xưởng – Trang thiết bị máy móc có khả năng tự động hóa cao.
Căn cứ: Trang thiết bị của công ty dùng để hỗ trợ quá trình sản xuất, tự động
hóa,… còn nghèo nàn, lạc hậu. Độ chính xác của các thao tác phụ thuộc chủ yếu vào lao động thủ công với các công cụ thô sơ, đơn giản.
Nội dung: Đầu tư máy móc trang thiết bị hiện đại, đáp ứng nhu cầu hoàn thiện
sản phẩm. Nếu có thể, mạnh dạn đầu tư dây chuyền sản xuất với số lượng lớn. Do là một doanh nghiệp phải sản xuất những sản phẩm có tính khuôn đúc, các sản phẩm có thể được làm trên các dây chuyền sản xuất có hàm lượng tự động hóa cao, nên doanh nghiệp có thể đầu tư những dây chuyền để sản xuất ở quy mô công nghiệp.
Điều kiện thực hiện:
Yếu cầu vốn đầu tư vào nhà xưởng – máy móc thiết bị hàng năm.
Có đội ngũ kỹ thuật bài bản để vận hành máy móc, trang thiết bị hiện đại. Bao gồm sử dụng, sửa chữa các trang thiết bị khi cần thiết.
Kết quả dự kiến:
Độ đồng đều về chất lượng sản phẩm sẽ được đảm bảo. Đảm bảo tính liên tục cho quá trình sản xuất.
Giảm thiểu thời gian chờ của 1 quy trình sản xuất.
Đảm bảo các sản phẩm sẽ có độ đồng đều cao, hạn chế các lỗi do việc thao tác kỹ thuật liên quan đến sản phẩm.
3. Giáo dục kiến thức về nâng cao chất lượng và ý thức cho người lao động.
Căn cứ: Người lao động là nhân tố trực tiếp làm ra sản phẩm. Chính vì vậy,
nhận thức của người lao động về chất lượng sản phẩm đóng vai trò rất quan trọng trong công tác hoàn thiện và nâng cao chất lượng sản phẩm. Chất lượng
sản phẩm không thể được nâng cao khi chính những người tạo ra sản phẩm không ý thức được tầm quan trọng của chất lượng sản phẩm mà mình tạo ra. Nội dung:
Đào tạo nhận thức về tầm quan trọng của công tác quản trị chất lượng trong doanh nghiệp. Tầm quan trọng của công tác quản lý đối với chất lượng sản phẩm. Việc nâng cao chất lượng sản phẩm là yếu tố trọng yếu, liên quan mật thiết đến sự phát triển và tồn vong của doanh nghiệp. Đào tạo nhận thức cho người lao động để người lao động có được nhận
thức đúng đắn về việc nâng cao chất lượng của các sản phẩm đồ thủ công mỹ nghệ.
Đào tạo đội ngũ quản lý và điều hành xưởng sản xuất. Thực hiện tốt công tác quản lý sẽ góp phần cải thiện chất lượng sản phẩm.
Mục tiêu dự kiến: Người lao động và bộ máy quản lý có nhận thức đúng đắn
và chính xác về tầm quan trọng của công tác quản lý chất lượng sản phẩm, coi đây là nhiệm vụ sống còn đối với doanh nghiệp, đặc biệt là những doanh nghiệp sản xuất đồ thủ công mỹ nghệ để xuất khẩu như công ty TNHH Vũ Việt Anh.
4. Đào tạo nâng cao tay nghề cho công nhân trực tiếp tham gia chế tác đồ thủ công mỹ nghệ.
Căn cứ: Chất lượng sản phẩm phụ thuộc rất lớn vào tay nghề người lao động
khi khả năng tự động hóa của quá trình sản xuất chưa cao. Ngoài ra, người lao động cần được trang bị kỹ năng sử dụng các công cụ bổ trợ cho quá trình sản xuất, tạo hình sản phẩm đồ thủ công mỹ nghệ. Việc chênh lệch trình độ tay nghề giữa các nghệ nhân cũng là rào cản lớn khiến cho chất lượng sản phẩm không thể được đáp ứng ở mức cao nhất.
Nội dung:
Đào tạo nâng cao tay nghề cho người lao động.
Nâng cao khả năng chuyên môn hóa của quá trình sản xuất. Từng bước trong quy trình sản xuất cần thiết phải được cụ thể hóa công việcvà có những công nhân chuyên cho các công đoạn đó. Như vậy mới đảm bảo mỗi sản phẩm được hoàn thiện ở mức độ cao nhất trong mỗi công đoạn Nâng cao trình độ thao tác, sử dụng các công cụ bổ trợ cho quá trình sản
xuất.
Điều kiện thực hiện: Phải có nguồn nghệ nhân chất lượng cao, giàu kinh
nghiệm sản xuất những đồ thủ công mỹ nghệ. Chính những tầng lớp này sẽ đào tạo và truyền thụ lại kinh nghiệm cho những thế hệ kế cận.
Mục tiêu đạt được: Nâng cao tay nghề cho thợ thủ công. Ngoài ra, việc kiểm
tra chất lượng sẽ được đảm bảo hơn bởi những kinh nghiệm được truyền lại từ những nghệ nhân giàu kinh nghiệm.
5. Có chính sách xây dựng và phát triển vùng nguyên liệu.
Căn cứ: Hiện tại, Công ty TNHH Vũ Việt Anh đang phải phụ thuộc quá nhiều
vào các nguồn nguyên liệu từ bên ngoài. Nguyên liệu của quá trình sản xuất được nhập từ các nước như Lào, Campuchia, Indonesia,… Công ty vẫn chưa có chủ động được nguồn nguyên liệu. Điều này sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng sản phẩm thủ công mỹ nghệ của công ty. Ngoài ra, việc phụ thuộc vào nguồn nguyên liệu bên ngoài, sẽ làm công ty bị động trong việc nâng cao chất lượng sản phẩm do công ty sản xuất ra.
Nội dung:
Có chiến lược xây dựng nguồn nguyên liệu Tre - Nứa. Đây là loại cây rất dễ trồng, dễ chăm sóc và phát triển nhanh. Tre – Nứa có thể được trồng ở những nơi có đất cằn cỗi mà vẫn có thể phát triển được.
Việc chọn nơi phát triển vùng nguyên liệu cần tính toán đến chi phí vận chuyển, địa điểm đặt nhà máy, địa điểm tập kết của kho nguyên liệu,… để đảm bảo phù hợp với quy mô và cấu trúc, vị trí nhà xưởng hiện tại của công ty.
Điều kiện thực hiện:
Nghiên cứu về vị trí địa lý, khí hậu ở nơi sẽ đặt nguồn nguyên liệu.
Phát triển đội ngũ kỹ thuật có thể đáp ứng được việc chăm sóc, phát triển và thu hoạch nguyên liệu. Việc này tối quan trọng, vì nó sẽ ảnh hưởng đến chất lượng nguyên liệu đầu vào khi đưa vào quá trình sản xuất.
Đầu tư về vốn để phát triển nguồn nguyên liệu, bao gồm vốn đầu tư ban đầu và vốn cho các năm. Tuy nhiên, cần cân nhắc kỹ giữa chi phí bỏ ra của việc phát triển nguồn nguyên liệu và việc trực tiếp nhập khẩu nguyên liệu để đảm bảo hiệu quả kinh tế.
Đây sẽ là chiến lước dài hạn cho doanh nghiệp, tuy nhiên sẽ cần có nhiều thời gian để thực hiện. Việc xây dựng nguồn nguyên liệu còn phải phụ thuộc vào quy mô sản xuất của công ty trong tương lai.
Dự kiến kết quả:
Chủ động nguồn nguyên liệu.
Chủ động trong việc đảm bảo chất lượng nguồn nguyên liệu đầu vào cho quá trình sản xuất.
Nguyên liệu dư thừa có thể được sử dụng để xuất khẩu hoặc bán nguyên liệu cho các doanh nghiệp khác trong ngành.
Đảm bảo nguồn cung nguyên liệu giá rẻ, chất lượng cho công ty khi muốn phát triển các dòng sản phẩm mới mà cần những yêu cầu cao hơn về nguyên liệu.
III. Một số kiến nghị dành cho cơ quan nhà nước.
1. Tổ chức hội thảo về nâng cao chất lượng sản phẩm thủ công mỹ nghệ.
Tầm quan trọng của chất lượng sản phẩm khi muốn xuất khẩu các sản phẩm thủ công mỹ nghệ. Từ đó, doanh nghiệp sẽ có nhận thức đúng đắn hơn về việc cần phải nâng cao chất lượng sản phẩm để thâm nhập được các thị trường khó tính như châu Âu, Mỹ.
Ngoài ra, những hội thảo về chất lượng sản phẩm cũng phần nào tác động vào nhận thức của lãnh đạo những công ty sản xuất đồ thủ công mỹ nghệ, để họ có chiến lược riêng về nâng cao chất lượng sản phẩm của mình, cũng là để nâng cao khả năng cạnh tranh của ngành thủ công mỹ nghệ nói chung và của công ty nói riêng.
2. Tổ chức triển lãm đồ thủ công mỹ nghệ - quảng bá hình ảnh đồ thủ công mỹ nghệ của Việt Nam.
Tạo cơ hội cho các doanh nghiệp giao lưu, cọ sát và trao đổi kinh nghiệm về hoàn thiện kỹ năng quản lý – nâng cao chất lượng sản phẩm – đẩy mạnh công tác quản trị chất lượng trong mỗi doanh nghiệp.
Do phần lớn các doanh nghiệp sản xuất và xuất khẩu đồ thủ công mỹ nghệ đều là doanh nghiệp mới, tuổi đời chưa cao, hơn nữa việc xuất khẩu đồ thủ công mỹ nghệ rất mới ở Việt Nam, nên rất cần sự chia sẻ và học hỏi kinh nghiệm giữa các doanh nghiệp. Để các doanh nghiệp trong ngành có thêm kinh nghiệm về xây dựng hệ thống quản lý chất lượng theo các bộ tiêu chuẩn được quốc tế công nhận.
Kết Luận
Như vậy, Là một doanh nghiệp sản xuất và xuất khẩu đồ thủ công mỹ nghệ, Công ty TNHH Vũ Việt Anh bắt buộc phải có những sản phẩm chất lượng cao nhằm đáp ứng được yêu cầu khắt khe từ các đối tác và những người tiêu dùng. Để hoàn thiện được chất lượng sản phẩm, Trước hết lãnh đạo doanh nghiệp cần phải quán triệt nhận thức về công tác nâng cao chất lượng sản phẩm đồ thủ công mỹ nghệ. Và từng bước cải thiện chất lượng sản phẩm, đưa quy mô sản xuất lên mức công nghiệp nhưng chất lượng vẫn phải được đảm bảo. Để làm được việc đó, cần có kế hoạch dài hạn với việc giải quyết những vấn đề còn tồn đọng như nhận thức của người lao động hay vấn đề về huy động vốn vào đầu tư cơ sở vật chất, nhà xưởng,…
Việc cải thiện chất lượng sản phẩm đòi hỏi sự đồng bộ ở tất cả các khâu nên cần sự nhận thức đúng đắn của tất cả các thành viên của công ty, từ cấp cao nhất đến những người trực tiệp lao động sản xuất.
Tài Liệu Tham Khảo
1. GS.TS Nguyễn Đình Phan (2005) , Giáo trình quản lý chất lượng trong các tổ chức, Nhà xuất bản lao động xã hội, Hà Nội.
2. Công ty TNHH Vũ Việt Anh(2007-2011), Báo cáo kết quả kinh doanh các năm 2007-2011, Huyện Ý Yên - Tỉnh Nam Định.
3. Công ty TNHH Vũ Việt Anh, Website giới thiệu về công ty, Tại địa chỉ:
http://bamboopro.vn
4. Công ty TNHH Vũ Việt Anh, “Danh mục sản phẩm”, Tại địa chỉ: http://bamboopro.vn/products.asp?cat=7&subid=31