Lịch sử hình thành và phát triển của VPBank

Một phần của tài liệu Phân tích Thực trạng và đưa ra giải pháp cho hoạt động cho vay trả góp tại ngân hàng ngoài quốc doanh Việt Nam (VPBank).doc (Trang 28 - 32)

Lịch sử hình thành

Ngân hàng Thương mại Cổ phần các Doanh nghiệp Ngoài quốc doanh Việt Nam (VPBANK) được thành lập theo Giấy phép hoạt động số 0042/NH- GP của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam cấp ngày 12 tháng 8 năm 1993 với thời gian hoạt động 99 năm. Ngân hàng bắt đầu hoạt động từ ngày 04 tháng 9 năm 1993 theo Giấy phép thành lập số 1535/QĐ-UB ngày 04 tháng 09 năm 1993.

Các chức năng hoạt động chủ yếu của VPBank bao gồm: Huy động vốn ngắn hạn, trung hạn và dài hạn, từ các tổ chức kinh tế và dân cư; Cho vay vốn ngắn hạn, trung hạn và dài hạn đối với các tổ chức kinh tế và dân cư từ khả năng nguồn vốn của ngân hàng; Kinh doanh ngoại hối; chiết khấu thương phiếu, trái phiếu và các chứng từ có giá khác; Cung cấp các dịch vụ giao dịch giữa các khách hàng và các dịch vụ ngân hàng khác theo quy định của NHNN Việt Nam.

Vốn điều lệ ban đầu khi mới thành lập là 20 tỷ VND. Sau đó, do nhu cầu phát triển, theo thời gian VPBank đã nhiều lần tăng vốn điều lệ. Đến tháng 8/2006, vốn điều lệ của VPBank đạt 500 tỷ đồng. Tháng 9/2006, VPBank nhận được chấp thuận của NHNN cho phép bán 10% vốn cổ phần cho cổ đông chiến lược nước ngoài là Ngân hàng OCBC - một Ngân hàng lớn nhất

Singapore, theo đó vốn điều lệ sẽ được nâng lên trên 750 tỷ đồng. Tiếp theo, đến cuối năm 2006, vốn điều lệ của VPBank sẽ tăng lên trên 1.000 tỷ đồng. Và đến tháng 7/2007 vốn điều lệ của VPBank đã tăng lên 1.500 tỷ đồng. Và hiện nay là 2.000 tỷ đồng.

Sự tăng trưởng vốn điều lệ của VPBank (Đơn vị: Tỷ đồng)

Các giai đoạn phát triển

Là một trong số những ngân hàng thương mại cổ phần (NHTMCP) ra đời đầu tiên tại Việt Nam, VPBank đã trải qua 15 năm hoạt động với rất nhiều thăng trầm.

1993-1996: Giai đoạn đầu mới thành lập là giai đoạn phát triển năng

động của VPBank với nhiều kết quả khả quan trên các mặt của hoạt động kinh doanh. Những năm 1995, 1996 VPBank là một NHTMCP năng động với tỷ suất lợi nhuận lớn và VPBank đã được đứng trong “top” những ngân hàng dẫn đầu thời bấy giờ.

1997-2000: Cùng với sự khủng hoảng tài chính tiền tệ của khu vực và

Châu Á năm 1997 và sự khó khăn của nền kinh tế trong nước, VPBank cũng rơi vào khủng hoảng do những sai lầm trong quản lý (hoạt động cho vay và bảo lãnh không tuân thủ theo đúng quy định). Những nguyên nhân trên đã dẫn VPBank đến tình trạng không đủ năng lực tài chính để thực hiện nghĩa vụ thanh toán của mình. Ngân hàng gần như không tìm ra được lối thoát, đứng trên bờ vực của sự phá sản khi các hoạt động kinh doanh bị đình trệ, nợ quá hạn lên tới 300 tỷ đồng, giá trị L/C trả chậm của khách hàng còn tồn đọng ở nước ngoài lên đến 40 triệu USD, mất uy tín trong thanh toán với khách hàng

trong nước và đặc biệt là với các đối tác nước ngoài. Thời gian này, Ngân hàng Nhà nước đã từng xếp VPBank thuộc nhóm “các NHTMCP có điểm yếu rõ rệt không rõ liệu có thể tồn tại được hay không trong tương lai” (Nguồn: World Bank và IMF năm 1999)

2001-nay: Thời kỳ từ 2001-2003 là thời kì toàn hệ thống VPBank dốc

sức vào công cuộc cải tổ, xây dựng lại ngân hàng. Năm 2001, VPBank đã tiến hành cải tổ bộ máy tổ chức và đưa ra được quy chế hoạt động hiệu quả của ngân hàng. Đây là hệ thống văn bản đầu tiên ban hành một cách đầy đủ về chức năng và nhiệm vụ của các Phòng, Ban làm cơ sở cho các phòng triển khai thực hiện đầy đủ và có hiệu quả các nhiệm vụ của mình. Để lành mạnh hoá tài chính, Ngân hàng đã tập trung vào công tác thu hồi nợ để giải quyết các khoản nợ còn tồn đọng từ giai đoạn trước đồng thời tăng cường hoạt động tín dụng với những khoản vay đảm bảo nhằm giảm tỷ lệ nợ quá hạn. Ngoài ra, ngân hàng cũng đã nỗ lực giải quyết các khoản L/C trả chậm để cải thiện tình hình tài chính và khôi phục lại uy tín của mình ở nước ngoài. Cũng trong thời gian này, VPBank chịu sự kiểm soát chặt chẽ của Ngân hàng Nhà nước, các hoạt động đều bị hạn chế.

Sau một thời gian dài nỗ lực phấn đấu, ngày 06/07/2004, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước đã ký quyết định bỏ kiểm soát đặc biệt với VPBank trước thời hạn 4 tháng, chính thức chấm dứt cuộc khủng hoảng và mở ra thời kì hoạt động mới cho toàn hệ thống VPBank.

Mạng lưới hoạt động

Trong suốt quá trình hình thành và phát triển, VPBank luôn chú ý đến việc mở rộng quy mô, tăng cường mạng lưới hoạt động tại các thành phố lớn.

Tính đến tháng 1 năm 2007, hệ thống VPBank có tổng cộng khoảng 133 điểm giao dịch gồm có: Hội sở chính tại Hà Nội, 25 Chi nhánh cấp I tại các tỉnh, thành phố của đất nước là: Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh, Hải Phòng, Huế, Đà Nẵng, Cần Thơ, Quảng Ninh, Vĩnh Phúc, Bắc Giang; 108 chi nhánh cấp 2 và phòng giao dịch.

Một phần của tài liệu Phân tích Thực trạng và đưa ra giải pháp cho hoạt động cho vay trả góp tại ngân hàng ngoài quốc doanh Việt Nam (VPBank).doc (Trang 28 - 32)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(71 trang)
w