Tăng cường đầu tư cho cơ sở vật chất, hiện đại hoá công nghệ ngân hàng.

Một phần của tài liệu Phát triển cho vay tiêu dùng tại Sở giao dịch 1-Ngân hàng Công thương Việt Nam.doc (Trang 83 - 87)

B- Nhiêm vụ cụ thể:

3.3.7:Tăng cường đầu tư cho cơ sở vật chất, hiện đại hoá công nghệ ngân hàng.

thì CBTD cần phải thường xuyên kiểm tra xem khách hàng có sử dụng vốn vay đúng mục đích hay không, đồng thời đánh giá xem khách hàng có khả năng trả nợ đúng hạn hay không để từ đó có những biện pháp kịp thời tránh những rủi ro gây tổ thất cho ngân hàng.Và cũng qua công tác kiểm tra này, ngân hàng phải thu thập thường xuyên những ý kiến của khách hàng để phát hiện những vướng mắc cũng như nhu cầu mới của khách hàng, từ đó cải thiện chất lượng dịch vụ và làm cơ sở để đưa ra các sản phẩm mới nhằm mở rộng hoạt động CVTD.

- Ngân hàng nên xem xét bố trí sắp xếp và sử dụng cán bộ một cách hợp lý, cần tìm hiểu về năng lực, trình độ, sở trường của từng CBTD để đề bạt, bố trí, quản lý sử dụng nhân lực một cách hợp lý, nhằm phát huy tối đa khả năng của mỗi người để đem lại hiệu quả cao và hạn chế rủi ro xảy ra trong công tác tín dụng.

3.3.7: Tăng cường đầu tư cho cơ sở vật chất, hiện đại hoá công nghệ ngân hàng. ngân hàng.

Như ta đã biết, hệ thống công nghệ là nền tảng để phát triển các dịch vụ của ngân hàng.Bên cạnh đó, công nghệ còn là một biện pháp để tránh cho ngân hàng rơi vào tình trạng lạc hậu, kém khả năng cạnh tranh so với các đối thủ trên thị trường. Công nghệ hiện đại là một trong những yếu tố quan trọng khi khách hàng nhìn nhận về một ngân hàng, đánh giá uy tín và hiệu quả của

ngân hàng đó. Chính vì vậy, hiện đại hoá công nghệ ngân hàng là rất cần thiết, có ý nghĩa quyết định đến hoạt động kinh doanh và tác động trực tiếp đến khả năng cạnh tranh của ngân hàng . Trong quá trình hiện đại hoá công nghệ, ngân hàng cần chú ý đến những vấn đề như:

+ Hiện đại hoá hệ thống thanh toán bằng việc trang bị hệ thống máy vi tính hiện đại và cải tiến thủ tục thanh toán nhằm mục tiêu thu hút thêm được nhiều thành phần kinh tế mở tài khoản và thanh toán qua ngân hàng. Việc làm này sẽ làm cho số dư tiền gửi tăng thêm, đây là loại tiền gửi mà ngân hàng phải trả với chi phí thấp nhất, nên nếu huy động được nhiều khoản tiền gửi này se mang lại nhiều lợi ích cho ngân hàng.

+ Phát triển thêm các dịch vụ tiên tiến cung ứng cho khách hàng, với trang thiết bị máy móc hiện đại ngân hàng có thể phục vụ các nhu cầu của khách hàng như giao dịch qua điện thoại, qua mạng máy tính cá nhân …Bên cạnh đó, ngân hàng có thể đóng vai trò như một nhà tư vấn cho khách hàng thông qua việc mở thêm dịch vụ thông tin cho khách hàng.

+ Để hoạt động CVTD có hiệu quả, một trong những nhiệm vụ của CBTD là phải thẩm định chính xác và thường xuyên theo dõi, giám sát mục đích sử dụng vốn vay của khách hàng. Hiện nay, hệ thống công nghệ của SGD1 còn hạn chế, điều này ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của ngân hàng, theo dõi tình hình trả gốc, lãi của khách hàng.Mỗi CBTD phụ trách không ít khách hàng nên đôi khi không thể kiểm soát hết được hoạt động sau khi cho vay của ngân hàng. Có nhiều trường hợp, khi khách hàng thanh toán trước hạn, CBTD không thể kiểm soát được. Trong trường hợp này nếu thông tin không được cập nhật sẽ dễ gây hiểu nhầm giữa ngân hàng và khách hàng. Do đó, SDG1 cần tiến hành hiện đại hoá các thiết bị để phục vụ cho công tác thẩm định, giám sát các khoản cho vay với khách hàng được thuận lợi hơn.

3.4: Các kiến nghị:

3.4.1:Kiến nghị với Chính phủ và các cơ quan Nhà nước, các bộ ngành.

Phát triển hoạt động CVTD là một xu thế tất yếu đối với các NHTM Việt Nam hiện nay bởi những lợi ích to lớn mà nó đem lại không chỉ đối với người tiêu dùng, với bản thân ngân hàng , với nhà sản xuất mà còn với cả nền kinh tế- xã hội. Do đó, nhà nước cũng như các cơ quan quản lý cần tạo điều kiện hỗ trợ mọi mặt để loại hình cho vay này ngày càng phát triển. *Kiến nghị 1: Nhà nước cần ổn định môi trường vĩ mô.

Trước hết, Nhà nước cần xác định rõ chiến lược thúc đẩy và phát triển kinh tế theo hướng phát triển các ngành mũi nhọn, ưu tiên phát triển ngành công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng và các dịch vụ.Như vậy, sẽ góp phần đáng kể vào việc gia tăng mức cung về hàng hoá, dịch vụ tiêu dùng đáp ứng được mức cầu ngày càng tăng của dân cư. Ngoài ra, việc củng cố cơ cấu

ngành một cách hợp lý sẽ giảm bớt tình trạng thất nghiệp, tạo công ăn việc làm cho người lao động, nâng cao chất lượng đời sống cho người dân.Không chỉ vậy, Nhà nước cũng cần đưa ra các chính sách phát triển nền kinh tế nhiều thành phần theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Ổn định môi trường kinh tế- chính trị-xã hội tạo điều kiện cho nền kinh tế phát triển, nâng cao thu nhập và mức sống dân cư, thúc đẩy cầu về hàng hoá và dịch vụ tiêu dùng.

* Kiến nghị 2:Hoàn thiện môi trưòng pháp lý.

Luật pháp Việt Nam đã tạo ra một cơ sở pháp lý cần thiết ban đầu cho hoạt động CVTD nhưng sự cụ thể của luật mới là căn cứ pháp lý vững chắc nhất để các TCTD yên tâm hoạt động, kinh doanh. Các nước phát triển trên thế giới đều đã xây dựng hệ thống Luật Tín dụng tiêu dùng chặt chẽ , khoa học và đó là điều kiện thuận lợi để hoạt động Tín dụng tiêu dùng ở các nước này phát triển nhanh chóng. Do đó, việc trước mắt là Nhà nước cần sớm ban hành Luật Tín dụng tiêu dùng để tạo điều kiện thuận lợi cho các NHTM đẩy mạnh và phát triển hoạt động CVTD. Môi trường pháp lý có ảnh hưởng không nhỏ đến các hoạt động của ngân hàng , nhất là hiện nay các văn bản pháp luật về Tín dụng ngân hàng vẫn còn rất chung chung, chưa sát với thực tế và còn nhiều bất cập. Để giúp cho hoạt động CVTD phát triển hơn nữa, Nhà nước cần chỉ thị cho các cơ quan có trách nhiệm nhanh chóng soạn thảo và ban hành Luật Tín dụng tiêu dùng làm hành lang pháp lý vững chắc để các NHTM yên tâm hơn trong quá trình mở rộng hoạt động này .Thêm vào đó, Nhà nước cũng như các cơ quan pháp luật cần thống nhất, sửa đổi những hạn chế của một số luật có liên quan đến hoạt động CVTD như : Luật đất đai, Luật dân sự…Có như vậy mới tránh được các khúc mắc và tranh chấp trong quá trình thẩm định giải quyết cho vay của ngân hàng , góp phần hoàn thiện môi trường pháp lý ở nước ta.

* Kiến nghị 3: Nhà nước cần hỗ trợ các NHTM trong việc phổ cập các thông tin về hoạt động CVTD.

Thực tế cho thấy hoạt động CVTD chỉ xuất hiện trên báo, đài , các phương tiện thông tin khi ngân hàng có nhu cầu quảng cáo và tự mình đề nghị với các tờ báo hay đài phát thanh, đài truyền hình. Tuy nhiên, với cách làm như vậy vẫn chưa tác động nhiều đến nhận thức của người dân và đây cũng là một khoản chi phí không nhỏ cho ngân hàng.

Nhà nước cần có biện pháp hỗ trợ các NHTM trong việc phổ cập các thông tin về hoạt động CVTD đến với mọi người bằng nhiều cách như: Yêu cầu các cơ quan phát thanh, truyền hình , báo chí làm các chương trình tài liệu, viết bài giới thiệu , quảng bá về tín dụng tiêu dùng. Như vậy, vai trò cũng như tiện ích của loại hình cho vay này sẽ được đông đảo mọi người biết đến hơn, qua đó khơi dậy nhu cầu của họ, góp phần thúc đẩy hoạt động CVTD của ngân hàng phát triển hơn nữa.

Một phần của tài liệu Phát triển cho vay tiêu dùng tại Sở giao dịch 1-Ngân hàng Công thương Việt Nam.doc (Trang 83 - 87)