Đối với các doanh nghiệp xuất khẩu:

Một phần của tài liệu Phát triển hoạt động thanh toán quốc tế theo phương thức tín dụng chứng từ tại Chi nhánh Ngân hàng Công thương Ba Đình.doc (Trang 73 - 74)

Nhà xuất khẩu thường gây rủi ro cho Ngân hàng thông báo, Ngân hàng chiết khấu khi họ lập bộ chứng từ không hoàn hảo và bị từ chối thanh toán. Để tránh rủi ro đó, Ngân hàng nên tư vấn cho những vấn đề như sau:

Tư vấn cho các doanh nghiệp xuất khẩu yêu cầu bên mua mở cho mình một L/C đảm bảo nhất. Hiện nay, loại L/C không huỷ ngang, có xác nhận và miễn truy đòi là có lợi nhất cho người bán.

Thường xuyên cập nhật thông tin và tư vấn cho các đơn vị xuất khẩu tìm hiểu kĩ các điều khoản và điều kiện trong L/C, tránh những sai sót về chứng từ để có thể bị Ngân hàng nước ngoài từ chối thanh toán. Các thanh toán viên nên tư vấn cho đơn vị cách thức đòi tiền bằng thư hay bằng điện. L/C cho phép đòi tiền bằng điện là cách thức có lợi hơn cả vì tiền được thu nhanh hơn, tạo điều kiện tăng nhanh vòng quay của vốn.

Đội ngũ cán bộ làm công tác TTQT cũng nên tư vấn cho khách hàng cách thức giải quyết các vấn đề khi mà bộ chứng từ có sai sót, kiểm tra kỹ xem những lí do từ chối mà ngân hàng mở đưa ra có hợp lí không. Tư vấn cho doanh nghiệp đưa ra các biện pháp kịp thời trong trường hợp giải quyết hàng hóa khi bị từ chối nhằm giúp họ hạn chế tối đa thiệt hại.

3.2.5. Tăng cường công tác phân tích đối thủ cạnh tranh

Tìm hiểu về đối thủ cạnh tranh là một việc làm vô cùng quan trọng để đưa ra các chính sách đối phó sao cho có hiệu quả nhất, đặc biệt là với các đối thủ cùng hoạt động trong lĩnh vực TTQT theo phương thức tín dụng chứng từ. Ngân hàng nên có các biện pháp phân tích đối thủ cạnh tranh càng sớm càng tốt, tránh việc thu thập thông tin về đối thủ cạnh tranh một cách tự phát.

Thường xuyên theo dõi và nắm bắt các thông tin về đối thủ cạnh tranh trên thị trường trong nước cũng như thị trường quốc tế để có thể biết được

những Ngân hàng, những tổ chức tài chính nào mới ra đời, từ đó nghiên cứu phân tích chính sách kinh doanh, thực trạng tình hình khả năng tài chính của họ, tìm ra ưu nhược điểm của họ, qua đó có được những nhận định hay đánh giá kịp thời về đối thủ cạnh tranh đó.

Việc thường xuyên có những phân tích đối thủ cạnh tranh sẽ giúp Ngân hàng biết được những sản phẩm, những chính sách ưu đãi để thu hút khách hàng của họ, học hỏi được kinh nghiệm cũng như cách thức tiến hành công việc của họ, từ đó đề ra những biện pháp phát triển, có kế hoạch hoạt động kinh doanh phù hợp.

3.2.6. Đẩy mạnh hoạt động tài trợ xuất nhập khẩu

Hoạt động tài trợ xuất nhập khẩu của Ngân hàng sẽ giúp các doanh nghiệp nắm bắt được kịp thời các cơ hội kinh doanh lớn, mở rộng qui mô sản xuất, tăng khả năng cạnh tranh.

Trong thực tế có rất nhiều hình thức tài trợ cho doanh nghiệp XNK theo phương thức tín dụng chứng từ. Cụ thể là

Một phần của tài liệu Phát triển hoạt động thanh toán quốc tế theo phương thức tín dụng chứng từ tại Chi nhánh Ngân hàng Công thương Ba Đình.doc (Trang 73 - 74)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(88 trang)
w