Ổn định kinh tế vĩ mô, hoàn thiện môi trường pháp lý cho hoạt động đầu tư, tạo hành lang pháp lý nhất quán và đồng bộ.
Mở rộng thị trường tiêu thụ nội địa và thúc đẩy xuất khẩu để kích thích sản xuất.
Phát triển các doanh nghiệp CNHT vừa và nhỏ nội địa
Tăng cường liên kết giữa doanh nghiệp trong nước với các doanh nghiệp FDI
Hình thành các cụm công nghiệp tập trung cho các ngành CNHT
Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực
26
KẾT LUẬN
Trong quá trình toàn cầu hóa và hội nhập kinh tế quốc tế của mỗi quốc gia, nguồn vốn FDI và phát triển CNHT có mối quan hệ mật thiết và là động lực cho sự phát triển của nhau. Thu hút FDI cho phát triển CNHT là nhu cầu cấp thiết ở các nước ĐPT trong giai đoạn đầu CNH.
Luận án nghiên cứu kinh nghiệm thu hút FDI cho phát triển CNHT của các quốc gia và vùng lãnh thổ của một số nước trên thế giới (Đài Loan, Thái Lan, Malaysia). Ngành CNHT của Đài Loan, Thái Lan, Malaysia đã có những bước phát triển và thành công nhất định trong khi các ngành CNHT của Việt Nam mới bắt đầu hình thành, mới chỉ dừng lại ở việc lắp ráp và sản xuất linh kiện giản đơn với giá trị gia tăng thấp. Những bài học kinh nghiệm của Đài Loan, Thái Lan, Malaysia cần được Việt Nam học hỏi và áp dụng vào thực tiễn sản xuất từ chính sách và chiến lược của chính phủ, chiến lược phát triển sản phẩm CNHT, đầu tư, nguồn nhân lực…..để thu hút FDI một cách hiệu quả đóng góp vào sự phát triển của nền kinh tế Việt Nam.
Mặc dù có nhiều khó khăn vì là nước đi sau trong khi một số nước trong khu vực đã có những bước phát triển vượt bậc nhưng nếu biết kết hợp một cách khéo léo giữa mục tiêu công nghiệp hóa và thu hút đầu tư nước ngoài bằng các chính sách thu hút FDI năng động và liên tục được điều chỉnh để thích nghi với từng thời kỳ phát triển của đất nước sẽ đem lại cho Việt Nam những thành công nhất định trong việc thu hút FDI cho phát triển CNHT.
Xem xét những vấn đề lý luận và thực tiễn về CNHT và phân tích thực trạng thu hút FDI cho phát triển của của các ngành CNHT tại Việt Nam, có thể nhận thấy rằng hiện nay CNHT ở Việt Nam còn nhiều yếu kém. Chính điều này đã làm hạn chế việc thu hút FDI cho phát triển nền kinh tế nói chung và CNHT của Việt Nam nói riêng. Nguồn vốn trong nước đầu tư cho lĩnh vực CNHT ở Việt Nam còn hạn chế, vì vậy việc tăng cường các nguồn vốn bổ sung từ khu vực đầu tư
27
nước ngoài (đặc biệt là nguồn vốn FDI) là rất cần thiết. Khi các ngành CNHT nội địa phát triển thì cũng là điều kiện thuận lợi để thu hút mới dòng vốn FDI.
Để thu hút FDI cho phát triển CNHT trong thời gian tới, Việt Nam cần tập trung thu hút FDI cho phát triển CNHT theo hướng: Thu hút FDI vào các dự án CNHT các dự án công nghệ cao, có cam kết chuyển giao công nghệ thích hợp với từng ngành, đảm bảo các tiêu chuẩn môi trường; Thu hút FDI vào các dự án sản xuất CNHT phục vụ nhu cầu nội địa; Thu hút FDI vào các dự án sản xuất CNHT thuộc mạng lưới sản xuất của các tập đoàn lắp ráp hiện có ở Việt Nam; Thu hút FDI vào các dự án sản xuất vật liệu phục vụ công nghiệp chế tạo; Thu hút FDI từ các TNCs, MNCs đặc biệt là các tập đoàn sản xuất linh kiện xuất khẩu; Thu hút FDI vào các dự án giúp phát triển, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực.
Để thực hiện được mục tiêu thu hút hiệu quả FDI cho phát triển CNHT thời gian tới, luận án đưa ra 5 nhóm giải pháp để thực hiện: Ổn định kinh tế vĩ mô, hoàn thiện môi trường pháp lý cho hoạt động đầu tư, tạo hành lang pháp lý nhất quán và đồng bộ; Mở rộng thị trường tiêu thụ nội địa và thúc đẩy xuất khẩu để kích thích sản xuất; Tăng cường liên kết giữa doanh nghiệp trong nước với các doanh nghiệp FDI; Hình thành các cụm công nghiệp tập trung cho các ngành CNHT; Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực.
Trong thời gian tới, dòng vốn FDI vào Việt Nam sẽ hứa hẹn nhiều tiềm năng phát triển. Điều chúng ta cần làm là phát huy nội lực để có thể hấp thụ tốt nhất nguồn vốn FDI này cho phát triển CNHT và tránh phụ thuộc vào các nhà đầu tư nước ngoài để nâng cao vai trò trong mạng sản xuất và chuỗi giá trị toàn cầu.