Khổ 2: Cảmxúc của nhàthơ khi đứng trước lăng Bác:

Một phần của tài liệu Bồi dưỡng học sinh văn bản văn học lớp 9 (Trang 37)

II. Đọc – hiểu vănbản: * Câu hỏi 1, sgk, trang 60:

2. Khổ 2: Cảmxúc của nhàthơ khi đứng trước lăng Bác:

-Đứng trước lăng, cảm xúc của tác giả được thể hiện bằng câu thơ sóng đôi hô ứng với hai hình ảnh mặt trời:

“ Ngày ngày mặt trời đi qua trên lăng Thấy một mặt trời trong lăng rất đỏ”

+ “Mặt trời đi qua trên lăng” là hình ảnh thực, đó là mặt trời của thiên nhiên vũ trụ, tuần hoàn chiếu sáng đem lại sự sống cho muôn loài.

+ “Mặt trời trong lăng” là hình ảnh ẩn dụ đầy sáng tạo và độc đáo, đó là hình ảnh Bác Hồ.

+)Giống như mặt trời thiên nhiên, Bác Hồ cũng là nguồn sáng, nguồn sức mạnh. +)”Mặt trời” – Bác Hồ soi đường dẫn lối cho sự nghiệp cách mạng, giải phóng dân tộc, giành độc lập tự do, thống nhất đất nước.

+)”Mặt trời” – Bác Hồ tỏa hơi ấm tình thương bao la trong lòng mỗi con người. Nhà thơ Tố Hữu đã so sánh Bác như: “Quả tim lớn lọc trăm dòng máu nhỏ”. Cái nhân, cái nghĩa lớn lao của Bác đã tác động mạnh mẽ , sâu xa tới mỗi con người.

+) Theo con đường Cách mạng của Bác, dân tộc Việt Nam đã thoát khỏi màn đêm nô lệ của thực dân phong kiến.

+) Và hơn thế, ánh sáng của Bác vẫn soi đường chúng ta đi, bước lên một tương lai tươi đẹp, sánh ngang cùng các cường quốc năm châu.

-> Với hình ảnh ẩn dụ này, Viễn Phương vừa ca ngợi sự trường tồn, vĩ đại của Bác vừa thể hiện niềm ngưỡng mộ và lòng thành kính của mình đối với Bác.

- Dòng người xếp hàng vào lăng viếng Bác được nhà thơ ví như những “tràng hoa dâng” nỗi “thương nhớ” kính yêu vị Cha già dân tộc. Hình ảnh ẩn dụ “tràng hoa”, biện pháp hoán dụ “bảy mươi chín mùa xuân” cùng động từ “dâng” chứa đựng biết bao tình cảm đằm thắm, thiết tha và nỗi nhớ thương, lòng kính yêu Bác. Điệp ngữ “ngày ngày” diễn tả thời gian vô tận không bao giờ ngưng, như nỗi nhớ Bác của nhân dân là vĩnh cửu.

Một phần của tài liệu Bồi dưỡng học sinh văn bản văn học lớp 9 (Trang 37)