Có một số doanh nghiệp thực hiện việc mua bán thông qua các thông tin được giới thiệu trên Internet Họ thoả thuận thanh toán theo L/C nhưng chưa đề cập kỹ

Một phần của tài liệu Rủi ro trong thanh toán và bài tập môn Nghiệp vụ thương mại quốc tế (Trang 26 - 28)

giới thiệu trên Internet. Họ thoả thuận thanh toán theo L/C nhưng chưa đề cập kỹ các nội dung cụ thể của L/C mà nhanh chóng chuyển tiền cho đối tác nước ngoài theo L/C thông qua một ngân hàng do doanh nghiệp chỉ định. Tiền được gửi đi, nhưng không nhận được hàng. Tìm hiểu kỹ thì mới vỡ lẽ ra rằng đối tác nước ngoài chỉ là một công ty ảo trên mạng, không có thật.

Biện pháp:

- Tìm hiểu bạn hàng kỹ lưỡng

- Tham khảo ý kiến ngân hàng về quá trình kinh doanh của người xuất khẩu - Yêu cầu cả hai bên ký quĩ tại một ngân hàng để đảm bảo thực hiện hợp đồng

Rủi ro do thanh toán dựa trên chứng từ giả, chứng từ không trung thực, mâu thuẫn giữa hàng hoá và chứng từ

- Nếu đối tác không tin cậy hay đối tác có chủ ý “lừa đảo” rất có thể doanh nghiệp sẽ bị lừa bởi những giấy tờ giả. Ngoài ra, vấn đề mâu thuẫn giữa hàng và chứng từ cũng là rất quan trong, bởi rất có thể hàng hoá khi nhập khẩu sẽ bị hải quan tịch thu do không có sự trùng khớp với giấy tờ.

- Nhiều doanh nghiệp Việt Nam quy định chứng từ, hoàng hóa quá sơ sài trong L/C, tạo điều kiện cho người bán giao hàng khác với hợp đồng nhưng vẫn có thể

Người mua Ngân hàng mở L/C Tín dụng thư Ngườibán Người mua Ngân hàng mở L/C Ngân hàng thông báo L/C Người bán

lập được một bộ chứng từ hoàn hảo theo L/C và lấy được tiền thanh toán. Có những doanh nghiệp ra ngân hàng xin mở L/C, trong phần mô tả hàng hóa chỉ yêu cầu ghi “commodities, unit price, detail description sales contract no…” . khi ngân hàng tư vấn nên quy định chi tiết về hàng hóa ngay trong L/C thì doanh nghiệp từ chối, với lý do để cả 2 bên chủ động trong việc giao nhận hàng khi giá cả và cung cầu biến động.

Ví dụ: một doanh nghiệp Hà Nội đã gặp rủi ro do người bán giao hàng hóa là bàn Philips có kiểu dáng, mẫu mã khác hẳn cam kết ghi trong hợp đồng mua bán nhưng đến lúc phát hiện thì đã thanh toán đủ L/C.

- Các doanh nghiệp Việt Nam do thiếu kinh nghiệm đã bị phía nước ngoài ép đưa L/C vào những quy định về chứng từ không rõ ràng hoặc quá phức tạp dẫn đến việc hàng đã chuyển sang nước người mua rồi nhưng do lỗi chứng từ nên không được thanh toán.

Ví dụ: công ty xuất nhập khẩu Thái Bình đã nhận được L/C từ ngân hàng Belgian ( Hồng Kông) mở với trị giá 712000,00 USD. Trong bộ chứng từ xuất trình phải có giấy xác nhận được ký bởi người nhận hàng được công ty Sam Yich ( Trần Chấn) không phù hợp với chữ ký mẫu tại ngân hàng. Như thế, công ty xuất nhập khẩu Thái Bình đã bị lừa mất 712000,00 USD.

(TLTK: quản trị rủi ro trong kinh doanh – PGS.TS Nguyễn Thị Quy.)

Biện pháp phòng tránh:

- Yêu cầu về nội dung và hình thức chứng từ phải rất chặt chẽ, không yêu cầu chung chung.

- Chứng từ phải do những cơ quan đáng tin cậy cấp

- Vận đơn do hãng tàu đích danh lập. Khi xếp hàng hoá phải có sự giám sát của đại diện phía nhà nhập khẩu để kịp thời đối chiếu sự thật giả của vận đơn và lịch trình tàu ( đối với lô hàng có giá trị lớn)

- Hoá đơn thương mại đòi hỏi phải có sự xác nhận của đại diện phía nhà nhập khẩu hoặc của Phòng Thương mại hoặc hoá đơn lãnh sự ( Consular's invoice) - Giấy chứng nhận chất lượng do cơ quan có uy tín ở nước xuất khẩu hoặc quốc tế cấp hoặc có sự giám sát kiểm tra và ký xác nhận vào giấy chứng nhận của đại diện phía nhà nhập khẩu

Các rủi ro khác như: lựa chọn hãng tàu không tin cậy, hư hỏng hàng hoá do xếp hàng không đúng quy định

Phương thức L/C luôn có thể phát sinh nhiều rủi ro kèm theo.

Những biện pháp tránh rủi ro:

- Chỉ định hãng tàu nổi tiếng, đặc biệt nên thuê tàu của các hãng có văn phòng giao dịch tại nước nhà nhập khẩu

- Mua bảo hiểm cho hàng hoá

- Trong hợp đồng nên ràng buộc trách nhiệm của nhà xuất khẩu trong vấn đề xếp hàng lên tàu như nhập khẩu theo điều kiện FOB stowed, CFR stowed, CIF

stowed..

Rủi ro từ phía ngân hàng mở L/C :

Giải pháp :

- Yêu cầu mở L/C tại các ngân hàng uy tín, có tên tuổi

- Ngân hàng xác nhận được chỉ đích danh hay là ngân hàng đại lý của ngân hàng phát hành L/C tại nước xuất khẩu

Nhà xuất khẩu không thực hiện đúng những quy định trong L/C:

- Chậm giao hàng do không thu gom và chuẩn bị kịp (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Giải pháp:

+ Ước luợng thời gian chuẩn bị hàng và gom hàng, thời gian đưa hàng lên tàu + Thực hiện tu chỉnh L/C nếu thấy không thực hiện được

Chuyên chở hàng hóa hóa không đúng quy định của L/C dẫn tới :

- Chuyển tải hàng hóa: Giải pháp:

+ Khảo sát tuyến vận tải ngay sau khi ký hợp đồng + Thuê tàu chuyến nếu hàng nhiều

+ Chọn hãng tàu có thế mạnh về tuyến vận chuyển đó + Tu chỉnh L/C nếu cần

Chuẩn bị hàng hóa không đúng yêu cầu của hợp đồng: Giải pháp :

+ Đọc kỹ, mua và chuẩn bị hàng đúng yêu cầu của hợp đồng + Thực hiện tu chỉnh L/C nếu cần

Do không xuất trình đuợc bộ chứng từ theo đúng quy định L/C:

Giải pháp:

+ Bố trí nhân sự giỏi về nghiệp vụ ở khâu lập bộ chứng từ + Làm ăn với đối tác có thiện chí

+ Thỏa thuận ngay với nhà nhập khẩu những chứng từ cần xuất trình ngay khi ký hợp đồng ngoại thuơng

+ Nghiên cứu kỹ những rủi ro sai sót thuờng gặp đối với từng chứng từ + Đọc, nghiên cứu kỹ những quy định của L/C đối với bộ chứng từ + Thực hiện tu chỉnh L/C nếu cần

( TLTK: thuongmaiwto.com)

Một phần của tài liệu Rủi ro trong thanh toán và bài tập môn Nghiệp vụ thương mại quốc tế (Trang 26 - 28)